VietBF - View Single Post - Đă t́m ra căn bệnh khủng khiếp nhất xuất hiện trên Trái đất
View Single Post
  #1  
Old  Default Đă t́m ra căn bệnh khủng khiếp nhất xuất hiện trên Trái đất
HHieenj ung thư là căn bệnh khủng khiếp nhất. Nhưng có phải bậy giờ nó mới có? Một phát hiện mới đâu khiến ai cũng ngỡ ngàng. Khi nào căn bệnh khủng khiếp nhất xuất hiện trên Trái đất?

Năm 2001, ở Thung lũng các vị vua thuộc Cộng ḥa Tuva, các nhà khảo cổ Nga đă phát hiện ngôi mộ của một vị vua Scythia có niên đại 2.600 năm tuổi, trong đó có cả hơn 20kg vàng. Nhưng 6 năm sau, các nhà khoa học phát hiện dấu vết của một căn bệnh khủng khiếp trên thi hài của người đàn ông.



Xương rùa bị ung thư 240 triệu năm trước.

Trong một thời gian dài, bệnh ung thư được coi là căn bệnh thời hiện đại, nhưng, vào đầu thế kỷ XXI, dấu vết của nó đă được phát hiện ở xác ướp Ai Cập cổ đại, ở người Neanderthal và thậm chí trên xương của khủng long và động vật Một cung bên Synapsid.

Xét theo mọi việc, các loại khối u đi kèm với sự sống đa bào kể từ khi nó xuất hiện trên hành tinh. Sau đây là bài của Sputnik về nội dung này.

Bệnh của vị vua Scythian

Năm 2001, ở Thung lũng các vị vua thuộc Cộng ḥa Tuva, các nhà khảo cổ Nga đă phát hiện ngôi mộ của một vị vua Scythia có niên đại 2.600 năm tuổi, trong đó có cả hơn 20kg vàng.

Sáu năm trôi qua và các chuyên gia lưu ý đến những điểm tối cực nhỏ bao phủ gần như toàn bộ bộ xương của người đàn ông. Theo kết quả phân tích cẩn thận, đây là những dấu vết di căn - tế bào ung thư tách ra khỏi khối u ác tính nguyên phát và h́nh thành các ổ thứ phát của bệnh ở các bộ phận khác nhau của cơ thể. Tức là, vị vua qua đời do bệnh ung thư. Sau khi so sánh dữ liệu này với các mẫu tế bào hiện đại, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, đó là ung thư tuyến tiền liệt.

Khối u với "tuổi thọ" 1,7 triệu năm tuổi

Dấu vết của khối u ác tính và di căn đă được phát hiện trong xác ướp Ai Cập được chôn cất cách đây 2.250 năm, trong hài cốt người Inca Nam Mỹ, người La Mă cổ đại và người Anh thời trung cổ.

Vào năm 2013, các nhà cổ sinh vật học Mỹ đă phát hiện một khối u trên xương sườn của bộ xương người Neanderthal 120.000 năm tuổi được khai quật gần làng Krapina ở Croatia. Theo các nhà khoa học, khối u xuất phát từ một căn bệnh hiếm gặp - loạn sản sợi do sự phá vỡ gen ACVR1gây ra. Tức là, ung thư là do di truyền, và việc ô nhiễm môi trường không phải là nguyên nhân chính dẫn đến sự lây lan của bệnh ung thư hiện nay, các tác giả lưu ư.



Xương chân Australopithecus sediba bị ảnh hưởng bởi Osteosarcoma.

Nhóm các nhà khoa học của Anh và châu Phi cũng chia sẻ quan điểm này. Trong năm 2016, họ đă t́m thấy dấu vết tế bào ung thư trong các mẫu hóa thạch ở hang động Swartkrans tại Nam Phi. Đây là dấu vết tế bào ung thư trong ngón chân của người cổ đại khoảng 1,7 triệu năm tuổi. Ngón chân này của người Australopithecus sediba, một trong những tổ tiên được cho là của Homo sapiens, sống cách đây khoảng 1,7 triệu năm. Các nhà khoa học không biết điều ǵ đă khiến sinh vật này chết, nhưng, rõ ràng là với khối u xương như vậy sinh vật đó không thể di chuyển b́nh thường.

Những căn bệnh vào kỷ nguyên Mesozoi

Các nhà cổ sinh vật học Mỹ trong mấy năm liền đã nghiên cứu hơn 10 nghìn đốt sống khủng long của 700 mẫu vật trong các bảo tàng, và đă t́m thấy dấu vết bệnh ung thư ở gần 100 con khủng long mỏ vịt, loài khủng long sống ở Kỷ Phấn trắng khoảng 70 triệu năm trước.

Dấu vết của một khối u ác tính đă được phát hiện trên xương của loài rùa 240 triệu năm tuổi (Pappochelys rosinae). Bộ xương của nó đă được phát hiện tại một khu vực ở phía nam nước Đức từng là một hồ nước cổ thời kỳ Trias sớm.

Trong quá tŕnh quét các nhà khoa học đã xác nhận rằng, con rùa bị mắc bệnh xương khớp phát sinh do "bạo loạn" của các tế bào gốc trưởng thành ở màng xương. Ngày nay những khối u như vậy thường ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi - đây là một trong những loại ung thư xương phổ biến nhất ở người và động vật nuôi.

Các nhà cổ sinh vật học từ ​​Đại học Washington ở Seattle (Mỹ) đã tìm thấy ung thư lâu đời nhất. Họ đã thực hiện các cuộc nghiên cứu để tìm hiểu quá trình răng xuất hiện ở động vật có vú.Ví dụ, đã nghiên cứu hộp sọ của một con Synapsid - loài động vật Một cung bên có "răng kiếm" sống cách đây 255 triệu năm vào cuối kỷ Paleozoi.

Để t́m hiểu bằng cách nào răng được gắn vào hộp sọ, các nhà nghiên cứu đă cắt ra một hàm thành những mảnh nhỏ và đã nhìn thấy những bong bóng xương trên rễ của ngà răng của động vật cổ. Đây là những khối u mô răng lành tính.

Những khối u như vậy thường h́nh thành ở nướu răng và trên răng người, chúng không đau, không cản trở hàm hoạt động b́nh thường. Tuy nhiên, sự hiện diện của chúng cảnh báo nguy cơ xuất hiện những biểu hiện ác tính trong tương lai. Không loại trừ rằng, các loại khối u đi kèm với sự sống đa bào kể từ khi sự sống đa bào xuất hiện trên hành tinh, các tác giả kết luận.

PinaColada
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 06-12-2019
Reputation: 35297


Profile:
Join Date: Oct 2013
Posts: 100,934
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	101.jpg
Views:	0
Size:	173.3 KB
ID:	1399383   Click image for larger version

Name:	102.jpg
Views:	0
Size:	738.2 KB
ID:	1399384  
PinaColada_is_offline
Thanks: 9
Thanked 7,200 Times in 6,379 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 16 Post(s)
Rep Power: 112 PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
 
Page generated in 0.06649 seconds with 11 queries