Quân lực Việt Nam chống ngoại xâm và nam tiến - - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  vnch Quân lực Việt Nam chống ngoại xâm và nam tiến -
Việt Nam - Cao Miên (1618 – 1846) nhìn từ hai phía
Phần V: Bốn lần lên ngôi của Chey Chetta đệ tứ (2)
Chey Chetta IV là vị vua Cao Miên lên ngôi tới bốn lần 1675 - 1695, 1696 - 1699, 1701 - 1702, 1703 - 1706. Đối với chế độ phong kiến mà nói thì đây là hiếm có, nguyên nhân có lẽ hoặc theo sử Cao Miên thì "Suốt đời, ngài thoái vị bốn lượt nhưng các vị quốc vương thay ngài không cảng đáng nổi, ngài lại phải trở lại gánh vác việc nước", hoặc do sức ép từ hai thế lực người Thái đông tiến và người Việt nam tiến.

*Sử Cao Miên:
Chey Chetta IV lên ngôi lần thứ hai (1696 – 1699)
Khi tái lập ḥa b́nh vào năm 1689 xong, quốc vương Chey Chetta IV mới làm lễ đăng quang.[1]
Năm 1695, tuy vẫn còn trẻ, Chey Chetta IV thoái vị nhường ngôi cho người cháu (con của anh) tên Prah Outey. Quốc Vương Prah Outey I ở ngôi được 10 tháng. Năm 1696, ngài băng hà. Quốc vương Chey Chetta IV phải tức vị lần thứ hai.
Năm 1697 ngài gả công chúa cho hoàng thân Ang Em, con của vị phụ chính Ang Non.[2]
Năm 1699, một viên quan Cao Miên tên Êm nồi loạn. Êm nhờ người Việt giúp cho 20.000 quân chia làm hai đạo, ngược gịng sông Mê Kông tiến đến tỉnh Kampong Chhnang. Bị quân Cao Miên đánh lui, quân Việt Nam rút về, đóng trong các tỉnh Prey Kor (Saigon), Kâmpéâp Srékatrey (Biên Ḥa) và Bà Rịa bấy giờ thuộc quyền kiềm soát chánh thức của triều đ́nh Huế. Chính Êm hứa nhượng cho Việt Nam đề nhờ giúp về mặt quân sự. Trong trận giao phong, Êm bị tử thương.[3]
Chán nản trước cảnh nồi da xáo thịt, quốc vương Chey Chetta IV lại thoái vị, nhường ngôi cho rể là Ang Em. [4]
Quốc vương Ang Em trị v́ được hai năm. Đây là lần thứ nhất người ở ngôi vua. Trong trận đánh với viên quan phần loạn, ngài tỏ ra rất dũng cảm, nhưng v́ tánh t́nh hời hợt và hơi đần, ngài không gánh nỗi trách nhiệm. Năm 1701, quốc vương Chey Chetta IV lại phải nắm giữ quyền hành lần thứ ba.[5]
Chey Chetta IV lên ngôi lần thứ ba (1701-1702)
Bây giờ có tên Kim nhờ người Việt Nam giúp sức nổi loạn tấn công vào Oudong. Quốc vương Chey Chetta IV phải dắt hoàng tộc và triều thần chạy tránh ở tỉnh Pursat. Sau đó Ngài chỉnh tu binh mă kéo về chiếm lại thủ đô và bắt giết tên Kim.[6]
Năm 1702, Ngài thoái vị nhường ngôi cho con là Thommo Réachéa. Quốc vương Thomme Réachéa bấy giờ mới được 12 tuồi. Đây là lần thứ nhất ngài tức vị, không làm ǵ cả, chính vua cha tiếp tục điều khiền việc nước.[7]
Chey Chetta IV lên ngồi lần thứ tư (1702-1706)
Quốc vương Chey Chetta IV ở ngôi lần thứ tư đến năm 1706, th́ hoàng tử được 16 tuổi. Ngài thoái vị nhường hẳn cho con. Quốc vương Thommo Réachéa I ở ngôi lần thứ hai từ năm 1706 đến 1710.
---
[1]Việc Nặc Thu vẫn còn tại vị cho thấy tuy trận đánh năm 1688/1689 thành công nhưng người Xiêm trở lại năm 1690 đã tạo lại thế căn bằng trên đất Miên. Những năm tiếp theo chứng kiến sự kiện quan trọng diễn ra ở Đàng Trong, ảnh hưởng lớn tới mối quan hệ Việt - Miên.
Vùng đất mới phương nam "Gia Định nhất thóc nhì cau" đang dần trở nên quan trọng nếu không muốn nói nó là "vùng đất chiến lược", là sức bật để giúp Đàng Trong "tách riêng thành một nước". Đất này sau bao năm được người Việt khai hoang cầy cấy nay không chỉ đáp ứng nhu cầu tại chổ mà còn dôi ra khá nhiều, trở thành nguồn hàng hóa đem bán trong và ngoài nước. Phải nói từ trước đến giờ thóc gạo xứ Đàng Trong chỉ đủ dùng, ít khi có gạo đem bán, mà giờ có mảnh đất mới "béo tốt" thóc gạo dư thừa, tất nhiên là phải nắm chặt trong tay mình, trước thì hiềm nỗi chiến tranh với chúa Trịnh Đàng Ngoài, nay tới thời chúa Minh Nguyễn Phúc Chu mặt bắc đã yên tận 30 năm, lại thêm không ít dân Việt đã định cư ở đất ấy đã rất lâu rồi, rõ là thời cơ chín mùi để "kinh lược" đất phương nam.
Lúc này thì Champa như là trái độn ở giữa hai vùng đất của chúa Nguyễn, cản trở trên con đường liên hệ với vùng đất mới, nên chuyện vương quốc Champa sáp nhập Đàng Trong là chuyện sớm muộn cũng tới.
Mùa thu, tháng 8 năm Nhâm Thân 1692, lại vẫn là cái cớ bao đời vẫn dùng "vua nước Chiêm Thành là ... làm phản", chúa Minh sai cai cơ Nguyễn Hữu Kính con trai danh tướng Nguyễn Hữu Dật lãnh binh đi đánh. Tới tháng 3 năm 1693 thì vua Champa Bà Tranh bị bắt, Champa thành trấn Thuận Thành. Lúc này chúa Minh lại có những quyết định quá vội vàng vồ vập (có lẽ nóng lòng ngóng trông đất phương nam), tháng 8 lại đổi thành "phủ B́nh Thuận", cho Kế Bà Tử (hoàng tử Po Saktirayda Putih) làm chức "Khám Lư" quèn thay vì “Chiêm Thành Vương”, lại "bắt mặc quần áo theo lối người kinh".
Trước thái độ nhu nhược của hoàng tử này, toàn bộ dân tộc Champa vùng dậy vào năm 1693. Ngoài mục tiêu đánh đuổi quân nhà Nguyễn ra khỏi vương quốc này, c̣n vùng dậy để quét sạch những người Champa làm tay sai cho hoàng tử Po Saktiraydaputih và những nhân vật Champa khác vô t́nh hay cố ư hợp tác với nhà Nguyễn.
Chiến tranh này kéo dài liên tục hai năm liền là một thí dụ điển h́nh minh chứng cho sự xung đột lớn lao trong xă hội Champa thời đó. Nhưng sự xung đột xă hội này không phát xuất từ sự tranh giành quyền lợi riêng tư giữa hai tập thể dân tộc Champa, nhưng là sự dị biệt trong ư thức hệ đấu tranh cho quyền lợi thiêng liêng của Champa. Kể từ những năm cuối cùng của thế kỷ thứ 17, ngoài hiện tượng làm tay sai cho địch đă từng xảy ra dưới thời Chế Bồng Nga vào năm 1390, vương quốc Champa bắt đầu đối phó với một hiện tượng mới nữa, đó là một số nhà lănh đạo chỉ biết dựa vào uy quyền nhà Nguyễn để cai trị quốc gia, thích chọn con đường làm bù nh́n cho nhà Nguyễn để cũng cố địa vị hay danh vọng của ḿnh.
Cuối cùng cuộc nổi dậy cũng đã giúp họ giành lại ít nhiều quyền tự trị cho Champa, tháng 8 năm 1694 "lại cho phủ B́nh Thuận trở lại làm trấn Thuận Thành", tháng 11 năm đó "phong Kế Bà Tử làm phiên vương trấn Thuận Thành".
Vào thời gian này, một số lớn người Chăm và người Che Mạ đă lần lượt kéo nhau sang cư trú tại nước Cao Miên, riêng nhóm người Chăm theo chân một hoàng thân tên Po Chongchan qua Cao Miên được vua Nặc Thu cho định cư dọc xung quanh kinh đô Oudong (nhóm người Chăm này có lẽ là tổ tiên của nhóm người Chăm Jahed - Chăm cũ sau này). Sử Việt gọi nhóm người di cư này là Côn Man, sau này chúa Nguyễn viện cớ họ bị người Miên hiếp đáp mà chinh phạt, Nguyễn Cư Trinh lại dâng sớ hiến kế đưa họ về vùng biên giới định cư ở Tây Ninh, vào thời Minh Mệnh một nhóm khác được đưa về An Giang cũng cùng mục đích phòng thủ biên giới.
Lại qua cuộc nổi dậy của người Chăm ta lại thấy bóng dáng ảnh hưởng của "thế kỷ người Hoa ở Đông Nam Á". A Ban - có thể là một thương nhân người Thanh vì "tung nhiều tiền bạc để ngầm kết với quân Tân Lễ làm nội ứng" - theo ĐNTL là một trong những nhân vật cầm đầu. Để ý cách chép sử của ĐNTL thì cố ý làm rõ nét vai trò của "người Thanh" A Ban này, có lẽ trước là để làm lu mờ vai trò của nhân dân xứ Chàm, sau chính là làm nổi bật mối bận tâm của Phú Xuân trước thế lực khách trú. Trước là người Hoa Minh Hương Hoàng Tiến làm phản ở Mỹ Tho, nay lại một người Hoa triều Thanh đằng sau giật dây ở xứ Chàm. Rõ ràng những hệ lụy trước mắt của chính sách quản lý lõng lẻo ở vùng đất mới buộc chúa Minh phải có đối sách.
Đối với Champa, sau cuộc nổi dậy năm 1693 – 1694, thì chúa Nguyễn phải dùng cách mềm dẻo hơn nhiều để đạt mục tiêu thông suốt dòng di cư dân vào đất Gia Định, là biến phiên quốc Panduranga thành một cơ cấu hành chính đặc biệt vào năm 1697, theo đó trấn Thuận Thành (chỉ khu định cư của người Chăm) không tập trung một nơi mà nằm rải rác, xen lẫn trong các khu định cư của người Việt. Po Dharma sử dụng một thuật ngữ dể h́nh dung là “Peau de léopard” (lănh thổ bị cắt xén như tấm da báo).
[2]Có hai cách nhìn sự kiện năm 1697 này, thứ nhất có lẽ trước sức ép ngày càng lớn của người Việt đã tới sát nách sau khi giải quyết vấn đề Champa, vua Nặc Thu liền gả con gái cho con trai của Nặc Nộn là Nặc Yêm hy vọng về một khối thống nhất.
Góc nhìn thứ hai đó là chúa Nguyễn chơi bài ngữa, ĐNTL chép sau khi quân Việt vào thành Nam Vang năm 1700 thì "Nặc Yêm (con vua thứ hai Nặc Nộn) ra hàng, Hữu Kính vào thành, yên vỗ dân chúng". Vậy tức là lúc đó Nặc Yêm không ở SaìGòn nữa, nhiều khả năng là bị ... đuổi. Có lẽ lúc này Nặc Nộn đã chết, sử Miên không thấy chép nữa, mà ĐNTL hay GĐTNTC đều có chép dù không rõ năm mất. Sau khi Nặc Nộn chết, chúa Nguyễn không cho người Miên làm vua ở SaìGòn nữa, dọn đường cho Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh tháng 2 năm 1698 vào kinh lược xứ Đồng Nai. Tuy nhiên các sự kiện sau này cho thấy chúa Nguyễn vẫn chống lưng cho Nặc Yêm nên khả năng cao là Nặc Yêm chạy về Nam Vang làm rễ Nặc Thu là một dàn xếp của các bên.
[3]Năm 1699, sử Miên ghi rõ về một âm mưu lật đổ của một viên quan tên "Êm" như là nguyên cớ cho lần đánh của quân Việt, và chính viên quan này "hứa nhượng" cho Việt Nam vùng SaìGòn - Đồng Nai - Bà Rịa, từ đó người Việt là "chính danh" chủ đất. Viên quan này là ai mà có quyền đó ? Hay là một phiên bản Cao Miên Phan Thanh Giản ?
Sử Việt chép như là chuyện "đương nhiên", năm 1698 thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào trực tiếp “chia đất” ngay luôn, xem ra việc mấy chục năm nhiều người Việt định cư và khai hoang vùng đất này lại thêm người Miên coi như đất rìa chả mấy ai sống cho nên người Việt đã coi vùng này là đất của mình, chả cần tới "chính danh".
Dĩ nhiên khi vùng đất mới chính thức trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc lănh thổ Đàng Trong và là nơi chiêu mộ dân Ngũ Quảng vào định cư, chúa Nguyễn cần sự ổn định, bởi thế ông vua Miên thứ hai không thể ở SaìGòn nữa, và biên giới phải dời ra xa hơn.
Cũng không ngạc nhiên khi vua Miên thứ nhất ở Oudong phản ứng mạnh "mùa thu, tháng 7, Nặc Thu nước Chân Lạp làm phản, đắp các lũy Bích Đôi, Nam Vang và Cầu Nam, cướp bóc dân buôn", do đó mà cớ đánh Miên năm 1699 vẫn theo mô típ cũ rích "vua Chân Lạp … làm phản". Lần động binh này quân lực khá hùng hậu, ngoài binh trấn biên còn có binh dinh Quảng Nam nữa, sau hợp với binh Long Môn (lúc này thống binh là tướng Minh Hương Trần Thượng Xuyên).
Từ sự kiện Hoàng Tiến, phía Việt vẫn chưa thôi nghi kị binh Minh Hương thành thử ra kế sách để quân Minh Hương làm tiên phong đi đánh Cao Miên được dùng lại, nhưng tướng Trần Thượng Xuyên là vị tướng tài, ra quân tiên phong đều thắng, giành được sự vị nể từ phía Việt, sách sử có chép công lao.
Theo ĐNTL thì trận đánh thực sự là vào năm 1700 chứ không phải năm 1699 như sử Miên, có thể có cả hai trận, trận năm 1699 quân Việt thua nên không chép vào, trận năm 1700 quân Miên thua nên cũng không chép vào mà dùng một câu cảm thán đầy ai oán "chán nản trước cảnh nồi da xáo thịt".
[4]Lời ai oán trên, cộng thêm việc phải nhường ngôi cho Nặc Yêm cho thấy lần này quân Việt thắng thế rất lớn, thêm việc đẩy vua Miên “thứ hai” ra khỏi vùng thậm chí lên ngai vàng Cao Miên, mục tiêu "kinh lư việc biên giới" đã thành, Gia Định lúc này "đương nhiên" là của nước Quảng Nam.
[5]Nặc Yêm phe thân Việt chỉ ở ngôi lần này chỉ có vỏn vẹn 2 năm liền bị ông bố vợ Nặc Thu lật, lý do Nặc Yêm "đần độn", triều đình Cao Miên lại vào tay phe thân Xiêm.
Quả thật nội bộ Cao Miên chưa bao giờ yên ổn, kể cả ngay lúc này, khi cả một vùng đất rơi vào tay người ngoài, họ vẫn không thể đoàn kết. Mà có lẽ không chỉ họ, Champa cũng thế, và điều kinh ngạc nhất là người Hoa, nếu hậu thế vị nể người Hoa kiều vì sự đoàn kết của họ thì ở giai đoạn này không hề có điều đó. Tất cả mâu thuẫn đó phần nào giúp chúa Nguyễn len lõi vào mà chiếm trọn vùng nam bộ.
[6]Kết hợp sử cả hai phía ta thấy giai đoạn này Việt - Xiêm đánh cờ rất gắt gao trên đất Cao Miên.
Sử Việt không chép việc Nặc Thu lật ngôi nhưng sử Miên chép về một ông tên "Kim" nhờ người Việt nhảy vào ngay trong năm này, sau bị giết, quân Việt bị đánh bật ra.
[7]Liền ngay sau đó vua Nặc Thu nhường ngôi cho con là Nặc Thâm nhưng vẫn nắm quyền cho tới khi Thâm trưởng thành, dù là ông bố vợ hay người em vợ thì tình thế của Nặc Yêm đều không tốt, sử Việt chép "Sau Thu v́ tuổi già, truyền ngôi cho con là Nặc Thâm. Thâm ngờ Yêm có dị chí, nổi binh đánh nhau, lại nhờ Xiêm La giúp".
Dĩ nhiên là vua Xiêm gọi thì chúa Nguyễn trả lời, sai quân đến đánh tan quân Xiêm cứu Nặc Yêm năm 1705 "sai Chánh thống cai cơ Nguyễn Cửu Vân (con Nguyễn Cửu Dực) đánh Chân Lạp và đưa Nặc Yêm về nước ... Vân đến Sầm Khê gặp quân Xiêm, đánh vỡ tan... ". Theo đà thắng lợi, quân Việt đánh bật lại tới tận thành La Bích (Longvek hoặc Lovek) nằm phía bắc Oudong: "Nặc Thâm cùng em là Nặc Tân chạy sang Xiêm. Nặc Yêm lại trở về thành La Bích".
Sau đó thì không tiến thêm được, phe Việt cũng rút về “bèn đắp lũy dài để vững pḥng ngự”(ở tỉnh Định Tường). Có một điều thú vị là ĐNTL có chép về ông Mai Công Hương gặp quân Xiêm bị ép "nhảy xuống sông chết", có lẽ chiến dịch này quá quan trọng đối với sự vững vàng của lãnh thổ mới của nước Đàng Trong nên vị này được xem là hy sinh vì non sông đất nước, thành thử ra chúa Nguyễn sai phong Hương làm thần “vị quốc tử nghĩa”, dựng đền để thờ.
Có vẻ như lúc sau thì vua Nặc Thâm trở về lại Oudong và Cao Miên bị chia làm hai phần đông bắc - tây nam, vì vài năm sau sử có chép rằng Nặc Yêm mang liên quân mà bao gồm cả phía Lào và hai sắc dân thiểu số (người Samrẻ và người Kouy) ở miền Bắc (tỉnh Ang Kor và Kampong Thom), dĩ nhiên có sự giúp sức của quân Việt, xuôi nam đánh Nặc Thâm ở thành Oudong, thế có nghĩa lúc này phía đông bắc từ La Bích trở ra tới Lào thuộc Nặc Yêm được Việt chống lưng và phía tây nam từ thủ đô Oudong xuống phía nam và vùng phía tây giáp Ayutthaya thuộc Nặc Thâm được Xiêm chống lưng.
Sử Cao Miên vẫn chép vua Nặc Thâm Thommo Réachéa là "chính thống" ở giai đoạn này.
Xiêm - Việt lại bước sang nước cờ tiếp theo, với thế hệ hoàng gia bị chia rẽ tiếp theo của Cao Miên: Nặc Thâm Thommo Réachéa và Nặc Yêm Ang Em, nhưng lúc này "Hán Hà Sở Giới" đã dời từ vùng Mỹ Tho ra tới tận La Bích rồi.
Cũng thật chưa rõ là vì sau nhiều năm bờ cõi yên bình rồi bành trướng rộng lớn tận biên giới Chân Lạp khiến chúa Minh hùng tâm tráng chí muốn tách riêng miền Nam thành một nước độc lập (cầu phong nhà Thanh), thoát khỏi cái bóng nhà Lê. Hay là vốn chúa Minh đã có tham vọng đó từ trước cho nên hoạch định kế hoạch trước là dời dinh trấn biên xuống tận đất Gia Định, rồi khi đất nước rộng lớn, quốc lực hùng hậu, sẽ xin cầu phong.
Năm 1702, chúa Nguyễn xin cầu phong nhưng không thành, vua Thanh đáp rằng: "Nước Quảng Nam hùng thị một phương, Chiêm Thành, Chân Lạp đều bị thôn tính, sau tất sẽ lớn. Duy nước An Nam c̣n có nhà Lê ở đó, chưa có thể phong riêng được. Việc bèn thôi."
---
nguồn:
Việc bang giao giữa Cao Miên và Việt Nam (nhìn từ phía Cao Miên) - Lê Hương
ĐNTL
Phủ biên tạp lục - Lê Quư Đôn
Phiên quốc Panduranga – Champa hay Trấn Thuận Thành , phủ B́nh Thuận (thế kỷ XVII – XIX) - Đổng Thành Danh

luyenchuong3000
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
luyenchuong3000's Avatar
Release: 09-10-2020
Reputation: 699065


Profile:
Join Date: Mar 2008
Posts: 12,207
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	118769875_2758826691057369_1501790363622038171_n.jpg
Views:	0
Size:	19.3 KB
ID:	1651235   Click image for larger version

Name:	118711729_2758826637724041_3221334463373076378_n.jpg
Views:	0
Size:	79.3 KB
ID:	1651236  
luyenchuong3000_is_offline
Thanks: 16,162
Thanked 33,002 Times in 9,617 Posts
Mentioned: 151 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1709 Post(s)
Rep Power: 63 luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11
luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11
The Following 3 Users Say Thank You to luyenchuong3000 For This Useful Post:
anhhaila (09-11-2020), hoathienly19 (10-27-2020), lavu (09-19-2020)
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 19:35.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.12565 seconds with 15 queries