V́ sao hệ thống giáo dục Mỹ đang thất bại? - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > USA NEWS > USA NEWS ZONE 2


Reply
 
Thread Tools
Old 01-23-2022   #1
phokhuya
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
phokhuya's Avatar
 
Join Date: Jun 2007
Posts: 31,374
Thanks: 57,649
Thanked 57,456 Times in 18,723 Posts
Mentioned: 129 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 8655 Post(s)
Rep Power: 84
phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11
phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11phokhuya Reputation Uy Tín Level 11
vnch V́ sao hệ thống giáo dục Mỹ đang thất bại?

Theo thống kê của chính phủ, hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ đang thất bại. Một chuyên gia cho biết việc hạ thấp các tiêu chuẩn và sự chuyển hướng trọng tâm từ học giỏi toán, khoa học, đọc hiểu, và lịch sử sang khai triển các thuyết kiến tạo xă hội như thuyết sắc tộc trọng yếu (CRT) sẽ khiến học sinh tốt nghiệp đọc viết kém hơn.

“Các hồ sơ công khai và những bằng chứng khác đă cho thấy rằng các quan chức giáo dục ở một số địa phương và cấp tiểu bang đă không c̣n tập trung vào việc duy tŕ các tiêu chuẩn học tập cao và cung cấp nền giáo dục công lập tốt nhất có thể cho học sinh nữa,” bà Liv Finne viết trong báo cáo tháng 09/2021 của ḿnh (pdf) về việc các quan chức trường học ở tiểu bang Washington hạ thấp các tiêu chuẩn học tập khi họ khai triển thuyết sắc tộc trọng yếu. “Thay vào đó, một mối bận tâm đến việc học đă bị thay thế bằng một nghị tŕnh chính trị mang tính công kích nhằm gieo rắc sự ngờ vực, nỗi đau tinh thần cũng như hạ thấp các tiêu chuẩn dành cho các em học sinh. Nghị tŕnh tập trung vào sắc tộc này cũng t́m cách chia rẽ giữa trẻ em và các giáo viên, giữa các cộng đồng của chính các em và giữa các em với nhau. Xu hướng độc hại này chỉ có thể được giải quyết thông qua các chính sách quay lại các tiêu chuẩn học tập chất lượng cao cho giáo dục công lập cũng như các chương tŕnh lựa chọn giáo dục được tài trợ tốt và hữu dụng, cho phép các gia đ́nh tiếp cận các dịch vụ thay thế nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của toàn bộ trẻ em.”

Bà Finne, một cựu trợ giảng hiện đang là Giám đốc Trung tâm Giáo dục thuộc Trung tâm Chính sách Washington, đă chuyên phân tích chính sách giáo dục trong 13 năm qua. Nghiên cứu của bà cho thấy sự sụt giảm rơ ràng về kỹ năng đọc viết của học sinh Mỹ từ lớp 4 đến lớp 12 là một kết quả trực tiếp của sự chuyển hướng từ tiêu chuẩn học tập cao sang các thuyết kiến tạo xă hội như thuyết sắc tộc trọng yếu.

Bà Finne nói với The Epoch Times rằng, “Trên b́nh diện quốc tế, chúng ta có thành tích khá tốt ở lớp bốn, nhưng kể từ đó chúng ta sa sút.” Số liệu thống kê gần đây đă chứng minh cho tuyên bố của bà.

Dữ liệu của chính phủ cho năm 2019 cho thấy, trung b́nh học sinh lớp bốn có độ thông thạo toán học là 41%. Đến lớp tám, độ thông thạo này giảm xuống c̣n 34%. Đến lớp mười hai, học sinh Mỹ có độ thông thạo toán trung b́nh chỉ là 24%. Về môn đọc hiểu, học sinh lớp bốn có tỷ lệ thông thạo trung b́nh là 35%. Đến lớp tám, độ thông thạo giảm xuống c̣n 34% và đến lớp mười hai, học sinh Mỹ trung b́nh chỉ có một chút cải thiện về tŕnh độ lên 37%. Về môn viết, ở lớp bốn, độ thông thạo là 28%, với học sinh lớp tám và lớp mười hai có chung số điểm là 27%.

Với môn khoa học, các học sinh Mỹ c̣n tệ hơn nhiều, với việc học sinh lớp bốn chỉ có tỷ lệ thông thạo là 36% và học sinh lớp tám giảm xuống c̣n 35%. Học sinh lớp mười hai chỉ có tỷ lệ thông thạo khoa học là 22%. Điểm số tệ nhất xuất hiện trong môn lịch sử, với khởi đầu ở học sinh lớp bốn chỉ 20% thông thạo và giảm xuống 15% vào lớp tám. Đến lớp 12, học sinh Mỹ có độ thông thạo ít ỏi là 12% đối với môn lịch sử.

Các số liệu gần đây từ USA Facts cho thấy những kết quả tương tự.

Theo bà Finne, có một số lư do giải thích cho sự sụt giảm đều đặn về khả năng đọc viết của học sinh Mỹ khi các em c̣n đi học. Thứ nhất là “chúng ta có những tiêu chuẩn thấp đối với giáo viên.”

Thiếu giáo viên có tŕnh độ
“Chúng ta không kỳ vọng rằng giáo viên của ḿnh được đào tạo rất ưu tú và họ không được đào tạo để dạy kiến thức về đọc hiểu,” bà Finne nói. “Nên về căn bản, chúng ta có một hệ thống trường công lập đang dạy trẻ em đọc một cách cẩu thả, và điều này đă diễn ra trong nhiều thập niên.”

Trái lại, các giáo viên đă đổ lỗi cho các yếu tố khác dẫn đến t́nh trạng học tập sa sút của các học sinh Mỹ.

Theo một báo cáo tháng 03/2021 (pdf) của Viện Chính sách Kinh tế (EPI), sự sụt giảm thành tích học tập bắt đầu từ việc thiếu giáo viên. T́nh trạng thiếu hụt này đă gây ra hiệu ứng domino, buộc các hiệu trưởng phải thuê những giáo viên kém tŕnh độ hơn hoặc những giáo viên thay thế không đạt tiêu chuẩn, khiến học sinh nhận được sự giảng dạy từ những giáo viên thiếu kỹ năng và kiến thức cần thiết, điều hiển nhiên sẽ dẫn đến độ thành thạo thấp trong các môn học căn bản. Một nghiên cứu của EPI hồi tháng 05/2019 (pdf) cho thấy, gần 30% giáo viên đổ lỗi thành tích học tập thấp là do học sinh “đến trường mà không chuẩn bị bài trước.” Gần 22% giáo viên đă đổ lỗi cho các bậc cha mẹ “đang cố gắng tham gia” vào việc học của con họ.

“Hơn 1/5 giáo viên (21.8%) báo cáo rằng họ đă bị đe dọa và 1/8 (12.4%) nói rằng họ đă bị một học sinh ở trường mà họ đang dạy hành hung,” báo cáo năm 2019 cho biết thêm. “Áp lực hơn, các giáo viên báo cáo một mức độ mâu thuẫn với — và thiếu sự hỗ trợ từ — ban giám hiệu và các đồng nghiệp, cũng như có ít tiếng nói trong công việc của ḿnh. Hơn 2/3 giáo viên báo cáo rằng họ ít có tác động đến những ǵ họ dạy trong lớp (71.3%) và tài liệu giảng dạy mà họ sử dụng (74.5%), điều này cho thấy kiến thức và ư kiến của họ ít được tôn trọng.”

Giáo sư Linda Darling-Hammond của Đại học Stanford cho rằng việc các học sinh Mỹ có kỹ năng học tập yếu kém là do tài trợ và phân bổ nguồn lực không công bằng, nhấn mạnh rằng các phân tích dữ liệu gần đây cho thấy “trên mọi phương diện — từ giáo viên có tŕnh độ đến việc cung cấp giáo tŕnh — các trường phục vụ phần lớn các học sinh da màu có ít nguồn lực hơn nhiều so với các trường phục vụ phần lớn học sinh da trắng.” Bà Darling-Hammond nói thêm rằng “các chính sách đă ảnh hưởng đến tiền tài trợ, sự phân bổ nguồn lực của trường, cũng như việc theo dơi các học sinh thiểu số nghỉ học, cùng với sách, giáo tŕnh, pḥng thí nghiệm, và máy điện toán ít hơn và kém chất lượng hơn; sĩ số trong lớp nhiều hơn đáng kể; các giáo viên kém tŕnh độ và kinh nghiệm; và ít được tiếp cận với giáo tŕnh chất lượng cao.”

Bà Finne cho biết một lư do khác khiến hệ thống này không tự chỉnh lư đó là, hệ thống giáo dục là một cơ quan độc quyền do chính phủ điều hành và không có cách nào để buộc hệ thống này chịu trách nhiệm về kết quả. Bà Finne nói: “Chúng tôi đă cố gắng trong suốt 40 năm, kể từ khi bản báo cáo trong những năm của tổng thống Reagan mang tên ‘A Nation at Risk’ (Một Quốc Gia Đang Gặp Rủi Ro) tiết lộ rằng chúng ta đang gặp rắc rối thực sự trong hệ thống giáo dục của ḿnh.”

Kể từ đó, bà Finne cho biết các nỗ lực từ trên xuống khác như sáng kiến Common Core (Tiêu Chuẩn Cốt Lơi Chung), do chính phủ ông Obama đưa ra cũng thất bại. Thay v́ cải thiện giáo dục, các tiêu chuẩn kiểm tra do Common Core đặt ra thực chất càng làm gia tăng t́nh trạng thành tích học tập thấp v́ những tiêu chuẩn đó vốn “dựa trên các ư định tốt” và các chính sách “khiến mọi người cảm thấy dễ chịu, nhưng họ đă thất bại v́ chính sách này dựa trên một hệ thống độc quyền của chính phủ mà rốt cuộc sẽ làm giảm chất lượng giáo dục.”

Hạ tiêu chuẩn thành tích học tập
Thay v́ nâng cao chương tŕnh giảng dạy, từ đó cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết để tốt nghiệp trung học, bà Finne cho biết hệ thống giáo dục này lại chọn hạ tiêu chuẩn học tập xuống.

“Họ đang hạ thấp tiêu chuẩn theo một số cách,” bà Finne giải thích. “Giống như khuôn khổ của môn Dân Tộc Học được tiểu bang Washington thông qua năm 2019, các quan niệm của thuyết sắc tộc trọng yếu hiện đă được lồng ghép vào các tiêu chuẩn học tập của tất cả các môn học khác nhau.”

Như bà Finne đă giải thích, các tiêu chuẩn giáo dục truyền thống đă được cải tổ lại thành các hệ thống áp bức và toàn bộ kiến tạo của thuyết sắc tộc trọng yếu — vốn là một “triết lư sai lầm từ các giáo sư cấp tiến trong giáo dục đại học” – hiện đang được “áp đặt như chân lư” trong các tiêu chuẩn học tập ở các trường K-12.

“Khi quư vị không chú ư đến những điều căn bản, và tập trung vào việc giảng dạy hệ tư tưởng này, quư vị sẽ có một tŕnh độ về kiến thức và kỹ năng thấp hơn về những kiến thức căn bản trong các môn đọc hiểu, toán học, lịch sử, và khoa học; chưa nói đến việc học những điều sai lệch trong lịch sử như Dự án 1619,” bà Finne nhấn mạnh. “Thật đáng kinh ngạc.”

Bà Finne cũng nói về phong trào loại bỏ bài kiểm tra.

Bà Finne lưu ư, “Tôi thấy hội đồng giáo dục tiểu bang hiện đang làm việc để loại bỏ sự cần thiết của các bài kiểm tra,” và mặc dù bà không phải là một người ủng hộ nhiều cho việc kiểm tra và cho rằng học sinh hiện đang bị “kiểm tra quá mức”, bà nghĩ rằng việc bỏ toàn bộ các bài kiểm tra sẽ là một thảm họa v́ chúng ta sẽ không biết những đứa trẻ nào đang tụt lại phía sau và chúng ta sẽ mất bằng chứng cho thấy các tiêu chuẩn hiện tại đang thất bại.

Bà Finne giải thích rằng một trong những điều mà các cuộc cải tổ từ trên xuống đă làm là yêu cầu có các bài kiểm tra của tiểu bang để đánh giá kiến thức của học sinh về các môn toán học, đọc hiểu, và khoa học. Những bài kiểm tra đó cho thấy một khoảng cách rất lớn, từ 20 đến 30 điểm, trong thành tích học tập giữa các học sinh người da trắng cùng các học sinh người Á Châu — và các học sinh người Mỹ gốc Phi Châu, người Mỹ gốc Tây Ban Nha, cùng người Mỹ bản địa.

“V́ vậy, các quan niệm của thuyết sắc tộc trọng yếu đă được gieo rắc nhờ sự hỗ trợ của những người cấp tiến,” bà Finne nói. “Các nhà giáo dục không c̣n nghiên cứu làm thế nào để dạy đọc viết và khoa học. Họ nghiên cứu làm thế nào để dạy công bằng xă hội cho bọn trẻ. V́ vậy, các ưu tiên của họ đă bị đảo lộn hoàn toàn. Chúng ta không c̣n tập trung vào việc dạy cho những đứa trẻ có học lực yếu tiến bộ hơn lên. Chúng ta đang hạ thấp tiêu chuẩn.”

Theo báo cáo hồi tháng 09/2021 (pdf) của bà Finne cho Trung tâm Chính sách Washington, Văn pḥng Giám đốc Giáo dục Công lập của tiểu bang Washington hiện đang trong quá tŕnh hạ thấp tiêu chuẩn học tập trong các môn học ngữ văn tiếng Anh, lịch sử, xă hội học, toán học, và khoa học, đồng thời thay thế chúng bằng các tiêu chuẩn “kết hợp các phương pháp hay nhất trong môn Dân Tộc Học.” Họ cũng đang khai triển các tài liệu Dân Tộc Học cho các lớp hệ K-12. Dự luật Thượng viện 5044 J (pdf) được Thống đốc Washington Jay Inslee kư hồi tháng 04/2021 đă yêu cầu đào tạo thuyết sắc tộc trọng yếu cho tất cả nhân viên nhà trường, ban giám đốc, các giáo viên, và các quản trị viên trong các trường công lập trên toàn tiểu bang. Trước đó, năm 2019, cơ quan lập pháp tiểu bang Washington đă bỏ phiếu để làm suy yếu định nghĩa chính thức về “Giáo Dục Căn Bản” bằng cách khiến các tài liệu học tập rời xa các tiêu chuẩn học thuật cốt lơi, nhằm “tạo ra những công dân toàn cầu trong một xă hội toàn cầu có sự trân trọng dành cho các nền văn hóa đa dạng.”

Nhóm những người bảo vệ hiện trạng
Theo bà Finne, nỗ lực mới này của hệ thống trường học để bỏ đi các nỗ lực đạt thành tích học tập và chuyển sang các thuyết kiến tạo xă hội như thuyết sắc tộc trọng yếu là một cố gắng nhằm che giấu sự thật rằng họ đă thất bại trong việc giáo dục con em chúng ta. “Toàn bộ ư tưởng này là, nếu cộng đồng biết rằng các trường học không dạy con họ đến những tŕnh độ căn bản, th́ họ sẽ đứng lên phản đối,” bà Finne nói. “Chỉ cần nh́n những ǵ hiện đang xảy ra với cuộc phản đối chống lại thuyết sắc tộc trọng yếu của các bậc cha mẹ ở những nơi như Quận Loudoun [Virginia] và họ vẫn đang tiếp tục cuộc phản đối đó. Đó là một trận chiến gian nan của các bậc cha mẹ.”

“Toàn bộ hệ thống đó đă cho trẻ em lên lớp cho dù các em có học được nội dung đó hay không,” bà Finne nói. “Vậy th́ tại sao họ phải quan tâm nếu cả một thế hệ trẻ em bị mất kiến thức của một năm? Nó phù hợp với kiểu làm việc của họ. Họ không cá nhân hóa giáo dục. Họ không bảo đảm rằng từng đứa trẻ một đă sẵn sàng học lên lớp tiếp theo. Họ cho chúng lên lớp, đặc biệt là trẻ em thuộc các nhóm thiểu số. Những người duy nhất ngăn cản việc cải tổ đích thực là những người bảo vệ hiện trạng, những người muốn hệ thống này đúng như hiện trạng của nó bây giờ.”

Các nghiệp đoàn giáo viên thực sự là những tổ chức đấu tranh chống lại các trường tư thục, việc chọn lựa trường học, và sự tham gia cũng như đấu tranh của các bậc cha mẹ để trẻ em được nghỉ học trong đợt bùng phát dịch COVID-19. Theo bà Finne, “nếu họ thực sự quan tâm đến cuộc sống của người Mỹ gốc Phi Châu, họ sẽ gia tăng các lựa chọn cho các bậc cha mẹ để được lựa chọn các trường tư thục. Nhưng họ không làm vậy. Nếu những người theo thuyết sắc tộc trọng yếu này thực sự có ư định giúp đỡ trẻ em, họ sẽ nhắm vào các nghiệp đoàn này. Nhưng họ không làm vậy.”

‘Xóa bỏ tất cả số liệu’ về sự thất bại
Trong những năm qua, các trường học đă t́m cách loại bỏ khái niệm chiến thắng để bảo vệ cảm xúc của những người bị thua cuộc. Sự việc bắt đầu xảy ra khi các giáo viên ngừng sử dụng bút đỏ để chấm điểm v́ các chuyên gia cho rằng, “việc sử dụng một cây bút đỏ có thể vô t́nh truyền đi những cảm xúc tiêu cực.” Sau đó, có ư kiến cho rằng giáo viên nên ngừng sử dụng những biểu đồ hành vi v́ “phần thưởng là để huấn luyện các vật nuôi, chứ không phải con người” và “coi một cách hành xử là ‘tốt’ hoặc ‘xấu’ là một phần của một mẫu h́nh cũ kỹ không tính đến tính khí, giai đoạn phát triển hoặc nhu cầu cảm xúc của một đứa trẻ.” Kế tiếp, các trường học tiếp tục bỏ việc tính điểm trong các môn thể thao, bỏ các danh hiệu thủ khoa cùng các giải thưởng. Hiện các trường học đang cố gắng loại bỏ các bài kiểm tra chuẩn hóa v́ những bài kiểm tra này được cho là phân biệt chủng tộc.

“Với điểm số bài kiểm tra ngày càng tệ, giờ đây họ muốn bỏ toàn bộ các bài kiểm tra,” bà Finne than thở. “Đó không phải là con đường để tiến lên. Nếu quư vị nghiên cứu hệ tư tưởng của thuyết sắc tộc trọng yếu, th́ nó phù hợp với tư tưởng của họ, đó là, ‘Chế độ này là phân biệt chủng tộc, người da trắng là những kẻ áp bức, lư do duy nhất khiến trẻ em thiểu số không tiến lên được là v́ chúng bị đối xử bất công hơn những em da trắng. V́ vậy, làm thế nào để chúng ta khắc phục điều đó? Chúng ta phải xóa bỏ tất cả các số liệu cho thấy chúng ta đă làm không tốt với tư cách là các nhà giáo dục.’”

Hôm 14/07/2021, Thống đốc tiểu bang Oregon Kate Brown — một thành viên Đảng Dân Chủ — đă lặng lẽ kư một dự luật mà theo đó đă bỏ yêu cầu đ̣i hỏi các học sinh trung học phải chứng minh kỹ năng đọc, viết, hoặc giải toán thành thạo trước khi tốt nghiệp.

Trong nỗ lực “giải quyết t́nh trạng không được đến trường do các đợt đóng cửa trường học niên khóa 2020-2021,” học khu Các Trường Công Lập của Thành phố Alexandria thuộc tiểu bang Virginia đă thiết lập một chính sách mới (pdf) ngừng yêu cầu các học sinh hoàn thành bài tập về nhà đúng hạn, tuyên bố điểm kiểm tra cuối kỳ “sẽ chỉ được tính nếu không làm giảm điểm tổng kết khóa học của học sinh đó,” đồng thời tuyên bố rằng “điểm thấp nhất có thể được chấm trong một bài kiểm tra cuối kỳ là 50% [điểm tối đa].”

Tháng 11/2021, Đại học California State đă tự hào loan báo về sự tăng trưởng ấn tượng số lượng sinh viên tốt nghiệp sau khi hạ thấp các tiêu chuẩn để tốt nghiệp.

Tháng 07/2021, Hội đồng Trường học của Học khu Quận Clark thuộc tiểu bang Nevada đă bỏ phiếu để sửa đổi chính sách chấm điểm của học khu, nhằm chỉ cho phép điểm số trên 50%, cho phép học sinh sửa lại bài tập, làm lại bài kiểm tra và loại bỏ một số yếu tố hành vi như phải có mặt tại trường và tham gia học tập để có điểm.

Lấy lư do bất b́nh đẳng sắc tộc là động lực, một số trường học ở miền Nam California đă chỉ thị giáo viên bỏ hệ thống chấm điểm A–F tiêu chuẩn và chấm điểm dựa trên việc họ có cho rằng học sinh đă học được những ǵ đă kỳ vọng về các em hay chưa thay v́ phạt các em về hành vi, thói quen học tập, và bỏ lỡ thời hạn nộp bài tập. New York đă làm điều tương tự hồi tháng 01/2021.

Mặt tốt của COVID-19
Trớ trêu thay, bà Finne cho rằng hy vọng lớn nhất về giáo dục dành cho trẻ em Mỹ sẽ trỗi dậy từ đống tro tàn của các vụ đóng cửa trường học do COVID-19.

“May mắn là cuối cùng chúng ta sẽ nhận ra mức độ tệ hại của hệ thống giáo dục,” bà Finne nói. “Thông qua các đợt phong tỏa do COVID, người ta đă thấy rơ rằng có rất nhiều trẻ em đă bị tụt lại bao xa và các phong trào mở rộng lựa chọn trường học sẽ không biến mất, bởi v́ các bậc cha mẹ đă thức tỉnh. Đó là điều rất thú vị khi trường học ngừng hoạt động do COVID. Cùng với việc thuyết sắc tộc trọng yếu điên rồ này kiểm soát các trường học — cho rằng trẻ em là người xấu, và nếu các em là người da trắng th́ các em là những người phân biệt sắc tộc, và nếu các em không phải là người da trắng th́ các em là những nạn nhân — sẽ dẫn đến các vụ kiện.”

“Có thể từ đống tro tàn này, việc lựa chọn trường học sẽ hồi sinh,” bà Finne nói về những hỗn loạn trong giáo dục diễn ra sau các vụ đóng cửa trường học. “Đây vẫn là một nền dân chủ. Việc bày tỏ các quan điểm vẫn đang diễn ra trong ngành giáo dục bởi v́ chúng ta quan tâm đến con em chúng ta. Đó là điều tôi đang mong đợi; rằng mọi người sẽ thấy sự sáng suốt của việc trao cho các bậc cha mẹ quyền kiểm soát thực sự, chứ không chỉ là giả vờ như thể cho các bậc cha mẹ tham gia cũng như có các điều phối viên về sự tham gia của cha mẹ, mà là sự kiểm soát thực sự.”

Bà Patricia Tolson là một phóng viên điều tra và nhà b́nh luận chuyên mục chính trị từng đạt giải thưởng với 20 năm kinh nghiệm, người đă làm việc cho các hăng thông tấn như Yahoo! U.S. News và The Tampa Free Press. Tại The Epoch Times, các phóng sự điều tra chuyên sâu của bà về bầu cử, giáo dục, hội đồng trường học, quyền của các bậc cha mẹ, và các quy định bắt buộc liên quan đến COVID-19 đă nhận được sự chú ư của cộng đồng quốc tế. Quư vị có thể gửi cho bà những ư tưởng về câu chuyện của ḿnh qua patricia.tolson@epochtimes.us

Từ Huệ
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Best_education_articles_of_2019.jpg
Views:	0
Size:	207.7 KB
ID:	1987445  
phokhuya_is_offline   Reply With Quote
The Following 3 Users Say Thank You to phokhuya For This Useful Post:
N&N (01-24-2022), tonydavidson (01-23-2022), trungthu (01-25-2022)
Old 01-23-2022   #2
damnoithatkhong
Banned
 
Join Date: Sep 2015
Posts: 981
Thanks: 2
Thanked 357 Times in 164 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 115 Post(s)
Rep Power: 0
damnoithatkhong Reputation Uy Tín Level 3damnoithatkhong Reputation Uy Tín Level 3damnoithatkhong Reputation Uy Tín Level 3damnoithatkhong Reputation Uy Tín Level 3damnoithatkhong Reputation Uy Tín Level 3damnoithatkhong Reputation Uy Tín Level 3damnoithatkhong Reputation Uy Tín Level 3damnoithatkhong Reputation Uy Tín Level 3damnoithatkhong Reputation Uy Tín Level 3damnoithatkhong Reputation Uy Tín Level 3damnoithatkhong Reputation Uy Tín Level 3
Default

Thôi đi HÁN NÔ, lo VN chúng bay đi ! CSVN PHÁ HUỶ TẤT CẢ HỆ THỐNG TÀI CHÁNH và GIÁO DỤC đi tḥ NƠM CHÓ QUA MỸ! NHỤC
damnoithatkhong_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 22:43.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.13284 seconds with 13 queries