Thời tiết nóng nực suốt cả ngày lẫn đêm trong mùa hè sẽ trở nên dễ chịu hơn khi mở máy lạnh chạy. Tuy nhiên, luồng khí lạnh thổi trực tiếp vào đầu hoặc lưng có thể gây ra bị cứng khớp, nhức đầu, và theo thời gian, thậm chí c̣n làm gia tăng cơ thể bị mệt mỏi và bị lăo hóa sớm.
Ngủ trong pḥng gắn máy lạnh c̣n có thể gây hại cho cơ thể. Vậy chúng ta nên biết điều chỉnh luồng gió của máy lạnh như thế nào để có thể vừa được nghỉ ngơi tránh khỏi cái nóng gay gắt, vừa bảo vệ được cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật có thể xảy ra.
Bốn mẹo khi sử dụng máy lạnh tạo sự an toàn cho sức khỏe
1/ Tránh để luồng gió lạnh thổi trực tiếp vào cơ thể
Khi điều chỉnh luồng gió mát hoặc lạnh từ cửa thông gió của máy lạnh (A/C) hoặc quạt điện, nên chú ư không để cho luồng gió thổi trực tiếp vào cơ thể.
Cuốn sách y học cổ của Trung Hoa
"Hoàng đế nội kinh" có nói rằng,
"Tránh tà và phong vào tất cả các mùa", có nghĩa là, cố gắng nên tránh gió, lạnh và các thứ
"khí xấu" bên ngoài khác, và không để ngoại tà xâm nhập vào kinh mạch, xương cốt, và cơ bắp.
Có nhiều người thích để cho làn gió mát và đôi khi là gió lạnh từ máy A/C thổi trực tiếp vào đầu hoặc lưng. Việc này có thể dẫn đến chứng nhức đầu, cứng vai, đau cổ và mệt mỏi về thể chất.
Theo Đông y, kinh Du và kinh Bàng quang chạy qua lưng, đảm nhiệm phần dương (+): đi đứng di chuyển, vẻ bề ngoài, uy thế, ḷng nhiệt t́nh và sự thông minh. Do đó, nếu cơ thể bị gió lạnh thổi vào lưng trong thời gian dài sẽ gây ra tổn thương ở đường thông khí dương (+), làm giảm sức đề kháng, thậm chí gây ra cảm lạnh và dị ứng cứ lặp đi lặp lại.
Vào mùa hè, có người khi thức dậy thấy
đầu óc nặng trĩu, đau cơ bắp và xương khớp. Họ dễ
bị chuột rút ở bàn chân, hay bị cứng cổ và đau lưng. Tất cả những triệu chứng này đều có liên đới đến việc bị gió lạnh thổi trực tiếp vào cơ thể lúc đêm.
2/ Kiểm soát nhiệt độ và luồng không khí mát lạnh thổi đến
Nhiệt độ của máy lạnh sử dụng không nên quá thấp và nên giữ ở khoảng 26°C (79°F). Tốt nhất là lúc ban đêm nên để nhiệt độ từ 26°C đến 28°C (79°F đến 82°F).
Khi gió của máy lạnh thổi qua th́ sẽ có một khu vực nhất định trong pḥng đặc biệt sẽ lạnh nhiều hơn. Hăy dùng quạt để có thể giúp tản ra không khí trong pḥng theo mọi hướng, qua đó sẽ giúp nhiệt độ được phân phối đều hơn.
3/ Mặc áo dài tay
Không khí lạnh sẽ làm cho làn da mất đi độ ẫm, từ từ sẽ trở nên khô ráp và xỉn màu. Nếu bạn thường xuyên phải sống trong pḥng có gắn máy lạnh kể cả lúc ở nhà hoặc ở văn pḥng, bạn nên luôn luôn mặc áo sơ mi hoặc áo len nhẹ, dài tay để bảo vệ cho làn da không bị khô, nhăn.
Bạn cũng nên mặc một bộ đồ ngủ mỏng, dài tay để bảo vệ cho xương khớp và cơ bắp khỏi bị lạnh, giúp ngăn ngừa chứng đau nhức cơ bắp, bị chuột rút dẫn đến vấn đề lăo hóa sớm.
4/ Hẹn giờ tắt máy lạnh
Khi ngủ, nhiệt độ cơ thể sẽ từ từ sẽ giảm xuống và khả năng pḥng vệ của của cơ thể cũng bị suy giảm, do đó, nên tránh bật cho chạy máy lạnh suốt đêm.
Hầu hết các máy lạnh hiện nay đều có thiết bị hẹn giờ, nên bấm hẹn để tự động tắt sau 1 đến 2 giờ.
5/ Bấm "huyệt Xích trạch" giúp cải thiện chứng bị cứng cổ-vai-gáy
Bấm
huyệt Xích trạch có thể giúp cải thiện tốt t́nh trạng bị cứng cổ vai gáy và nhức đầu do sử dụng máy lạnh.
-
Vị trí huyệt:
Huyệt Xích trạch nằm trên nếp gấp ngang khuỷu tay, trên mép gân cơ nhị đầu, ở chỗ lơm rộng bằng một ngón tay cái. Ấn vào nếu thấy đau, nên ấn nhẹ, sau đó hăy lắc cổ qua lại, cảm giác đau và cứng sẽ từ từ thuyên giảm.

(Ảnh minh họa)
Cháo nóng và làm cho đổ mồ hôi để đảo ngược ảnh hưởng của không khí lạnh
Đông y cung cấp các chỉ dẫn cụ thể trong việc điều trị bệnh. Ví dụ, nhiều căn bệnh có thể được điều trị bằng cách làm cho cơ thể đổ ra mồ hôi. Nếu bạn ở trong pḥng có máy lạnh một thời gian dài và cảm thấy không được khỏe, bác sĩ sẽ kê cho bạn toa thuốc cụ thể chuyên dành cho điều trị t́nh trạng này. Nhưng bạn cũng có thể đạt được hiệu quả tương tự bằng cách ăn một bát cháo nóng và làm đổ mồ hôi một chút.
Khoảng bốn mươi năm trước, đồng nghiệp của tôi có vấn đề với khuôn mặt: một bên th́ lạnh c̣n bên kia th́ nóng. Anh đến hỏi tôi xem chuyện ǵ đang xảy ra. Lúc đó tôi là sinh viên khoa thần kinh, thoạt nh́n đă biết đây là bệnh bị mất cân bằng giữa dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Khi hệ thống thần kinh giao cảm gia tăng hoạt động sẽ gây ra cảm giác thấy ớn lạnh nhưng không ra mồ hôi, trong khi hệ thống thần kinh phó giao cảm khi tăng lên sẽ gây sốt và vă mồ hôi.
Sở dĩ có t́nh trạng này xảy ra là v́ khi ở trong văn pḥng, anh ấy ngồi ở vị trí bị luồng gió lạnh từ A/C thổi trực tiếp vào mặt. Sau một thời gian nhất định, các vấn đề về sức khỏe bắt đầu phát sinh ra. Anh ấy đă đi khám khá nhiều bác sĩ nhưng không có kết quả, v́ vậy anh ấy đă đến gặp tôi để t́m câu trả lời thỏa đáng và hỏi cách để điều trị.
Vào thời điểm đó, tôi mới bắt đầu học về Đông y, v́ vậy tôi đă tận dụng cơ hội này để thực hành những ǵ ḿnh đă được học. Tôi khuyên anh ấy nên sắc một loại thảo dược có tên là
"Nước sắc Quế chi" (Cinnamomi ramulus) để giúp chảy ra mồ hôi. Tuy nhiên, anh ấy nói rằng, trong nhà không có chỗ để sắc thuốc. Sau đó tôi đưa ra gợi ư sau:
"Tôi khuyên anh ta uống một ít aspirin với nước nóng, và sau đó đắp chăn dày đễ cho ra mồ hôi và giảm bớt các triệu chứng khó chịu". Anh ấy đă làm theo hướng dẫn và cảm thấy cơ thể nhẹ nhơm hơn nhiều.
Một cách chữa đơn giản khác cũng cho kết quả nhanh chóng và dễ dàng tương tự là ăn một bát cháo nóng thay cho việc uống aspirin và làm theo hướng dẫn nói trên trên.
B/s Hồ Năi Văn
Bác sĩ Hồ Năi Văn là bác sĩ Đông y tại Trung tâm Y học cổ truyền Đồng Đức Thượng Hải ở thành phố Đài Bắc, Đài Loan. Ông là giáo sư tại Đại học Y khoa Nine Star ở Sunnyvale, California, Hoa Kỳ. Ông cũng là chuyên gia nghiên cứu khoa học đời sống tại Viện Nghiên cứu Standford. Trong hơn 20 năm hành nghề y, ông đă điều trị hơn 140,000 bệnh nhân. Ông nổi tiếng với việc chữa trị thành công bệnh nhân ung thư hắc tố thứ năm trên thế giới bằng Đông y. Bác sĩ Hồ hiện đang dẫn chương tŕnh sức khỏe trên YouTube với hơn 700,000 người đăng kư. Ông cũng được biết đến với chương tŕnh tŕnh diễn lưu động về sức khỏe nổi tiếng được tổ chức ở nhiều thành phố khác nhau ở Úc và Bắc Mỹ.