VietBF - View Single Post - Báo động Hà Nội nhiều người nhiễm vi khuẩn ăn thịt người, ít nhất 4 người tử vong
View Single Post
  #1  
Old  Default Báo động Hà Nội nhiều người nhiễm vi khuẩn ăn thịt người, ít nhất 4 người tử vong
Nhiều người bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người nhập viện Bạch Mai, Hà Nội. Khi vào cơ thể, vi khuẩn sẽ tấn công nhiều cơ quan, dẫn đến suy đa tạng rồi sốc, tử vong. Trong ṿng 1 tháng qua đă có 4 ca tử vong tại BV Bạch Mai.

Tỉ lệ tử vong lên tới 60%

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, BV Bạch Mai cho biết, trong 5-10 năm trước đây, BV mới tiếp nhận khoảng 20 bệnh nhân mắc whitmore, nhưng từ đầu năm 2019 đến nay, trung tâm đă tiếp nhận tới 20 trường hợp.

Riêng tháng 8, có 12 bệnh nhân whitmore nặng, trong đó đă có 4 ca tử vong do vi khuẩn “ăn” nhiều cơ quan. Hầu hết các bệnh nhân đến từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ. Hiện tại đang là mùa mưa, là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn whitmore phát triển.

Mới nhất, trung tâm điều trị cho trường hợp nữ bệnh nhân quê ở Thanh Hoá bị whitmore ăn cụt cánh mũi. Đây là trường hợp bệnh nhân nữ đầu tiên mắc whitmore.

Trước đó, bệnh nhân được tuyến dưới chẩn đoán nhiễm trùng do tụ cầu nhưng khi bác sĩ BV Bạch Mai cấy mủ, phát hiện dương tính với whitmore.

“Khi đó chúng tôi phải thay đổi hoàn toàn phác đồ điều trị, nếu không bệnh nhân sẽ nguy hiểm tính mạng”, PGS Cường thông tin.

Theo đó, bệnh nhân được điều trị tấn công bằng phác đồ đặc hiệu với kháng sinh phối hợp. Sau khi t́nh trạng toàn thân ổn định, bệnh nhân tiếp tục được điều trị kháng sinh kéo dài kết hợp với các liệu pháp điều trị của chuyên khoa tai mũi họng: Rửa vết thương, kiểm soát và xử lư các tổn thương tại mũi – họng.

Rất may bệnh nhân chỉ tổn thương da ở cánh mũi, chưa tổn thương xương. Sau 2 tuần điều trị, vết thương đă hết mủ và đang ăn da non.

Tuy nhiên, bệnh nhân cần tiếp tục giai đoạn duy tŕ bằng thuốc và điều trị trung b́nh ít nhất 3 tháng nữa để tránh tái phát v́ nếu bị lại, tỉ lệ tử vong rất cao.

PGS Cường nhấn mạnh, khi nhiễm whitmore, thông thường, 40-60% bệnh nhân mắc whitmore sẽ tử vong. Tỉ lệ tử vong sẽ giảm đáng kể nếu bệnh nhân được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kháng sinh theo phác đồ hướng dẫn.

Có thể tử vong trong ṿng 48 giờ

Theo các chuyên gia, whitmore do vi khuẩn gram âm B. pseudomallei (hay c̣n gọi là vi khuẩn ăn thịt người) gây ra. Khi vào cơ thể, vi khuẩn này sẽ tấn công nhiều cơ quan, dẫn đến suy đa tạng rồi sốc, tử vong.

Đặc biệt trên những bệnh nhân có sắc các bệnh lư như tim mạch, tiểu đường, bệnh thận măn tính... th́ nguy cơ bị tổn thương phổi, thận, gan... càng lớn, nguy cơ tử vong càng cao.

Whitmore không phải bệnh mới và hiếm gặp mà bị "bỏ quên" trong cộng đồng. Bệnh này được phát hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 1911, xuất hiện tại Việt Nam từ 1936.

Vi khuẩn gây bệnh sống trong bùn đất và nước, đường lây truyền chủ yếu qua vùng da tổn thương tiếp xúc với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn.

Căn bệnh này hiện chưa có vắc xin pḥng bệnh và khi đă khởi phát bệnh, diễn biến của bệnh rất nhanh, có thể cướp đi mạng sống bệnh nhân chỉ sau 48 giờ nhập viện.

Đáng lưu ư, các triệu chứng lâm sàng của bệnh cũng rất mơ hồ, chẩn đoán rất khó nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn da mô mềm, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, liên cầu...

Ngay cả khi được khẳng định chẩn đoán bệnh whitmore, việc điều trị cũng hết sức khó khăn. Bệnh nhân thường phải dùng kháng sinh tấn công liều cao (6-8g Ceftazidim/ngày truyền tĩnh mạch) kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy tŕ khoảng từ 3 đến 6 tháng.

Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dơi sát sao, bệnh dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong dù đă được chẩn đoán đúng.

Việc theo dơi điều trị bệnh kéo dài, tốn kém nên không ít bệnh nhân đă bỏ cuộc. Đây cũng là một trong là những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị và tỉ lệ tử vong do whitmore cao.

PGS Cường khuyến cáo, những năm gần đây, số ca bệnh whitmore được báo cáo không ngừng tăng, cao điểm thường tập trung vào mùa mưa từ tháng 7-11.

Do đó, những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.

Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh này với các biểu hiện lâm sàng đa dạng: Sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi... nên cần đến các cơ sở y tế để chẩn đoán sớm.

nguoiduatinabc
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 09-11-2019
Reputation: 20850


Profile:
Join Date: Apr 2016
Posts: 68,310
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	hang-chuc-nguoi-nhap-vien-bach-mai-do-nhiem-vi-khuan-an-thit-nguoi.jpg
Views:	0
Size:	141.5 KB
ID:	1451085  
nguoiduatinabc_is_offline
Thanks: 168
Thanked 4,956 Times in 3,990 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 21 Post(s)
Rep Power: 77 nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7
nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7
 
Page generated in 0.06738 seconds with 11 queries