ALGÉRIE DẬY SÓNG - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2006-2019


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default ALGÉRIE DẬY SÓNG
Mis à jour : il y a un jour


Một điều lạ : các médias VN, kể cả báo mạng và báo chí hải ngoại, dồn hết chú tâm vào Venezuela, bỏ quên một cuộc nổi dậy c̣n ngoạn mục và bất ngờ hơn nữa : Algérie. Những ǵ đang diễn ra ở Algérie là chuyện không ai tưởng tượng được, chỉ cách đây vài tháng. Kể cả những người thông thạo về Algérie, nhất là những người thông thạo về Algérie. Bởi v́ ai cũng nghĩ dân Algérie, thờ ơ và vô cảm, sẽ tiếp tục cam chịu chấp nhận độc tài để sống an phận, qua ngày. Nhưng không, tuổi trẻ Algérie đă đứng dậy đ̣i tự do, kéo theo cả một dân tộc.

MURISTES

Những người có dịp tới thăm Algérie đều biết từ ngữ và hiện tượng‘’ ‘’muriste’’. Mur, tiếng Pháp là bức tường ( tiếng Pháp vẫn thông dụng ở xứ này ), muristes là những người đứng dựa tường ( tiếng địa phương : hittist, hitt là bức tường ) ám chỉ một thế hệ trẻ không việc làm, không tương lai, vô công rỗi nghề, vô vọng, thờ ơ với xă hội, không biết làm ǵ hơn là suốt ngày đứng dựa tường, đàn đúm với nhau, trêu chọc đàn bà con gái cho qua ngày. Cho qua đời.

Đứng dựa tường, bởi v́ Hồi giáo cấm rượu chè, tuổi trẻ Algérie không thể nhậu nhẹt, uống cuộc đời ḿnh trong những quán nhậu như tuổi trẻ VN.

Tại một xứ gần một nửa dân số dưới 25 tuổi, hiện tượng muriste là một thảm trạng của một xă hội bế tắc

Từ mấy tháng nay, chính những muristes đó, một cách bất ngờ, đă đồng loạt, và quyết liệt đứng dậy, đ̣i tự do dân chủ.

Cách mạng nhân dân, như người ta nói, thường thường bùng dậy những lúc không ai ngờ. Và khi nó bùng dậy, không bạo lực, không guồng máy đàn áp nào ngăn cản nổi. Vài giờ trước khi đổ, chế độ độc tài nào cũng nghĩ sẽ đứng vững vĩnh viễn.
Trong khi t́nh h́nh ở Vénézuela ứ đọng, gần như sa lầy, trong khi dân VN chấp nhận ách độc tài như một cái gông đă trở thành một bộ phận của cơ thể, dân Algérie đứng dậy, một cách ôn hoà nhưng quyết liệt, và đă thành công trong mục tiêu đầu tiên : loại bỏ Tổng thống Abdelaziz BOUTEFLIKA, cầm quyền từ 20 năm nay và muốn tiếp tục ngồi trên xe lăn, cai trị một xứ gần 45 triệu dân.

Loại được Bouteflika, một chuyện không ai tưởng tượng nổi cách đây vài tháng, nhưng dân Algérie muốn đi xa hơn nữa, loại bỏ một băng đảng mafia đă cầm quyền từ ngày Algérie độc lập ( 1962 )

20 NĂM TỔNG THỐNG

Cuộc nổi loạn bùng nổ cách đây một tháng, khi một nhóm trẻ, mà người ta tưởng là thụ động, xa lánh ‘’ chính trị ‘’, xuống đường phản đối việc Tổng thống Bouteflika, một ông già gần đất xa trời, 82 tuổi, tê liệt trên xe lăn, á khẩu từ ngày bị đột quị ( 2013 ), tuyên bố sẽ ra tranh cử nhiệm kỳ thứ 5, sau 20 năm cầm quyền với bàn tay sắt.

Chính quyền nghĩ chuyện đó chỉ là một vấn đề h́nh thức, tại một quốc gia tập đoàn cầm quyền quản trị quốc gia như chủ một công ty tư nhân. Dân chỉ biết chép miệng, cúi đầu chấp nhận.

Đối lập bị khai trừ, hoặc nằm tù, hoặc trốn ra hải ngoại. Báo chí nằm trong tay chính quyền, một cách chính thức hay bán chính thức. Như các chế độ độc tài khác, nhà nước Algérie cai trị trên cái sợ

Hàng chục ngàn thanh thiếu niên, ngày 22 tháng 2 vừa qua, đùng một cái bỏ cái sợ vào túi, biểu t́nh chống việc Bouteflicka tái ứng cử. ‘’20 ans, ça suffit !‘’ ( 20 năm đă quá đủ ! ).

Cái sợ đă đổi bên, mặc dầu trước đó ít ngày, hai thanh niên đă bị kết án… 6 năm tù chỉ v́ mang biểu ngữ chống việc Bouteflika tái tranh cử.

Từ đó, mỗi ngày, nhất là những ngày thứ Sáu, trên toàn lănh thổ, thanh thiếu niên kéo theo những thế hệ khác xuống đường.

Hơn cả những chữ ‘’ tự do , dân chủ ‘’, những người biểu t́nh nói tới cái ‘’ dignité’’, cái ‘’nhân phẩm’’ của người Algérie. Họ muốn dẹp cái gọi là gérontocratie ( chế độ của các cụ già ) hay momiecratie ( chế độ xác ướp ). Không phải chỉ riêng Bouteflika, nhưng tất cả tập đoàn FNL ( Mặt trận Giải Phóng Quốc Gia ) cầm quyền từ ngày Algérie độc lập ( 1962 ) bị coi là những xác ướp Ai Cập, đă thối rữa, phải dứt khoát loại bỏ, vứt vào sọt rác của lịch sử. DÉGAGEZ !

Stop, dân Algérie không muốn cả thế giới nhạo báng v́ được dẫn đường bởi một lănh tụ đi xe lăn, một xác ướp từ lâu không xuất hiện trước công chúng, bán thân bất toại sau khi bị AVC , sống ở các nhà thương Thụy Sĩ hơn là dinh Tổng thống.

Bouteflika, đúng hơn là gia đ́nh và tập đoàn cầm quyền đứng sau ông già bệnh hoạn gần đất xa trời, làm b́nh phong để thao túng, vơ vét, nghĩ rằng chỉ cần dọa nạt cũng đủ dẹp tan phong trào nổi loạn, như đă làm trong quá khứ.
CÁCH MẠNG INTERNET

Bouteflika, một cách gần như khiêu khích, đă chính thức nộp hồ sơ tái tranh cử. Chính quyền thách thức : hoặc Bouteflika, hoặc một Algérie hỗn loạn. Ám chỉ hiểm họa Hồi giáo quá khích sẽ lợi dụng t́nh thế để nắm quyền

Đó là một giọt nước làm tràn cái ly. Và, đúng như người ta nhận xét ở những nơi khác, những cuộc cách mạng làm rung chuyển một chế độ thường bùng nổ những lúc ít người ngờ nhất. Không ai tiên liệu được phản ứng của một dân tộc.

Thứ Sáu 08 tháng Ba 2019, không phải hàng trăm ngàn, nhưng hàng triệu người đă đổ xuống đường. Tất cả các hội đoàn dân sự đă sát cánh với lớp trẻ. Từ các nghiệp đoàn, các nghệ sĩ, kư giả độc lập, tới các luật sư, nghệ sĩ, các đảng phái ( lần đầu đoàn kết với nhau v́ một mục dích chung )
Phe Bouteflika hiểu t́nh thế đă thay đổi, chấp nhận nhượng bộ. Khởi đầu tuyên bố sẽ không tái tranh cử lần… thứ 6 , sau đó, nhượng bộ thêm, rút đơn tranh cử lần thứ 5. Nhưng chỉ nhượng bố một nửa. Rút đơn tranh cử nhưng quyết định ở lại quá nhiệm kỳ, nói là để chuẩn bị một cuộc bầu cử trong sạch, hợp ư dân hơn.

Những cuộc biểu t́nh tiếp tục, càng ngày càng quyết liệt hơn. Dân Algérie, mỗi ngày thay nhau, hay cùng nhau xuống đường, trên khắp các thành phố lớn nhỏ, hang cùng ngơ hẹp.

Mỗi ngày, hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn, đôi khi hàng triệu người xuống đường. Nhất là những ngày thứ Sáu, trở thành những cuộc hẹn ḥ của lớp trẻ. Ư thức chính trị, người ta học, rất mau, trong những cuộc xuống đường

Cái đặc biệt là cuộc nổi dậy hoàn toàn bất bạo động. Nguời ta xuống đường như đi trẩy hội. Những người thờ ơ nhất hănh diện đă tham dự, hănh diện là người Algérie, đă ngửng đầu đ̣i quyền quyết định cho mạng sống của ḿnh và tương lai của dân tộc

Đó cũng là một cuộc cách mạng Internet. Bất chấp các đài truyền h́nh, truyền thanh nhà nước ra rả khuyên bảo, đe dọa suốt ngày, giới trẻ hẹn nhau qua các iPhone, Twitter, Facebook..

Những người nổi giận trở thành một cộng đồng, xuống đường trở thành một cuộc hẹn ḥ với gia đ́nh mới. Có người nói : Nếu xong, cũng buồn, không biết thứ Sáu làm ǵ. Khi một nhóm người trở thành một cộng đồng nuôi cùng một chí hướng, khó có sức mạnh nào cản nổi.

Chế độ độc tài Algérie, như tất cả những chế độ độc tài khác, mới đầu dùng những tiểu xảo, đe dọa, hứa hẹn qua loa, nhưng khi thấy khí thế của đường phố, đă đi hết nhượng bộ này tới nhượng bộ khác.

Đảng duy nhất FLN, đảng đă đưa ông già xác ướp Boutlefika ra làm b́nh phong để cai trị, tuyên bố không ủng hộ Tổng thống nữa. Ngày 26/03 tổng tham mưu trưởng quân lực Ahmed Gaïd Salah tuyên bố hoặc Boutleflica từ chức, hoặc sẽ bị truất phế v́ không đủ khả năng sức khoẻ để lănh đạo quốc gia.

Không c̣n lực lượng chính trị FNL, quân lực sau lưng, hai ngày sau, 28/03, Bouteflica chính thức từ chức.

BOUTEFLIKA, tổng thống xác ướp vừa bị lật đổ
Ngày 31/03, chính phủ lâm thời ra đời, với mục đích tu chính hiến pháp và tổ chức ‘’bầu cử tự do, trong sạch’’.

Cuộc nổi loạn đă chấm dứt, dân đă thoả măn ? Không !

Mặc dầu vậy, những cuộc xuống đường không những giảm bớt mà c̣n vũ băo hơn nữa .

Dân Algérie đă trưởng thành, đă hiểu tất cả những nhượng bộ chỉ là h́nh thức, để tập đ̣an cầm quyền kiếm cớ hoăn binh.

Chính phủ lâm thời vẫn là những người của chế độ cũ, trong đó tướng Akmed Gaïd Salah đóng vai chủ động. Từ ngày Algérie độc lập ( 1962 ), các tướng lănh cấu kết với FNL chia nhau quyền hành, chia nhau tài sản quốc gia, chia nhau những tài khoản khổng lồ nhờ dầu lửa, dầu khí. Sống phè phỡn, sống như triệu phú, chuyển tiền ra ngoại quốc, trong khi dân càng ngày càng khổ, thiếu thốn mọi thứ. Một anh hài nói nửa đùa, nửa thực: dân Alger rất vui khi thấy xe phun nước chống biểu t́nh, v́ có dịp được... tắm rửa, ở một xứ nước bị hạn chế.

Trước đó vài tuần, Salah là người ủng hộ Bouteflica nhiệt thành nhất, coi việc Bouteflica nắm quyền thêm một nhiệm kỳ là yếu tố quyết định cho việc ổn định chính trị và an ninh của Algérie

BLACK FRIDAY

Dân Algérie vẫn có cảm t́nh và kính trọng quân đội, nhưng muốn tất cả các tướng lănh cũ cũng như các chính trị gia già nua, tham nhũng, bất tài, tham quyền cố vị ra đi, nhường chỗ cho thế hệ trẻ. Khẩu hiệu của các đám biểu t́nh là ‘’DÉGAGEZ !‘’ ( Hăy cút đi ).

Những cuộc biểu t́nh lớn trên toàn quốc mỗi thứ sáu được mệnh danh là Black Friday, ám chỉ ngày Black Friday ở Mỹ, các cơ sở thương măi tống khứ hàng hoá cũ với giá rẻ để trưng bày hàng hóa mới. Những người biểu t́nh cho hay sẽ xuống đường cho tới khi tất cả tập đoàn lănh đạo tham nhũng trả lại quyền cho dân.

Cho tới nay, thế giới e dè với biến động Algérie, trái với thái độ ủng hộ nhanh chóng cuộc nổi loạn ở Venezuela.

Các nước láng giềng như Tunisie, Maroc sợ phản ứng dây chuyền, e ngại làn sóng phản kháng sẽ lan sang nước ḿnh.

Mỹ không phản ứng, v́ quá xa, trái với Venezuela ở sát nách. Nhiều chính khách Mỹ không biết Algérie ở đâu.

Các nước Âu Châu nghĩ đó là chuyện của Pháp v́ Algérie là thuộc địa cũ của Pháp, mặc dù ngày nay Algérie đă hầu như rơi vào tay Trung Cộng.

Pháp lo sợ, v́ nếu Algérie hỗn loạn, sẽ phải tiếp đón làn sóng di dân khổng lồ. Paris chỉ cách Alger ( thủ đô Algérie) hai giờ bay, và hiện nay trong số 8, 9 triệu người da đen và Ả Rập sinh sống ở Pháp, có quốc tịch Pháp, người gốc Algérie đông nhất.

Nói chung, thế giới yên lặng v́ Algérie là một quốc gia khổng lồ ngăn chặn khủng bố Hồi Giáo.

Trung Cộng án binh bất động, ủng hộ ngấm ngầm phe cầm quyền, nhưng sẽ ngả về phe nào mạnh nhất.

Dân Algérie bất cần sự ủng hộ của bất cứ cường quốc nào. Các đoàn biểu t́nh không kêu gào Trump, không xin xỏ Âu Châu, yêu cầu Macron ‘’hăy lo chuyện Gilets Jaunes, để chúng tôi giải quyết chuyện Algérie !’’

Trong số những người biểu t́nh, phụ nữ là những người b́nh tĩnh nhất, cương quyết nhất, với một ư thức chính trị rất cao. Các bà, các cô đồng thanh như một : chúng tôi sẽ đi đến cùng. Mục tiêu là tự do, dân chủ đích thực. Chúng tôi không đ̣i vài ba nhượng bộ lặt vặt, chúng tôi đ̣i quyền sống cho ḿnh và tương lai cho thế hệ sắp tới. Một nửa những người biểu t́nh là phụ nữ. Khi đàn ông xuống đường, sẽ có bạo loạn. Khi phụ nữ xuống đường, sẽ có cách mạng.

TỪ ALGÉRIE TỚI VIỆT NAM

Algérie có nhiều điểm tương đồng với Vénézuela và Việt Nam

Giống như ở Vénezuela, những nhà lănh đạo Algérie, mơ tưởng một ‘’ xă hội chủ nghĩa ‘’ Mác Lê, đă biến một nước giầu tài nguyên, nhân lực thành một nước lạc hậu. Với diện tích gần 2 triệu rưỡi cây số vuông, với kho dầu hỏa, dầu khí thuộc hàng quan trọng nhất thế giới,

với các quặng mỏ vô giá, tập đoàn lănh đạo, bất tài, tham nhũng đă biến Algérie thành một quốc gia chậm tiến, một thế hệ thất nghiệp, không sản xuất ǵ, không xuất cảng ǵ ngoài dầu khí cũng nằm trong tay các công ty ngoại quốc, hết Pháp tới Mỹ, Đức, nhất là Trung Cộng.

Giống như VN, phe thắng cuộc, sau khi Algérie dành được độc lập, coi đất nước như của riêng, toàn quyền cai trị, sinh sát. Giống như VN, trong 20 năm đầu, phe thắng cuộc muốn xây dựng một chế độ xă hội đại đồng, theo mô h́nh Cộng Sản.

Những người cựu du kích quản trị quốc gia như khi cơn ở trong bưng, với bạo lực, khủng bố, thủ tiêu, thanh toán..

Hậu quả là một nước giầu tài nguyên nhất trong vùng thành một nước phá sản, nhân quyền bị chà đạp, xă hội băng hoại. Tập đoàn cầm quyền tham nhũng cấu kết với hàng ngũ tướng lănh, chia nhau tài nguyên quốc gia, tạo một xă hội bất công man rợ, trong đó có hai loại công dân, những người có thẻ đảng và những người ngoài lề.

Sau khi dành được độc lập năm 62, sau 132 năm dưới ách thuộc địa Pháp, FNL ( Front National de Libération, Mặt Trận Giải Phóng Quốc Gia ) trở thành đảng chính trị duy nhất, đặt tên nước là Algérie Dân Chủ Nhân Dân ( République algérienne démocratique et populaire ), chỉ hơi thua Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa Độc Lập ở chỗ chưa có Tự Do, Hạnh Phúc.

Sau 20 năm quản trị đất nước theo mô h́nh Mác Xít, FNL nh́n nhận đất nước đi vào ngơ cụt trên mọi phương diện , từ kinh tế tới văn hóa, chính trị, giáo dục, xă hội.


Để dập tắt ngọn lửa bất măn, chính quyền buộc ḷng phải thay đổi hiến pháp, chấp nhận đa đảng từ 1982. Nhưng các đảng đối lập đă bị đàn áp, tiêu diệt, các lănh tụ hoặc bị bức tử, bị tù đầy hoặc bỏ ra hải ngoại lánh nạn, chính trường chỉ có một bên là FNL, bị dân chán ghét, một bên lực lượng hồi giáo cực đoan

Trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên năm 91, FNL thua nặng trước tổ chức hồi giáo cực đoan FIS ( Front Islamique du Salut ).

Trước hiểm họa Afghanistan hóa, nhất là để bảo vệ quyền lợi của phe cầm quyền, quân đội đảo chánh khi biết kết quả bầu cử.

FIS trở thành một lực lương kháng chiến, tàn bạo nhất, dă man nhất, không ngần ngại đặt chất nổ, đốt làng, giết dân kể cả đàn bà trẻ con bị coi là ‘’infidèles ‘’, những người không trung thành với Allah.

Algérie biến thành một biển máu. Trong mười năm nội chiến, gần 200.000 người thiệt mạng, đất nước hoàn toàn tê liệt.

Cựu bộ trưởng ngoại giao, có uy tín nhất trong số các chính tri gia tị nạn tại nước ngoài, Bouteflika hồi hương và đắc cử Tổng thống từ 1999. Một mặt quyết liệt dùng biên pháp mạnh để tiêu diệt khủng bố, một mặt áp dụng chiến dịch ‘’ chiêu hồi ‘’ để kêu gọi lực lượng FIS giă từ vơ khí, Bouteflika trở thành một thứ anh hùng đă văn hồi trật tự ở một xứ hỗn loạn, máu lửa.

Bouteflica sửa hiến pháp,tự cho ḿnh quyền ứng cử hơn hai lần như hiến pháp cũ quy định. Trên thực tế, Algérie vẫn nằm trong tay FNL, một tổ chức mafia muôn h́nh vạn dạng, nhất là từ khi Bouteflika bị đột qụy cách đây 6 năm. FNL muốn biến Bouteflika thành một tổng thống momie trọn đời, để đứng sau lưng, tiếp tục thao túng, vơ vét
TỪ ALGÉRIE TỚI SOUDAN

Bouteflika bị loại. Dân Algérie ngày nay quyết liệt đ̣i tất cả tập đoàn mafia trả lại đất nước cho dân, đ̣i tất cả tập đoàn cầm quyền từ 60 năm nay phải trả lời trước pháp luật Những biến động gần đây khiến các quan sát viên ngạc nhiên và khâm phục về sự trưởng thành của người dân vẫn bị coi là '' nhược tiểu ''.
Tại Soudan, dân chúng đă đứng dậy lật đổ Omar el-Béchir và một trong những chế độ tàn bạo nhất thế gíới. Quyết liệt, hữu hiệu, bất chấp lực lượng đàn áp. Cũng như ở Algérie, phụ nữ Soudan đă dẫn đầu. Cuộc nổi loạn đă bắt đầu bằng những cuộc biểu t́nh hàng ngày,

trên toàn quốc, của những bà mẹ, bà vợ có con, chồng bị sát hại, bi giam giữ trái phép

Những người cầm quyền ở Algérie, Soudan nắm mọi quyền lực, tiền bạc, báo chí nghĩ họ sẽ tiếp tục hoành hành, coi đất nước là của riêng, quên rằng càng ngày càng phẫn nộ, và khi sự phẫn nộ của dân bùng nổ khắp hang cùng, ngơ hẻm, bạo quyền mạnh tới đâu cũng bó tay .

Những người cầm quyền ở Algérie quên rằng một nửa dân Algérie dưới 25 tuổi, trong đó đa số dưới 15 , không có liên hệ ǵ với cuộc chiến tranh dành độc lập thần thánh vẫn được ca tụng trong sách báo, kể cả sách giáo khoa, không có một kỷ niêm ǵ về những ngày nội chiến đẫm máu. Cái hoài bảo và mục tiêu trước mắt của họ là được sống tự do. Họ muốn lật một trang sử cũ, để bước vào một thời đại mới. Họ không muốn đứng dựa tường, nh́n mafia thao túng nữa.

Từ Thức, tháng Tư, 2019


(tuthuc-paris-blog.com )

cha12 ba
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
cha12 ba's Avatar
Release: 04-23-2019
Reputation: 539418


Profile:
Join Date: Jan 2013
Posts: 37,973
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	algeria.jpg
Views:	0
Size:	49.7 KB
ID:	1370776   Click image for larger version

Name:	algeria1.jpg
Views:	0
Size:	380.1 KB
ID:	1370777   Click image for larger version

Name:	ttalge.jpg
Views:	0
Size:	47.0 KB
ID:	1370778  
cha12 ba_is_offline
Thanks: 81,074
Thanked 56,785 Times in 24,152 Posts
Mentioned: 430 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 10758 Post(s)
Rep Power: 75 cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11
cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11
The Following 4 Users Say Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
hnr (04-24-2019), omega (04-24-2019), TOMSFO (04-24-2019), wonderful (04-23-2019)
 
User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 02:08.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.12093 seconds with 15 queries