VietBF - View Single Post - “Tiếng Lóng”
View Single Post
  #1  
Old  Supseries Resize “Tiếng Lóng”
“Tiếng Lóng” Của Người Dân Sài G̣n Xưa
Cách đây vài tháng ad đă có làm một bài về “Tiếng Lóng” của người dân Sài G̣n Xưa ,nay đang rảnh rổi lang thang búa lua xua nên làm tiếp tập 2 cho quư vị đọc nha ,nhằm ghi nhớ lại những từ mà ngày xưa người Saigon hay dùng như: “Mèn ơi, Nghen, Hén, Hen, Tà Tà, Thềm ba, Cà rịch cà tang, tàn tàn,…”, và những câu thường dùng như : “Kêu ǵ như kêu đ̣ Thủ Thiêm, làm nư, cứng đầu cứng cổ, tháng mười mưa thúi đất, cái thằng trời đánh thánh đâm…v…v…”, sẵn đây quư vị trong Sài G̣n Xưa ai c̣n nhớ những từ nào th́ hăy chung tay góp nhặt ngỏ hầu lưu lại những tiếng gọi, câu nói thân thương của người Saigon và miền Nam trước đây, v́ sợ “E RẰNG” một ngày nào đó nó sẽ mai một trong tương lai.
1.Tiếp tục của chương 1 nha
Giọng nói, sự pha trộn của ngôn ngữ miền Bắc di cư vào những năm 1950 ḥa cùng ngôn ngữ Saigon, miền Tây đă tạo nên thêm một phong cách, giai điệu mới … và bài “Này cô em Bắc Kỳ nho nhỏ“, h́nh ảnh cô gái chạy xe chậm răi tỏ ra bất cần mấy anh chàng theo sau năn nỉ làm quen không biết đă bao nhiêu lần làm bâng khuâng xao xuyến ḷng người nghe. Nhất là cái giọng người Bắc khi vào Nam đă thay đổi nó nhẹ nhàng, ngang ngang như giọng miền Nam th́ tiếng lóng miền Nam càng phát triển. Dễ nghe thấy, người Bắc nhập cư nói từ “Xạo ke” dễ hơn là nói “Ba xạo”, chính điều dó đă làm tăng thêm một số từ mới phù hợp với chất giọng hơn. Chất giọng đó rất dễ nhận diện qua những MC như Nam Lộc, Nguyễn Ngọc Ngạn mà các Anh Chị đă từng nghe trên các Video chương tŕnh Ca nhạc, kể chuyện, ….,đặc biệt trong dịch thuật, nếu không am hiểu văn nói của Saigon miền Nam nếu dùng google dịch th́ “qua biểu hổng qua qua qua đây cũng dzậy” (câu gốc: Hôm qua qua nói qua qua mà qua hỏng qua, hôm nay qua nói qua hỏng qua mà qua qua)nó dịch ra như vầy “through through through through this gaping expression too” Ông Tây đọc hiểu được ư th́ chịu chết… Hay như câu “giỏi dữ hôn” th́ google dịch cũng ngất ngư con lạc đà… Trong văn nói, người Miền Nam hay dùng điệp từ cùng nguyên âm, hay phụ âm, hoặc dùng h́nh tượng một con vật đễ tăng cấp độ nhấn mạnh: như bá láp bá xàm, cà chớn cà cháo, sai bét bèng beng (từ bèng beng không có nghĩa),… sai đứt đuôi con ṇng nọc,… chắc là phải cả pho sách mới ghi lại hết….Phong cách sử dụng từ như vậy Trường mong sẽ có một dịp nào đó viết một bài về nó, hay và lạ hơn, cách dùng những tựa hay lời bài hát để thành một câu nói thông dụng có lẽ phong cách này trên thế giới cũng là một dạng hiếm, riêng Miền Nam th́ nhiều vô kể ví dụ : Khi nghe ai nói chuyện lập đi lập lại mà không chán th́ người nghe ca một đoạn: ” Nhắc chi chuyện cũ thêm đau ḷng lắm người ơi!”, hoặc khi sắp chia tay th́ lại hỏi : “Đêm nay ai đưa em về !” người ngoại quốc ai không biết cứ tưởng là người đó đang ca chứ hổng phải đang hỏi ḿnh, như khi nghe ai nói chuyên mà chuyện này ai cũng biết rồi th́ lại nói: “Xưa rồi diễm….” với cái giọng Iễm kéo dài tha thướt .

Tuy nhiên, do những từ này được tŕnh bày bằng chữ nghĩa nên cách xài nhấn âm, lên giọng của người Miền Nam không thể biểu lộ hết cái hay của nó, ví dụ như riêng câu: “thằng cha mầy, làm ǵ mà mồ hôi đổ ướt hết áo dậy?” cụm từ “thằng cha mầy” kéo dài hơi lại có nghĩa là gọi yêu thương chứ không phải la mắng, tương tự khi mấy cô gái nguưt (nói): ” Xí! Hổng chịu đâu”,”Xí! Cha già dịch nè !”, ” Sức mấy!, “Ông nói ǵ tui ưa hổng nổi nha!”, “Cha già khó ưa! ” với cách nhấn giọng th́ nghe rất dễ thương và dịu dàng nhưng khó gần lắm à nghen, nhưng đến khi nghe câu ” tui nói lần cuối, tui hổng giỡn chơi với Ông nữa đâu đó nghen! ” th́ coi chừng … liệu hồn đó, thật ra không phải người Saigon ai cũng xài hết mấy từ này, chỉ có người b́nh-dân mới dám xài từ như Mả cha, Tổ mẹ để kèm theo câu nói mà thôi. Dân nhà trí thức ít ai được Ba Má cho nói, nói ra là vả miệng không kịp ngáp luôn, giáo dục ngày xưa trong gia đ́nh rất là khó, nhất là mấy người làm bên nghề giáo dạy con càng khó dữ nữa. Ra đường nghe mấy đứa con nít nói “DM” thậm chí c̣n không hiểu nó nói ǵ, về nhà hỏi lại chữ đó là ǵ, chưa ǵ đă bị cấm tiệt không được bắt chước, lúc đó chỉ nghe Ba Má trả lời: “Đó là nói bậy không được bắt chước đó nghen!”. Chưa kể tới chuyện người lớn đang ngồi nói chuyện mà chạy vô xầm xập hỏi th́ cũng bị la rầy liền : “Chổ người lớn nói chuyện không được chen vô nhớ chưa?”. Đến năm 1980 th́ giáo dục cũng khác hẳn ngôn ngữ bắt đầu đảo lộn ở cấp tiểu học… tiếng Saigon dần dần bị thay đổi, đến nay trên các chương tŕnh Game Show chỉ c̣n nghe giọng miền Nam với câu nói: “Mời anh trả lời ạ” “các bạn có thấy đúng không ạ”, ạ… ạ …ạ… cái ǵ cũng ạ….làm tui thấy lạ. Thêm nữa, bây giờ mà xem phim Việt Nam th́ h́nh như không c̣n dùng những từ ngữ này khi kịch bản phim, hay tiểu thuyết đặt bối cảnh vào thời điểm xưa mà dùng ngôn ngữ hiện đại lồng vào, nên khi coi phim thấy nó lạ lạ làm sao đâu …



2.Nhớ đâu viết đấy …
À nha = thường đi cuối câu mệnh lệnh dặn ḍ, ngăn cấm (không chơi nữa à nha)
Anh em cột chèo
Áo thun ba lá = Áo thun ba lổ, Áo May Ô (bắc)
Áp phe = trúng mánh, (chiều qua trúng áp phe đă nha!)
Ăn coi nồi, ngồi coi hướng = Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
Ăn hàng = ăn uống (sau này trộm cướp cũng xài từ ăn hàng, tức là đi giựt dọc, cướp bóc B4-1975)
Âm binh = Cô hồn, các đảng, phá phách (mấy thằng âm binh = mấy đứa nhỏ phá phách),…
Ba đía : xạo
Bà chằn lữa = người dữ dằn (dữ như bà chằn)
Ba ke, Ba xạo
Bá Láp Bá Xàm =Tầm xàm – Bá láp
Bá chấy bù chét
Bà tám = nhiều chuyện (thôi đi bà tám = đừng có nhiều chuyện nữa, đừng nói nữa)
Bang ra đường = chạy ra ngoài đường lộ mà không coi xe cộ, hoặc chạy ra đường đột ngột, hoặc chạy nghênh ngang ra đường
Bảnh tỏn
Banh ta lông = như hết chuyện (gốc từ cái talon của vỏ xe)
Banh xà lỏn
Bành ki = bự
Bạt mạng = bất cần, không nghĩ tới hậu quả (ăn chơi bạt mạng)
Bặc co tay đôi = đánh nhau tay đôi
Bặm trợn = trông dữ tợn, dữ dằn
Bất th́nh ĺnh = đột ngột, Bất tử
Bầy hầy : bê bối, ở dơ
Bẹo = chưng ra, Bệu (gốc từ cây Bẹo gắn trên ghe để bán hàng ở chợ nổi ngày xưa)
Bẹo gan = chọc cho ai nổi điên, ứa gan
Bề hội đồng = hiếp dâm tập thể
Bển = bên đó, bên ấy (tụi nó đang chờ con bên bển đó!)
Biết đâu nà, biết đâu nè, = biết đâu đấy
Biết sao hôn !
Biệt tung biệt tích = không thấy hiện diện
Biểu (ai biểu hổng chịu nghe tui mần chi! – lời trách nhẹ nhàng) = bảo
Bít bùng
B́nh thủy = phích nước
B́nh-dân = b́nh thường
Bo bo x́ = nghỉ chơi không quen nữa (động tác lấy tay đập đập vào miệng vừa nói của con nít)
Bỏ qua đi tám = cho qua mọi chuyện đừng quan tâm nữa (chỉ nói khi người đó nhỏ vai vế hơn ḿnh)
Bỏ thí = bỏ
Bồ = gọi bạn thân thiết ( Ê chiều nay bồ rănh tạt qua nhà chở tui đi luôn nghen)
Bồ đá = bị bạn gái bỏ
Bồn binh = Bùng binh, ṿng xoay (nay)
Bội phần, muôn phần = gấp nhiều lần
Buồn xo = rất buồn ( làm ǵ mà coi cái mặt buồn xo dậy? )
Buột = cột
Bữa = buổi/từ đó tới nay (ăn bữa cơm rồi về/bữa giờ đi đâu mà hổng thấy qua chơi?)
Cà chớn cà cháo = không ra ǵ
Cà chớn chống xâm lăng. Cù lần ra khói lửa.
Cà kê dê ngỗng = dài ḍng.
Cà Na Xí Muội = chuyện không đâu vào đâu
Cà nhơng = rănh rỗi không việc ǵ để làm (đi cà nhơng tối ngày), có khi gọi là nhơng nhơng
Cà giựt : lăng xăng, lộn xộn
Cà nghinh cà ngang = nghênh ngang
Cà rem = kem
Cà rịt cà tang = chậm chạp.
Cà tàng = b́nh thường, quê mùa,….
Cà tưng cà tửng
Cái thằng trời đánh thánh đâm
Càm ràm = nói tùm lum không đâu vào đâu/nói nhây
Cảo dược
C̣n ai trồng khoai đất này = chính là tôi
Coi được hông?
Cù lần, cù lần lữa = từ gốc từ con cù lần chậm chạp, lề mề, chỉ người quá chậm lụt trong ứng đối với chung quanh … (thằng này cù lần quá!)
Cua gái = tán gái
Cụng = chạm
Cuốc = chạy xe (tui mới làm một cuốc từ Hocmon dzia Saigon cũng được trăm hai bỏ túi!)
Cứng đầu cứng cổ
Chà bá , tổ chảng, chà bá lữa = to lớn, bự
Chàng hăng chê hê = banh chân ra ngồi ( Con gái con đứa ǵ mà ngồi chàng hăng chê hê hà, khép chưn lại cái coi! )
Cha chả = gần như từ cảm thán “trời ơi! ” (Cha chả! hổm rày đi đâu biệt tích dzậy ông?)
Chả = không ( Nói chả hiểu ǵ hết trơn hết trọi á ! )
Chạy u đi
Chằn ăn trăn quấn = dữ dằn
Chậm lụt = chậm chạp, khờ
Chém vè (dè)= trốn trốn cuộc hẹn trước
Chén = bát
Chèn đét ơi, mèn đét ơi, chèn ơi, Mèn ơi = ngạc nhiên
Chết cha mày chưa! có chiện ǵ dậy? = một cách hỏi thăm xem ai đó có bị chuyện ǵ làm rắc rối không
Ch́ = giỏi (anh ấy học “ch́” lắm đó).
Chiên = rán
Ch́nh ́nh = ngay trước mặt ( Nghe tiếng gọi thằng Tư quay đầu qua th́ đă thấy tui ch́nh ́nh trước mặt)
Chịu = thích, ưa, đồng ư ( Hổng chịu đâu nha, nè! chịu thằng đó không tao gả luôn)
Chói lọi = chói sáng
Chỏ mũi, chỏ mỏ= xía, xen vào chuyện người khác
Chỏng mông = mệt bở hơi tai (làm chỏng mông luôn đây nè)
Chổ làm, Sở làm = hăng xưỡng, cơ quan công tác
Chơi chỏi = chơi trội, chơi qua mặt
Chùm hum = ngồi bó gối hoặc ngồi lâu một chổ không nhúc nhích, không quan tâm đến ai (có ǵ buồn hay sao mà ngồi chùm hum một chổ dậy? )
Chưn = chân
Chưng hững = ngạc nhiên
Chưng ra = trưng bày
C̣n khuya
Có chi hông? = có chuyện ǵ không?
Cô hồn, các đảng
Dạ, Ừa (ừa/ừ chỉ dùng khi nói với người ngang hàng) = Vâng, Ạ
Dạo này = thường/nhiều ngày trước đây đến nay (Dạo này hay đi trễ lắm nghen! /thường)
Dấm da dấm dẵng
Dây, không có dây dzô nó nghe chưa = không được dính dáng đến người đó
De kêu = quá , xạo de kêu
Dễ tào = dễ sợ
D́ ghẻ = mẹ kế
Dĩa = Đĩa
Diễn hành, Diễn Binh= diễu hành, diễu binh (chữ diễu bây giờ dùng không chính xác, thật ra là “diễn” mới đúng)
Diễu dỡ =????
Dzọt lẹ
Dỏm (dởm), dỏm đời, dỏm thúi, đồ lô (sau 1975, khi hàng hóa bị làm giả nhiều, người mua hàng nhầm hàng giả th́ gọi là hàng dởm, đồ “lô” từ chữ local=nội địa)
Dô diên (vô duyên) = không có duyên (Người đâu mà vô diên thúi vậy đó hà – chữ “thúi’ chỉ để tăng mức độ chứ không có nghĩa là hôi thúi)
Dô Mánh
Du ngoạn = tham quan
Dù = Ô
Dục (vụt) đi = vất bỏ đi (giọng miền nam đọc Vụt = Dục âm cờ ít đọc thành âm tờ, giống như chữ “buồn” giọng miền nam đọc thành “buồng”)
Dùng dằng = ương bướng
Dữ hôn và …dữ …hôn…= rất ( giỏi dữ hén cũng có nghĩa là khen tặng nhưng cũng có nghĩa là đang răn đe trách móc nhẹ nhàng tùy theo ngữ cảnh và cách diễn đạt của người nói ví dụ: “Dữ hôn! lâu quá mới chịu ghé qua nhà tui nhen”, nhưng “mày muốn làm dữ phải hôn” th́ lại có ư răn đe nặng hơn )
Dźa, dề = về (thôi dźa nghen- câu này cũng có thể là câu hỏi hoặc câu chào tùy ngữ điệu lên xuống người nói)
Dzừa dzừa (vừa) thôi nhen = đừng làm quá
Đá cá lăn dưa = lưu manh
Đa đi hia = đi chổ khác.
Đă nha! = Sướng nha!
Đài phát thanh = đài tiếng nói
Đánh đàn đánh đọ = Đánh đàn (học th́ lo học không “đánh đàn đánh đọ” nhe hông) một cách để chê việc đánh đàn bằng cách ghép thêm hai từ láy đánh đọ phía sau
Đàng = đường
Đặng = được (Qua tính vậy em coi có đặng hông?)

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 10-17-2020
Reputation: 200916


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,156
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	hotgirl_nam60_17.jpg
Views:	0
Size:	171.7 KB
ID:	1672240  
florida80_is_offline
Thanks: 7,282
Thanked 45,859 Times in 12,760 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139 florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
The Following User Says Thank You to florida80 For This Useful Post:
anhhaila (10-17-2020)
 
Page generated in 0.06609 seconds with 11 queries