VietBF - View Single Post - Trang của lính
View Single Post
Old 05-17-2019   #461
hoanglan22
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,190
Thanks: 21,587
Thanked 37,438 Times in 12,690 Posts
Mentioned: 632 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7196 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default Căn cứ Thiện Ngôn và Tiểu Đoàn 87 BĐQ

(Trong số những Trại Dân Sự Chiến Đấu do Lực lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ thiết lập tại Việt Nam trong những năm 60-70, có những Trại đă trở thành rất nổi tiếng với các trận đánh khốc liệt như Pleime, Tống Lê Chơn, Đức Huệ ... Căn cứ Thiện Ngôn, tuy ít được biết đến, nhưng cũng cũng là một vị trí khá quan trọng .. Bài này xin được viết về Căn cứ này cùng Tiểu đoàn 87 BĐQ Biên Pḥng là đơn vị đă được thành lập từ các dân sự chiến đấu tại Thiện Ngôn chuyển sang )

Căn cứ Thiện Ngôn hay tên ban đầu là Trại Dân Sự Chiến Đấu Thiện Ngôn là một trại DSCD được xây dựng từ Trại Bi , Trại đầu tiên mà LLĐB Hoa Kỳ (SF), toán A-323, thiết lập trong khu vực Chiến khu C của CQ (25 tháng 6 năm 1966). Trại Bi nằm sâu khoảng 6 cây số bên trong CK C ,, phía Tây núi Bà Đen, và từng là nơi xẩy ra các cuộc đụng độ giữa CQ và TĐ 35 BĐQ, mỗi khi TĐ tăng viện cho Trại. Trại Bi nằm trên QL 22 cách Tây Ninh khoảng 23 km về phía Bắc Tây-Bắc và 20 km phía Tây-Bắc núi Bà Đen , chặn
đường chuyển vận của CQ trong khu vực.. Trại liên tục bị pháo kích và tấn công phá rối trong suốt năm 1967. SF đă quyết định xây dựng một Căn cứ mới vững chắc và rộng răi hơn tại Thiện Ngôn. Trại mới này do TĐ 588 Công Binh HK xây cất và CQ đă tấn công khu vực này nhiều lần ngay khi trại chưa hoàn thành ! Trại Thiện Ngôn hoàn tất và chính thức hoạt động ngày 22 tháng 2 năm 1968 với nhân sự từ Trại Bi chuyển sang Thiện Ngôn trở thành một khu vực chiến lược bao gồm một trại SF, một trại DSCĐ có sân bay trực thăng bên trong trại, một sân bay bay nhỏ ngoài trại và một căn cứ hỏa lực riêng biệt.

Trại DSCĐ cách trại SF khoảng 1 km và cả hai cách Tây Ninh chừng 34-35 km về phía Bắc Tây-Bắc , cách Katum 25 km về phía Tây Tây-Nam , cách biên giới Việt-Miên 7 km về phía Nam. Phi trường có phi đạo đắp đất cách Trại chửng 5 km và dài chừng 900 m đủ để phi cơ Caribou C-7 và C-123 có thể lên-xuống..

Về phương diện hành chánh , Thiện Ngôn nằm trong Quận Phước Ninh, Tỉnh Tây Ninh Trại được xây dựng khá kiên cố, h́nh ngôi sao 5 cánh do Toán A-323 SF và một toán A LLĐB VN điều hành. Trại có một lực lượng DSCĐ khoảng 350 người chia thành 5 đại đội ( 3 Thượng và 2 Miên) trú đóng, trang bị thêm 2 khẩu cối 81 và 2 khẩu 4 inch 2 (do SF sử dụng). Các trận đụng độ giữa CIDG và CQ tại Thiện Ngôn. Căn cứ Thiện Ngôn gây trở ngại khá nhiều cho việc di chuyển của CQ nên họ thường tấn công và pháo kích vào Căn cứ....
Sau đây là vài trận đánh tiêu biểu (dựa theo quân sử của 5th SF và tập sách Green Beret at War của Shelby Stanton ):

- 1 tháng 9 năm 1968 : CQ pháo kích Trại bằng 20 quả 122 và 60 quả 82 . Trại phản pháo bằng súng nặng cơ hữu và có Spooky không yểm. 6 CIDG tử trận.

- 27 tháng 9 năm 1968 : Hai TĐ của SĐ9 BV đă mở cuộc tấn công vào Căn cứ . Trại bị pháo kích bằng hỏa tiễn và súng cối, mức độ gia tăng cho đến 10 giờ đêm. Sau đó CQ mở 3 đợt tấn kích , từ nửa đêm đến sáng, sau mỗi đợt pháo kích là đặc công tiến đánh dùng bộc lôi phá rào, nhưng đều bị đẩy lui do sự chống cự của lực lượng trú pḥng được pháo binh và không quân yểm trợ. Trong trận này 5 DSCĐ tử trận, 4 LLĐB và 8 DSCĐ bị thương. CQ để lại 140 xác và 3 bị bắt.

- 9 tháng 11 năm 1968 : Hai đại đội DSCĐ đă mở cuộc hành quân vào một khu vực cách Căn cứ khoảng 10 km về hướng Tây-Bắc, có 4 LLĐB VN và 4 SF cùng tham dự. Toán quân đi đầu bị phục kích, các toán sau rút chạy bỏ lại 10 quân gốc Miên..Các SF cố quay lại và nhờ sự có mặt của Trung tá Harry Hillings, chỉ huy trưởng B-32 (Toán chỉ huy của A-323) và Sĩ quan LLĐB VN đối tác là Thiếu tá Lê văn Hạnh , trên trực thăng chỉ huy bay trên khu vực nên đă giúp thay đổi t́nh thế : một đơn vị tăng viện đă được đưa ngay vào vùng để giúp giải cứu được 6 quân c̣n sống và đem 4 xác tử trận về căn cứ. Sau đó trong các tháng 1 và 6 năm 1969, tuy Trại có tổ chức thêm vài cuộc hành quân nhưng hầu như không đạt hiệu quả , phần lớn do tinh thần chiến đấu rất thụ động và khả năng yếu kém của CIDG. Các cuộc hành quân chỉ dự trù kéo dài tối đa 3 ngày và CQ qua nội tuyến biết khá rơ về kế hoạch nên thường tránh đụng độ.
Căn cứ Thiện Ngôn đóng vai tṛ quan trọng trong cuộc Hành quân Vượt biên của Liên quân Việt-Mỹ sang Miên tháng 4-1970. Thiện Ngôn đă là điểm tập trung quân để tiền theo QL 22 vả tiến đến Kà Tum và từ đây tấn công vào đất Miên. Trong kế hoạch rút quân của Mỹ, Căn cứ Thiện Ngôn được chuyển giao cho VNCH vào ngày 1 tháng 7 năm 1970 (theo tài liệu của BĐQ VN, nhưng tài liệu tổ chức của Mỹ lại ghi 30 tháng 9 , 1970) . Quân số lúc bàn giao được ghi là 333 người và được chuyển thành TĐ 73 BĐQ Biên Pḥng.
Trên nguyên tắc TĐ 73 BĐQ BP sẽ là đơn vị trú đóng tại Thiện Ngôn như TĐ 92 tại Tống Lê Chơn, 62 tại Lệ Khánh, 90 tại Dak Seang ... nhưng theo nhu cầu chiến trường Thiện Ngôn đă được giao cho Trung đoàn 49 SĐ 25 BB VNCH trấn giữ. Pḥng tuyến Tân Biên-Thiện Ngôn-Xa mát đă bị CQ tấn công nghi binh cầm chân SĐ 25 trong trận An Lộc..
Khu vực Thiện Ngôn-Xa mát có vai tṛ rất quan trọng với CQ nên họ đă biến đổi khu vực thành một căn cứ địa chính trị và kinh tế lâu dài; Trung Ương Cục Miền Nam của CQ đang đặt tại vùng đất Miên đối diện. Qua năm thứ nh́ của Hiệp định Paris , khu vực Ḷ G̣- Thiện Ngôn -Xa mát và Katum đă trở thành một vùng chiến lược nơi CQ tập trung các bộ chỉ huy quân sự và tiếp vận Trong thời gian này CQ vẫn tiếp tục vây hăm Căn cứ Tống Lê Chơn , phản ứng của VNCH chỉ là những cuộc không kích của KQVN, tập trung vào Xa mát :
Báo cáo của DAO ghi lại :
Hoạt động của KQVNCH trong thời gian các tháng 10-12 năm 1973 :
- Cuối tháng 10 : Oanh kích Xa mát; phá hủy 60 cơ sở, kho hàng gây tử thương cho 60 người (các con số do nguồn t́nh báo cung cấp)
- 8-10 tháng 11 : Oanh kích Ḷ G̣ : phá hủy nhiều cơ sở hậu cần, kho gạo, kho xăng dầu .. gây tử thương cho nhiều cán binh và chuyên viên tiếp vận.. KQVNCH đă dùng 34 phi cơ trong các cuộc không kích.
- 12 tháng 11 : Oanh kích Thiện Ngôn. KQVN dùng 53 phi cơ tấn công các cấu trúc quân sự, ổ pḥng không, pháo binh.. kết quả phối kiểm bằng không ảnh.
-23 tháng 11 : KQVN dùng 68 Skyraiders và 44 F-5 tấn công tập trung phá hủy 69 cấu trúc, 5 tụ điểm nhiên liệu, xe cộ, 6 vị trí pḥng không, 17 pháo đài nổi..

* TĐ 73 BĐQ Biên Pḥng :
Sau khi được chuyển thành BĐQ BP , các quân nhân DSCĐ được tự quyết định, nếu chọn ở lại BĐQ sẽ được gửi đi huấn luyện tại các Trung tâm huấn luyện của BĐQ, các nhân viên đại đội trưởng sẻ có cấp bực chuẩn úy nếu đủ điểm khi măn khóa huấn luyện. BĐQ Nguyễn Phát (sĩ quan TĐ 73) ghi lại : " vào thời điểm 1972 BĐQ Quân đoàn 3 gồm 2 Liên đoàn tiếp ứng 3 và 5 cùng 9 TĐ Biên pḥng trong đó có 73.. Tây Ninh là nơi có nhiều TĐ BP nhất 65, 73, 84 và 91 nhưng lúc đó 3 TĐ 65, 73 và 84 đă tập trung thành Chiến đoàn Sông Bé tham chiến tại An Lộc. Các TĐ 65 và 84 quân số hao hụt nhiều phải đưa ra Dục Mỹ tái bổ xung và trở thành lưu động đi tăng phái cho các quân khu như 73 . Tây Ninh không c̣n 87 nữa..'

TĐ 73 sau khi huấn luyện đă về căn cứ Trảng Sụp v́ Thiện Ngôn đă bị lấn chiềm, TĐ trở thành lưu động..TĐ lúc này do Th tá Nguyễn Công Triệu chỉ huy (Th tá Triệu sau đó thăng Tr tá và chỉ huy Biệt đoàn 222 Cảnh sát Dă chiến). Năm 1974 , khi LĐ 8 BĐQ được thành lập , gồm 3 TĐ 84, 86 và 87. LĐ Trưởng lúc thành lập là Đ Tá Vũ Phi Hùng và TĐ trưởng 87 là Th tá Nguyễn Hữu Mạnh. Sau đó Đ/tá Hùng về lảm TMT SĐ 106 BĐQ (tân lập), LĐ 8 được giao cho Tr tá Nguyễn Thanh Ṭng.. Trong những ngày cuối của cuộc chiến TĐ 87 được giao nhiệm vụ trấn giữ khu vườn thơm Lư văn Mạnh và Kinh Xáng. 9 giờ sáng 30 tháng 4 TĐ vẫn chiến đấu và trước áp lực của CQ đă phải lùi dần về Sài G̣n và cuối cùng tan hàng sau lệnh buông súng của DVM..

Trần Lư (2019)

Tài liệu sử dụng :

- Green Berets at War (Shelby Stanton)
- VietNam : From Cease fire to Capitulation (William LeGro)
- Các bài về An Lộc của nhiều tác giả Việt-Mỹ
- Các tài liệu về BĐQ của Mũ nâu Vũ Đ́nh Hiếu
- Các tài liệu về TĐ 87 BĐQ của các Mũ nâu Đỗ Như Quyên, Thiên Nga..
đặc biệt là các email của BĐQ Nguyễn Hữu Phát (Belgique)
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
phokhuya (08-03-2019)
 
Page generated in 0.07277 seconds with 10 queries