17 tháng sau khi ‘ông vua nước giải khát’ Tông Khánh Hậu qua đời, vụ tranh chấp di sản hàng trăm ngh́n tỷ đồng được đưa ra xét xử, mở ra chương mới đầy kịch tính cho một trong những tập đoàn tiêu dùng lớn nhất Trung Quốc.
Gần hai thập kỷ giữ vị trí người giàu nhất Trung Quốc, Tông Khánh Hậu được mệnh danh là “vua đồ uống” và là biểu tượng của giới doanh nhân tự thân thế hệ đầu của quốc gia tỷ dân.
Thế nhưng, chỉ chưa đầy 2 năm sau khi ông qua đời, đế chế Wahaha của ông lâm vào khủng hoảng kế thừa: Ba người tự nhận là con ngoài giá thú đă khởi kiện con gái chính thức của ông tại Hàng Châu và Hồng Kông (Trung Quốc), yêu cầu chia lại toàn bộ tài sản trị giá gần 34 tỷ NDT (khoảng 123 ngh́n tỷ đồng).
Di sản kinh doanh đồ sộ của Tông Khánh Hậu đang đối mặt với thách thức lớn nhất: thiếu vắng một thể chế truyền thừa vững chắc.

Tông Khánh Hậu được mệnh danh là “vua đồ uống” của Trung Quốc. Ảnh: Baidu
Xây dựng đế chế từ một que kem
Tông Khánh Hậu sinh năm 1945 tại thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) trong một gia đ́nh nghèo. Bỏ học trung học để phụ giúp gia đ́nh, ông từng làm đủ nghề tay chân, từ bán hàng rong đến đào đập, làm ruộng.
Phải đến năm 42 tuổi, ông mới bắt đầu hành tŕnh khởi nghiệp với số vốn 140.000 NDT (khoảng 510 triệu đồng) vay từ người thân. Khởi đầu là một hộ kinh doanh nhỏ bán kem que, ông nhanh chóng nhận ra khoảng trống trên thị trường: thiếu vắng thương hiệu chuyên sản xuất đồ uống dinh dưỡng cho trẻ em.
Từ ư tưởng này, doanh nghiệp mang tên Wahaha với ư nghĩa “tiếng cười của trẻ nhỏ” ra đời và cũng từ đó, sự nghiệp của Tông Khánh Hậu cất cánh.
Ông làm việc 16 tiếng mỗi ngày và dành hơn 200 ngày/năm đi công tác. Ông tự t́m giáo sư y khoa hỗ trợ công thức đồ uống dinh dưỡng, tự đăng báo để quảng bá thương hiệu, tự ḿnh xây dựng mô h́nh liên kết phân phối với 50.000 nhà bán lẻ và mạnh dạn mua lại cả một nhà máy quốc doanh cũ kỹ để tăng năng lực sản xuất.
Đến năm 2013, Wahaha có hơn 160 công ty con, doanh số luôn thuộc top đầu ngành tiêu dùng Trung Quốc. Cũng trong giai đoạn này, ông Tông được Forbes vinh danh là người giàu nhất Trung Quốc vào các năm 2010, 2012 và 2013.
Thừa bản lĩnh điều hành nhưng thiếu kế hoạch kế thừa
Trong suốt sự nghiệp, ông Tông nổi tiếng với lối sống giản dị: không dùng smartphone, không chi quá 50.000 NDT (khoảng 182 triệu đồng/năm) cho tiêu dùng cá nhân, giữ nguyên văn pḥng cũ kỹ vài chục mét vuông suốt hàng chục năm.
Ông luôn đi giày vải rẻ tiền truyền thống Trung Quốc, thường do người già hoặc người lao động phổ thông sử dụng. H́nh ảnh “tỷ phú đi giày vải” trở thành biểu tượng truyền thông của ông, đại diện cho lớp doanh nhân gốc gác nghèo khó, vươn lên nhờ khổ luyện, kỷ luật và tập trung.
Tông Khánh Hậu cũng trung thành với mô h́nh “gia đ́nh trị”, tin tưởng giao toàn bộ quyền điều hành cho con gái - bà Tông Phú Lệ. Bà Tông kế nghiệp từ rất sớm, được đào tạo ở nước ngoài và giữ vai tṛ điều hành tập đoàn nhiều năm trước khi ông qua đời.
Tuy nhiên, chính việc vận hành dựa vào tín nhiệm gia đ́nh, thiếu cơ chế sở hữu rơ ràng và không phân định giữa tài sản cá nhân và doanh nghiệp đă trở thành một lỗ hổng nghiêm trọng sau khi ông qua đời vào tháng 2/2024.
Tháng 7/2025, 3 người tự nhận là con ngoài giá thú của ông Tông nộp đơn lên ṭa án Hồng Kông và Hàng Châu. Họ yêu cầu phong tỏa 1,8 tỷ USD (khoảng 47 ngh́n tỷ đồng) tài khoản HSBC thuộc sở hữu của ông Tông, chia lại quỹ tín thác nước ngoài 2,1 tỷ USD (khoảng 54,8 ngh́n tỷ đồng) được cho là lập từ năm 2003 và yêu cầu phân chia 29,4% cổ phần Wahaha (ước tính trị giá gần 6 tỷ USD - khoảng 156,7 ngh́n tỷ đồng) hiện do con gái chính thức nắm giữ.
Các nguyên đơn đều mang quốc tịch Mỹ. Một trong số họ sinh năm 1996 tại Mỹ, khi mẹ của người này là bà Đỗ Kiến Anh, cựu quản lư Wahaha được cử sang tháp tùng con gái ông Tông du học.
Ṭa án yêu cầu xét nghiệm DNA từ mẫu máu lưu trữ của ông Tông, bởi theo Bộ luật Dân sự Trung Quốc, con ngoài giá thú có quyền thừa kế ngang hàng nếu có thể chứng minh quan hệ huyết thống.
Tại ṭa, bản di chúc năm 2020 mà con gái duy nhất, bà Tông Phú Lệ nắm giữ bị đặt nghi vấn v́ chỉ có 2 quản lư công ty kư xác nhận, không có thân nhân chứng kiến. Theo Điều 1134 Bộ luật Dân sự Trung Quốc, di chúc viết tay phải có ít nhất 2 nhân chứng độc lập. Việc thiếu thân nhân/chuyên gia pháp lư xác nhận làm giảm tính pháp lư.
Wahaha từng là h́nh mẫu doanh nghiệp tiêu dùng tư nhân Trung Quốc nhưng cú sốc di sản hậu Tông Khánh Hậu đang khiến giới đầu tư và thị trường phân vân về khả năng ổn định của thương hiệu.
Theo một số nguồn tin từ mạng lưới bán lẻ, đă có nhà phân phối ngừng nhập hàng v́ lo ngại về cấu trúc sở hữu chưa rơ ràng. Truyền thông Trung Quốc th́ đặt câu hỏi: Phải chăng ngay cả những doanh nhân huyền thoại nhất cũng chưa có lời giải cho bài toán truyền thừa?
Trong suốt 32 năm sự nghiệp, Tông Khánh Hậu chỉ làm một điều duy nhất: tập trung toàn lực vào lĩnh vực tiêu dùng. Ông từng nói: “Nghiêm túc để làm một việc nào đó là dễ nhất nhưng cũng là khó nhất”.
Ông đă chiến thắng trên mặt trận thị trường nhưng lại chưa kịp đặt nền móng cho sự trường tồn bền vững và kế thừa của di sản.
VietBF@sưu tập