Giới lănh đạo, CEO và nhà lập pháp trên toàn cầu đang t́m cách đương đầu với những thay đổi chóng mặt trong một loạt lĩnh vực do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đề ra.
Việc Tổng thống Donald Trump t́m cách tinh giản bộ máy liên bang, gây sức ép với các đồng minh và tái định h́nh nền kinh tế toàn cầu đang ảnh hưởng tới Mỹ lẫn toàn thế giới, Wall Street Journal nhận định.
Một số tác động là do hành động có chủ ư. Chính quyền Donald Trump, cùng sự hỗ trợ của tỷ phú Elon Musk, đang nỗ lực cải tổ chính phủ, đóng cửa Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), hủy bỏ các chính sách về biến đổi khí hậu và Đa dạng, Công bằng và Ḥa nhập (DEI), cùng nhiều chương tŕnh liên bang khác.
Một số tác động là hệ quả từ mong muốn tạo ra dấu ấn nhanh nhất có thể, như đe dọa áp thuế cao với hàng hóa Canada và Mexico hay đóng băng toàn diện chi tiêu liên bang.
Với một số người Mỹ, ông Trump đang thực hiện chính xác những cam kết trong chiến dịch tranh cử nhằm cắt giảm chi tiêu lăng phí và chống lại “nhà nước ngầm” cản trở chương tŕnh nghị sự.
Kích động thị trường bất ổn hay đang giải quyết vấn đề?
Bước vào năm 2025, nhiều CEO lạc quan chính quyền mới sẽ cắt giảm nhiều quy định, giảm thuế và mở ra một môi trường cởi mở hỗ trợ các công ty. Họ tự tin ḿnh có thể hưởng lợi từ những lời cam kết thúc đẩy nền kinh tế của đảng Cộng ḥa. Song hiện tại, một số CEO lo lắng về “làn sóng” sắc lệnh hành pháp.
"Chính quyền gây kích động hay sẽ giải quyết vấn đề? Tôi nghĩ câu trả lời vẫn bỏ ngỏ”, Constantine Alexandrakis - CEO của công ty tư vấn Russell Reynolds Associates - nói.
Với người ủng hộ ông Trump, những bước đi ban đầu là dấu hiệu đáng mừng khi tổng thống thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử.
“Tôi ủng hộ 100% mọi việc ông ấy đă làm”, Laura Hickey - 65 tuổi, một nhà môi giới bất động sản - cho biết. “Tôi đang nộp thuế, thuế tài sản và thuế doanh nghiệp. Dù theo hướng nào, tôi đều bị đánh thuế. Và chúng ta đang trao tiền cho bên ngoài và chi tiêu vào những thứ vô lư”.

Những người biểu t́nh phản đối lệnh tạm dừng mọi khoản trợ cấp và cho vay liên bang gần Nhà Trắng hồi tháng 1. Ảnh: Reuters.
Trên Điện Capitol, ngay cả các nhà lập pháp thuộc đảng Cộng ḥa thừa nhận một số cử tri đang lo lắng về những ǵ xảy ra ở Washington. Một số hạ nghị sĩ từ miền Trung Tây nước Mỹ cho biết một công ty tiếp thị khí đốt tự nhiên và một nhà sản xuất báo lo ngại thuế quan mới với hàng hóa nhập khẩu Canada sẽ gây tổn hại tới doanh nghiệp của họ, trong khi một đại lư ôtô bất an về hàng hóa nhập khẩu.
Trong khi đó, các nhà lập pháp từ cả hai đảng cho biết văn pḥng họ ngập trong các cuộc gọi phản ánh vai tṛ của ông Musk. Thượng nghị sĩ Lisa Murkowski từ đảng Cộng ḥa gần đây chia sẻ hệ thống tiếp nhận điện thoại của Thượng viện nhận khoảng 1.600 cuộc gọi/phút, cao hơn nhiều lần so với trung b́nh 40 cuộc/phút.
Hàng loạt lĩnh vực bất an
Những thay đổi bất ngờ ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp, đặc biệt những công ty ở các khu vực bị áp thuế quan hoặc trong ngành năng lượng tái tạo.
Năm 2024, nhà sản xuất công cụ công nghiệp và phần cứng gia dụng Stanley Black & Decker cho biết việc chuyển chuỗi sản xuất sang Mỹ không hiệu quả về mặt chi phí, đồng thời chưa chắc có đủ lao động trong nước. Trong tuần này, công ty đă giảm quy mô sản xuất tại Trung Quốc - nơi bị ông Trump áp thuế bổ sung 10%.
Mặc dù ông Trump hoăn áp thuế Canada trong 30 ngày, khả năng xảy ra chiến tranh thương mại đă thúc đẩy các doanh nghiệp Canada sa thải nhân viên.
South Shore Furniture - có trụ sở tại Quebec - cho thôi việc 115 người trong tuần qua với lư do khách lẻ chuyển sang mua hàng từ châu Á thay v́ Canada do lo ngại thuế quan. Trong khi đó, công ty sản xuất quần bó nữ Sheertex có trụ sở tại Montreal cho khoảng 140 nhân viên nghỉ việc tạm thời. Katherine Homuth, CEO của Sheertex, cho biết họ không thể kinh doanh hiệu quả với mức thuế bổ sung 25%.
Tại Colombia, 18 trực thăng Blackhawk sử dụng trong các hoạt động chống ma túy đang bỏ không do thiếu nhiên liệu và băo dưỡng từ Mỹ tài trợ.
Dọc theo Kênh đào Panama, việc Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố họ giành được quyền đi lại miễn phí cho các tàu công có khả năng phá vỡ một thỏa thuận không có quốc gia nào được hưởng chế độ ưu đăi.
Trong nước Mỹ, Dan Conant - CEO của Solar Holler, một công ty khởi nghiệp ở West Virginia chuyên xây dựng dự án năng lượng mặt trời trên mái nhà - cho biết 6,2 triệu USD tiền tài trợ liên bang dự kiến chi trả cho 30 dự án đă hoàn thành bị đóng băng.
Ông không rơ khi nào hoặc liệu Solar Holler có thể tiếp cận được nguồn tiền này nữa không. Do đó, Solar Holler đă dừng thêm 30 đến 40 dự án thương mại trị giá khoảng 25 triệu USD mà công ty đă kư kết.
Theo Kison Patel - CEO của công ty sản xuất phần mềm DealRoom, cảm giác không chắc chắn từ Washington khiến nhiều bên phải nhanh chóng hoàn tất các thương vụ mua bán và sáp nhập do lo ngại hành động bất ngờ từ chính phủ sẽ ảnh hưởng đến thỏa thuận.
Không chỉ, những người nhập cư không có giấy tờ đang trốn việc và giữ con cái ở nhà sau quyết tâm tăng cường trục xuất của ông Trump.
Rena Honea - Chủ tịch của công đoàn giáo viên lớn nhất Texas Alliance/AFT - báo cáo t́nh trạng học sinh nghỉ học, đặc biệt là ở các trường trung học. Tại một trường trung học trong khu vực ghi nhận khoảng 50% học sinh vắng mặt hôm 3/2, tương đương 900 em.
Các khoản thanh toán liên bang cho nhiều tổ chức dịch vụ xă hội đă được khôi phục kể từ khi ṭa án hủy lệnh đóng băng chi tiêu chính phủ của ông Trump. Ví dụ, nhiều chương tŕnh Head Start trên khắp đất nước đă tiếp cận được nguồn tiền để trả lương cho nhân viên và trang trải chi phí. Tuy nhiên, hệ thống thanh toán vẫn thiếu ổn định.
Tại Virginia, một số trung tâm y tế cộng đồng tạm thời đóng cửa. Mạng lưới Y tế Khu vực Thủ đô đóng cửa 3/6 pḥng khám v́ không có nguồn tài trợ liên bang như dự kiến, trong khi khoảng 1/3 thành viên Hiệp hội Y tế Cộng đồng Virginia không thể rút tiền tài trợ liên bang trong gần như cả tuần, buộc phải cắt giảm một số dịch vụ như sản khoa tại một pḥng khám.
VietVietBF@ sưu tập