Trong nỗ lực đối phó với sự thống trị của Trung Quốc trên các tuyến đường biển quốc tế và vực dậy ngành đóng tàu trong nước, Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đă nới lỏng đề xuất áp phí đối với tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và tàu chở ô tô không được đóng tại Mỹ.Theo đề xuất sửa đổi được USTR công bố mới đây, các hăng tàu sẽ không bị phạt nếu không dùng tàu của Mỹ để vận chuyển một tỷ lệ nhất định khí LNG xuất khẩu. Đề xuất này cũng giảm phí cập cảng cho tàu chở ô tô nước ngoài và miễn phí hoàn toàn cho các tàu phục vụ quân đội Mỹ.
Trước đó, USTR đă miễn phí cập cảng - loại phí ban đầu nhắm vào các tàu liên quan đến Trung Quốc, cho tàu chở hàng xuất khẩu của Mỹ và tàu vận tải nhỏ. Các tàu hoạt động trên Ngũ Đại Hồ (Great Lakes), vùng biển Caribe và vùng lănh thổ của Mỹ cũng được miễn trừ.Vào tháng Tư, USTR đă khiến ngành LNG bất ngờ với quy định các nhà sản xuất LNG sẽ phải vận chuyển 1% lượng hàng xuất khẩu của họ trên các tàu do Mỹ đóng bắt đầu từ tháng 4/2029. Tỷ lệ này sẽ tăng lên 15% từ tháng 4/2047 trở đi.
Trong sửa đổi mới nhất, USTR đă bỏ điều khoản cho phép họ đ́nh chỉ giấy phép xuất khẩu LNG nếu các hăng không đáp ứng quy định về việc sử dụng tàu Mỹ để vận chuyển một tỷ lệ nhất định hàng xuất khẩu.
Ngành vận tải ô tô cũng bị bất ngờ bởi kế hoạch áp phí cập cảng đối với tất cả tàu không đóng tại Mỹ, kể cả những tàu treo cờ Mỹ, do thủy thủ đoàn Mỹ điều khiển và thuộc Chương tŕnh An ninh Hàng hải (MSP) của Mỹ.
Phí áp dụng từ ngày 14/10 cho tàu chở ô tô (loại tàu Ro-Ro) không đóng tại Mỹ ban đầu là 150 USD/xe. Một chiếc tàu Ro-Ro thông thường có sức chở gần 5.000 xe.
Tuy nhiên, trong bản sửa đổi, USTR đă giảm phí xuống c̣n 14 USD/tấn trọng tải. Các tàu thuộc chương tŕnh MSP và tàu chở hàng cho Chính phủ Mỹ cũng được miễn phí, tương tự các trường hợp miễn trừ trước đó cho các loại tàu khác.
Ông Rob Jennings, Phó chủ tịch phụ trách các thị trường khí tự nhiên của Viện Dầu khí Mỹ (API), nhận định đây là một bước đi đúng hướng và mong muốn được hợp tác với USTR để t́m ra giải pháp đảm bảo LNG của Mỹ vẫn duy tŕ tính cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
|