VietBF - View Single Post - Nguyễn Hưng Quốc: Văn Học Miền Nam Trong Tiến Tŕnh Hiện Đại Hoá Của Văn Học Dân Tộc
View Single Post
Old 06-03-2020   #3
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,284
Thanks: 7,296
Thanked 45,911 Times in 12,768 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Đặc điểm thứ ba của văn học miền Nam là nó phát triển theo xu hướng đa dạng hoá.




Trước hết, văn học miền Nam đa dạng hơn hẳn văn học miền Bắc. Có thể tóm tắt toàn bộ đặc điểm của nền văn học cộng sản ở miền Bắc vào một chữ: chữ MỘT. Đó là nền văn học mà tất cả những người cầm bút đều chịu MỘT sự lănh đạo: sự lănh đạo của Đảng; đều đứng trong MỘT tổ chức: Hội Nhà văn Việt Nam; đều có MỘT thế giới quan: chủ nghĩa Mác-Lênin; đều sử dụng MỘT phương pháp: chủ nghĩa hiện thực xă hội chủ nghĩa; đều có chung một phong cách: dễ hiểu, giản dị, thậm chí giản đơn; đều nhắm tới MỘT mục đích: khẳng định vai tṛ lănh đạo độc tôn, tuyệt đối của Đảng, ca ngợi lănh tụ, ca ngợi chủ nghĩa xă hội; đều có MỘT tính chất: tính chất chính trị.




Bị thu hẹp trong cái MỘT như vậy, văn học miền Bắc không những thiếu hẳn sự đa dạng mà c̣n thiếu hẳn sự vận động. Từ năm 1954 đến 1975, văn học miền Bắc chỉ đong đưa với hai loại đề tài: hoặc về đất nước hoặc về chủ nghĩa xă hội; nếu không mô tả cuộc đấu tranh chính trị gọi là giải phóng miền Nam th́ cũng chỉ quanh quẩn trong phạm vi các hợp tác xă nông nghiệp. Tính chất thiếu vận động như vậy có thể được nh́n thấy trong việc chuyển tiếp giữa các thế hệ. Nói chung, trong suốt 20 năm văn học miền Bắc, từ 1954 đến 1975, chiếm vị trí thống lănh trên văn đàn vẫn là những cây bút đă từng khởi nghiệp và nổi tiếng trước năm 1945, như, về thơ, có Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tế Hanh, về văn xuôi, có Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Nguyên Hồng, v.v… Những cây bút trẻ hơn, trưởng thành trong thời kháng chiến chống Pháp cũng như trẻ hơn nữa, trong cái gọi là chiến tranh chống Mỹ, vừa ít ỏi vừa yếu sức, không thay thế được lớp nhà văn và nhà thơ đă trưởng thành trước năm 1945.




Ở miền Nam, ngược lại, ngay sau năm 1954, một thế hệ cầm bút trẻ, khoảng 20 - 30 tuổi, như Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Doăn Quốc Sỹ, Vơ Phiến, Nguyên Sa và Tô Thuỳ Yên… thay thế hẳn lực lượng cầm bút từng nổi tiếng lừng lẫy trước năm 1945 như Nhất Linh, Vũ Hoàng Chương, Quách Tấn, Đinh Hùng, Đông Hồ, Tam Lang, Vũ Bằng, Bàng Bá Lân, v.v…




Trong các cây bút trẻ xuất hiện sau năm 1954 ở miền Nam, hầu như mỗi người một phong cách khác hẳn nhau. Ngay trong nhóm Sáng Tạo, về văn xuôi, phong cách của Mai Thảo khác hẳn phong cách Doăn Quốc Sỹ; về thơ, phong cách Thanh Tâm Tuyền khác hẳn phong cách Tô Thùy Yên. Trong các nhà văn nữ nổi tiếng nhất thời ấy, từ Nhă Ca đến Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ và Trùng Dương, không ai giống ai.




Sự khác biệt ấy dẫn đến một hệ luận khác: đó là tính chất độc đáo. Có thể nói ngay, ở miền Bắc, từ 1954 đến 1975, có một số người viết hay, tuy nhiên, không ai thực sự thật độc đáo. Người được xem là độc đáo duy nhất trong phong cách sống cũng như phong cách viết là Nguyễn Tuân. Nhưng, thứ nhất, những cái gọi là độc đáo ở Nguyễn Tuân đă xuất hiện từ trước năm 1945; và thứ hai, sau năm 1954, càng lúc càng nhạt đi. Nó giống như một thứ hào quang của quá khứ hơn là một thực tế. Trong khi đó, ở miền Nam, nếu cần ghi nhận sự độc đáo, chúng ta sẽ thấy rất nhiều, trong đó, nổi bật nhất là Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nguyễn Đức Sơn. Nếu chỉ giới hạn trong phạm vi viết lách, văn phong của Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền và Vơ Phiến đều có nét rất riêng, đọc vài đoạn, người ta nhận ra tác giả hầu như ngay tức khắc.




Văn học miền Nam không những phong phú, đa dạng và độc đáo hơn văn học miền Bắc mà, nghĩ cho cùng, nó cũng phong phú, đa dạng và độc đáo hơn hẳn văn học thời 1930-1945. Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh có nêu lên một nhận định:

“Tôi không so sánh các nhà thơ mới với Nguyễn Du để xem ai hơn ai kém. Đời xưa có thể có những bậc kỳ tài đời nay không sánh kịp. Đừng lấy một người so sánh với một người. Hăy so sánh thời đại cùng thời đại. Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo năo như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”.[3]

Nhận xét của Hoài Thanh hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, có một hiện tượng cần được ghi nhận: sự đa dạng trong các nhà thơ Hoài Thanh nêu chỉ là sự đa dạng trong giọng điệu và trong phong cách. Đứng về phương diện phương pháp sáng tác và tư tưởng mỹ học, tất cả các nhà thơ tài hoa trong phong trào Thơ Mới đều thuộc trào lưu lăng mạn chủ nghĩa; chỉ có một số ít, rất ít, thảng hoặc lấn sang phương pháp tượng trưng như trường hợp của Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử và Bích Khê. Đứng về phương diện phương pháp sáng tác và tư tưởng mỹ học, văn học miền Nam đa dạng hơn hẳn. Bên cạnh các nhà thơ vẫn tiếp tục sáng tác theo khuynh hướng lăng mạn chủ nghĩa, một số nhà thơ, như trường hợp của Đinh Hùng đi xa vào phương pháp tượng trưng; như trường hợp của Thanh Tâm Tuyền và Bùi Giáng, thử nghiệm phương pháp sáng tác siêu thực. Các nhà thơ không những khác nhau mà c̣n khác chính bản thân họ trong những giai đoạn khác nhau. Thơ Nguyên Sa, thơ Trần Dạ Từ và thơ Nhă Ca trong giai đoạn trước và giai đoạn sau khác hẳn nhau.




Thơ như thế mà văn xuôi cũng thế. Văn xuôi thời 1930-45 chỉ quanh quẩn trong hai hướng: hoặc lăng mạn hoặc hiện thực hoặc pha trộn giữa lăng mạn và hiện thực. Tất cả đều xuất phát từ một nguồn ảnh hưởng duy nhất: văn học Pháp, chủ yếu là Pháp của thế kỷ 19. Văn xuôi ở miền Bắc thời 1954-75 chỉ thu hẹp lại trong khuynh hướng hiện thực cộng với một thứ gọi là lăng mạn cách mạng để thành một phương pháp sáng tác được gọi là chủ nghĩa hiện thực xă hội chủ nghĩa.




Các nhà văn ở miền Nam chịu ảnh hưởng của nhiều nguồn hơn: không những từ văn chương Pháp mà c̣n từ văn chương Anh Mỹ và Đức, bởi vậy, cách viết và cách suy nghĩ của họ cũng rất đa dạng. Cứ so sánh Tự Lực văn đoàn và nhóm Sáng Tạo th́ đủ thấy. Ở đây, tôi không so sánh về chuyện hơn thua về tài năng. Tôi chỉ giới hạn trong sự đa dạng về phong cách. Tất cả các cây bút văn xuôi của Tự Lực văn đoàn đều có phong cách na ná nhau, do đó, họ dễ dàng viết chung với nhau cùng một cuốn tiểu thuyết như trường hợp của Nhất Linh và Khái Hưng. Nhóm Sáng Tạo th́ khác hẳn. Mỗi người một giọng điệu riêng. Họ đứng tên cùng một nhóm nhưng phong cách viết văn của họ th́ lại không lẫn vào nhau được.




Nói tóm lại, theo tôi, văn học miền Nam thời kỳ 1954-1975 có ba đặc điểm chính: Thứ nhất, nó tiếp tục khuynh hướng hiện đại hoá văn học khởi nguồn từ nhóm Tự Lực văn đoàn và phong trào Thơ Mới nhưng đi vào hướng nhận thức và trí tuệ. Thứ hai, nó phát triển theo hướng nhân văn hoá nhằm đề cao cái đẹp của con người trong đời thường. Và thứ ba, nó rất phong phú, đa dạng và độc đáo. Nh́n một cách tổng quát, văn học miền Nam khác hẳn văn học miền Bắc trong cùng thời kỳ. Hiện nay, đă 45 năm trôi qua, thời gian đă đủ dài để chúng ta có thể khẳng định văn học miền Nam thời kỳ 1954-1975 là một nền văn học có những thành tựu lớn và có sức sống lâu dài.




Chú thích :




[1] Vơ Phiến (1986), Văn học miền Nam – Tổng quan, California: Văn Nghệ, tr. 29.




2 Chỉ kể một số cuốn chính:




1.Văn hóa văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ Ngụy (gồm 2 tập, tập 1 xuất bản năm 1977; tập 2 năm 1979) của nhiều tác giả.




2.Nọc độc văn hóa nô dịch của Chính Nghĩa, nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1984.




3. Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận văn hóa tư tưởng của nhiều tác giả, nxb Văn Hóa, Hà Nội, 1977.




4. Cuộc xâm lăng về văn hóa và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam của Lữ Phương, nxb Văn Hóa, 1981.




5. Lại bàn về nọc độc văn hóa thực dân mới Mỹ của Trần Trọng Đăng Đàn, nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1987.




6. Nh́n lại tư tưởng văn nghệ thời Mỹ Ngụy của Lê Đ́nh Kỵ, nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1987.




7. Văn hóa văn nghệ miền Nam Việt Nam 1954-1975 của Trần Trọng Đăng Đàn, nxb Văn Hóa Thông Tin, 1989 (tái bản 2000).




8. Nh́n lại một chặng đường văn học của Trần Hữu Tá, nxb Thành phố HCM, 2000.




9. Văn hóa văn nghệ một thời hai trận tuyến của Trường Lưu, nxb Văn Hóa Thông Tin, 2001.




Đó là chưa kể vô số các bài báo đăng rải rác trên nhiều diễn đàn khác nhau.




3 Xem cuốn Văn hoá văn nghệ… Nam Việt Nam 1954-1975 của Trần Trọng Đăng Đàn do nhà xuất bản Thông Tin xuất bản năm 1993.




4 Dưới bút danh Tràng Thiên.




5 Dưới đây, khi nói đến văn học miền Bắc, tôi chỉ nhắm đến nền văn học chính thống từ năm 1954 đến 1975, chứ không đề cập đến hiện tượng sáng tác nhưng bị giấu kín và chỉ được xuất bản sau phong trào đổi mới (như trường hợp của các cây bút trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm).




6 Hoài Thanh & Hoài Chân (1992), Thi nhân Việt Nam, Hà Nội: Nhà xuất bản Văn Học (tái bản), tr. 49.




7 Hoài Thanh 7 Hoài Chân (1992), sđd., tr. 32
florida80_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.08275 seconds with 10 queries