VietBF - View Single Post - Sự hoang tưởng quyền lực
View Single Post
Old 04-03-2024   #46
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 22,182
Thanks: 25,010
Thanked 15,604 Times in 6,690 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 665 Post(s)
Rep Power: 43
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

PHẦN 26.
HỒNG PHÚC DÂN TỘC.
HỒ HỌC LĂM (1884-1943)
Hồ Học Lăm tên khai sinh là Hồ Xuân Lan quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Bác ruột Hồ Học Lăm là Hồ Bá Ôn (Án sát tỉnh Nam Định, hy sinh năm 1883 trong trận đánh với Pháp giữ thành Nam Định); và ông là chú họ gần với nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu- Hồ Tùng Mậu là cháu đích tôn của Hồ Bá Ôn.
Cha mất sớm v́ bị thực dân Pháp giết hại năm 1886, Hồ Học Lăm lúc này mới được 2 tuổi và người anh là Hồ Xuân Kiêm sống với mẹ. Bà vốn là con gái Tiến sĩ Trần Hữu Dực.
V́ bà thường sắm vai buôn lụa để hoạt động nên có tên là "bà Lụa". Bà cũng là mẹ đỡ đầu của cô Chiêu Thanh (tức Nguyễn Thị Thanh, chị ruột của Nguyễn Tất Thành).
Năm 1908, hưởng ứng phong trào Đông Du, ông sang Nhật học tập.
Ông được Phan Bội Châu cử đi học cùng một số học sinh khác tại Trường vơ bị “Chấn Vũ” tại Tokyo (Nhật Bản). Tại đây ông lấy tên là Hồ Hinh Sơn và học cùng lớp với Tưởng Giới Thạch.
Khi các du học sinh Việt Nam ở Nhật bị trục xuất, ông sang ngụ ở Bắc Kinh (Trung Quốc), rồi xin vào học trường Vơ bị Bắc Kinh, Trường Sĩ quan Bảo Định – Hà Nam, tiếp tục cùng khóa với Tưởng Giới Thạch. Hồ Học Lăm tốt nghiệp năm 1911.
Tốt nghiệp, ông trở thành một sĩ quan cao cấp trong quân đội Trung Quốc, nhưng trong ḷng ông vẫn hướng về tổ quốc. Ông tham gia cuộc cách mạng Tân Hợi – 1911 do Tôn Trung Sơn, lănh tụ Quốc dân Đảng lănh đạo.
Sau ngày Tổng thống Tôn Trung Sơn qua đời (1925), Tưởng Giới Thạch làm binh biến (1927) thay đổi đường lối chính trị, ông vẫn được nể trọng, trở thành một sĩ quan cao cấp của quân đội Tưởng, được điều công tác về Bộ Tổng Tham mưu tại Nam Kinh – Giang Tô.
Khi Hồ Tùng Mậu và các đồng chí thành lập An Nam Cộng sản Đảng tại Hồng Kông, Hồ Học Lăm được mời tham gia nhưng ông đă từ chối v́ ông làm việc cho Quốc dân đảng Trung Quốc.
Năm 1936, ông tham gia tổ chức Việt Nam Độc lập Vận động Đồng minh Hội của Kỳ Ngoại hầu Cường Để và dùng tiền riêng để ra một tờ tạp chí nhỏ bằng chữ Hán lấy tên là Việt Thanh. Nhưng tổ chức này chỉ hoạt động được trong một thời gian ngắn. Tờ Việt Thanh chỉ ra được 3 - 4 số th́ đ́nh bản v́ hết kinh phí.
Năm 1940, ông ốm nặng, phải nằm bệnh viện tại Quế Lâm (Trung Quốc).
Hồ Học Lăm bị suy tim, hen suyễn nặng, mất tại Quế Lâm ngày 8 tháng 3 năm Quư Mùi, tức ngày 12 tháng 4 năm 1943, hưởng thọ 60 tuổi, được rất nhiều sĩ phu thương tiếc.
NGUYỄN HẢI THẦN (1869-1959)
Nguyễn Hải Thần (chữ Hán: 阮海臣; 1869 – 1959), người sáng lập và lănh đạo Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội.
Nguyễn Hải Thần có nguyên danh Vơ Hải Thu (武海秋), bí danh Nguyễn Cẩm Giang, Nguyễn Bá Tú, sinh quán làng Đại Từ, thời Pháp thuộc là xă Đại Từ tổng Khương Đ́nh huyện Thanh Tŕ tỉnh Hà Đông.
Thuở nhỏ ông học chữ Hán. Đỗ Tú tài (sách Khoa cử Việt Nam: Tú tài triều Nguyễn), ông tên thật là Nguyễn Cẩm Giang, tên khác là Vũ Hải Thu thường gọi "ông Tú Đại Từ” (sách Khoa cử Việt Nam: Tú tài triều Nguyễn).
Hưởng ứng phong trào Đông du ông theo Phan Bội Châu sang Nhật Bản hoạt động chống Pháp, hoạt động trong Việt Nam Quang phục Hội (1912-1924). Ông đă học tại trường Chấn Vũ (Tokyo, Nhật Bản).
Khoảng năm 1912–1913, Nguyễn Hải Thần về nước mưu sát Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut nhưng không thành, ông quay trở lại Trung Quốc.
Ngày 13 tháng 3 năm 1915, Nguyễn Hải Thần cùng Hoàng Trọng Mậu và Phan Sào Nam mộ quân từ Quảng Tây (Trung Quốc) đánh đồn Tà Lùng, Cao Bằng. Sự việc cũng thất bại.
Từ năm 1924- 1927 Nguyễn Hải Thần trở thành giảng viên môn chính trị tại trường vơ bị Hoàng Phố (Học viện quân sự đào tạo sĩ quan lục quân của Trung Hoa Dân Quốc hoạt động từ năm 1924-1927. Cơ sở học viện được đặt tại đảo Trường Châu, khu Hoàng Phố, thành phố Quảng Châu. Đảo này c̣n có tên là đảo Hoàng Phố, v́ vậy học viện này có tên gọi như trên.
Nguyễn Hải Thần c̣n nổi tiếng với nghề thầy bói.
Năm 1927, Nguyễn Hải Thần lănh đạo đảng "Việt Nam toàn quốc cách mạng" ở Quảng Đông (Trung Quốc).
Năm 1936, Nguyễn Hải Thần được Hồ Học Lăm, một nhà yêu nước đang làm vơ quan trong quân đội Tưởng Giới Thạch, mời lên Nam Kinh tham gia thành lập Việt Nam Độc lập Vận động Đồng minh Hội, hay c̣n gọi là Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội.
Năm 1940, ông cộng tác với lực lượng Việt Nam Kiến quốc quân của Trần Trung Lập tấn công Pháp ở Đồng Đăng, Lạng Sơn gần biên giới Trung–Việt.
Khoảng năm 1940 ông cùng Lư Đông A lập Đảng Duy dân. Năm 1941, Nguyễn Hải Thần hoạt động ở Tĩnh Tây, (Quảng Tây, Trung Quốc).
Tháng 10 năm 1942 tại Liễu Châu (Trung Hoa), Nguyễn Hải Thần cùng với Nghiêm Kế Tổ, Vũ Hồng Khanh, Nông Kinh Du,... sáng lập Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, gọi tắt là Việt Cách.
Ngày 20/8/1945, Việt Cách về nước theo 200.000 quân Trung Hoa Dân quốc do tướng Lư Hán chỉ huy sang với danh nghĩa giải giới quân đội Nhật.
Sau ngày 2/9/1945 khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà được thành lập Nguyễn Hải Thần là Phó chủ tịch nước trong chính phủ Liên hiệp lâm thời.
Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa được thành lập vào ngày 28 tháng 8 năm 1945, đây là một chính phủ tạm thời gồm có 4 thành phần:
- Đảng Cộng sản Đông Dương
- Đảng Dân chủ Việt Nam
- Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội (Gọi tắt là Việt Cách, Nguyễn Hải Thần là chủ tịch đảng)
- Không đảng phái
Hồ Chí làm Chủ tịch chính phủ, Nguyễn Hải Thần là Phó Chủ tịch chính phủ.
Gọi là chính phủ lâm thời v́ các đảng phái Việt Nam thống nhất với nhau sẽ có một chính phủ chính thức đại diện cho nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà sau kết quả tổng tuyển cử năm 1946.
Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa được thành lập trong sự ấm ức của các đảng phái khác đặc biệt là Việt Quốc không có người trong thành phần chính phủ, và Việt Cách của Nguyễn Hải Thần cũng lên án sự độc tài của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Đông Dương khi họ chiếm hết các vị trí chủ chốt trong chính phủ lâm thời.
Hồ Chí Minh là chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao, Chu Văn Tấn (Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng), Vơ Nguyên Giáp (Bộ trưởng Bộ Nội vụ, kiêm thứ trưởng Bộ Quốc pḥng)…
Mâu thuẫn giữa các đảng phái sau khi Việt Nam dành được độc lập diễn ra như thế nào, và số phận của Nguyễn Hải Thần cùng các nhân vật chính trị liên quan đến cuộc thanh trừng đẫm máu của Hồ Chí Minh để những người cộng sản độc tài quyền lực ra sao, xin đọc tiếp ở các phần sau.
(C̣n tiếp)
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.04333 seconds with 10 queries