Go Back   VietBF > Funny Boxes > Crimes News | Tin Hình Sự

 
 
Thread Tools
Old 04-01-2021   #1
Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Romano's Avatar
 
Join Date: May 2007
Posts: 115,750
Thanks: 9
Thanked 6,101 Times in 5,089 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 31 Post(s)
Rep Power: 134
Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Default Nguy cơ nội chiến Myanmar ngày càng hiện hữu

Quân đội Myanmar tuyên bố ngừng bắn 1 tháng để hòa đàm với các nhóm vũ trang thiểu số, trong bối cảnh Myanmar đứng trước nguy cơ một cuộc nội chiến. Ngừng bắn 1 tháng

Theo AFP, quân đội Myanmar ngày 31/3 bất ngờ tuyên bố lệnh ngừng bắn đơn phương kéo dài một tháng. Tuyên bố được đăng tải trên kênh truyền hình MRTV của quân đội Myanmar kêu gọi các nhóm vũ trang thiểu số "duy trì hòa bình" và nói rằng quân đội sẽ "dừng các hoạt động đơn phương từ ngày 1/4 đến 30/4. Tuy nhiên, quân đội tuyên bố sẽ vẫn đáp trả "các hành động làm gián đoạn chính quyền và an ninh chính phủ".

Đề nghị ngừng bắn dường như nhằm gửi gắm thông điệp đến các nhóm vũ trang thiểu số trong bối cảnh các cuộc giao tranh giữa quân đội và các nhóm này có xu hướng leo thang, đặc biệt từ sau cuộc binh biến ngày 1/2.

Trong nhiều thập niên qua, hơn 10 nhóm vũ trang thiểu số ở Myanmar tìm cách giành quyền tự trị lớn hơn từ chính quyền trung ương đối với một số khu vực mà họ hiện diện dọc biên giới. Kể từ khi quân đội lật đổ chính quyền dân sự hồi đầu tháng 2, một phong trào phản đối binh biến đã ra đời với các hoạt động như kêu gọi người lao động đình công hay lập liên minh với các nhóm vũ trang thiểu số nhằm gây sức ép lên chính quyền quân sự.

Từ cuối tuần trước, quân đội Myanmar đã tiến hành các cuộc không kích một số khu vực ở bang Karen, khiến ít nhất 13 người thiệt mạng và buộc hàng nghìn người dân chạy vào rừng hoặc vượt biên sang các quốc gia láng giềng lánh nạn. Đây là khu vực do Liên đoàn Quốc gia Karen (KNU) kiểm soát. KNU là một trong các nhóm vũ trang thiểu số đã đứng ra ủng hộ phong trào biểu tình phản đối chính quyền quân sự, họ tuyên bố sẽ bảo vệ cho người biểu tình ở địa bàn mà họ kiểm soát.

Hiện các nhóm vũ trang thiểu số chưa có phản hồi nào về tuyên bố ngừng bắn của quân đội.

Liên Hợp Quốc tăng sức ép

Tuyên bố ngừng bắn của quân đội Myanmar được đưa ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế lo ngại nguy cơ xảy ra một cuộc nội chiến giữa quân đội với các nhóm vũ trang ở Myanmar. Trong khi đó, làn sóng biểu tình phản đối binh biến ở quốc gia này chưa có dấu hiệu lắng xuống. Ít nhất 536 người đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh giữa người biểu tình với lực lượng an ninh.

Đặc phái viên Liên Hợp Quốc Christine Schraner Burgener hôm qua kêu gọi Hội đồng Bảo an hành động để ngăn chặn tình hình bạo lực ở Myanmar. "Tôi kêu gọi Hội đồng Bảo an cân nhắc tất cả công cụ sẵn có để phối hợp hành động nhằm ngăn chặn thảm họa ở trái tim của châu Á", bà Burgener phát biểu trong cuộc họp kín của Hội đồng Bảo an. Bà nhấn mạnh, cơ hội đối thoại với chính quyền quân sự Myanmar vẫn để ngỏ nhưng cũng cảnh báo: "Nếu chúng ta chỉ chờ khi nào họ sẵn sàng đối thoại, tình hình sẽ chỉ càng tồi tệ hơn".

Trong một diễn biến liên quan khác, Đại diện thường trực của Myanmar tại Liên Hợp Quốc Kyaw Moe Tun đã gửi cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc một lá thư vào đầu tuần này, trong đó nêu quan ngại về sự an toàn của người dân Myanmar và kêu gọi quốc tế hành động nhanh chóng giúp khôi phục chính quyền dân sự Myanmar. Đại sứ Myanmar đề xuất Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế hỗ trợ người dân Myanmar, lập vùng cấm bay để ngăn chặn các cuộc không kích của quân đội, đóng băng tài khoản ngân hàng của chính quyền quân sự và lập tức áp lệnh cấm vận vũ khí, đóng băng đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Nhóm nghị sĩ bị lật đổ tính lập chính quyền dân sự

Các nghị sĩ dân chủ bị lật đổ ở Myanmar hôm qua cho biết họ đang chuẩn bị thành lập một chính phủ lâm thời trong thời gian tới. "Chúng tôi sắp đạt được mục tiêu. Một chính phủ đoàn kết lâm thời của Myanmar sẽ được thành lập và ra mắt vào khoảng cuối tháng", ông Zin Mar Aung, một nghị sĩ đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), cho biết.

Ông Zin Mar Aung là quyền ngoại trưởng trong Ủy ban Đại diện cho Pyidaungsu Hluttaw (CRPH), một tổ chức do nhóm các nghị sĩ dân chủ lập ra nhằm phản đối chính quyền quân sự. CRPH đã đàm phán với các nhóm vũ trang thiểu số và các đảng phái phản đối quân đội. CRPH cũng đã bổ nhiệm một số quyền bộ trưởng trong nỗ lực lập ra một chính quyền song song nhằm thách thức chính quyền quân sự. Chính quyền quân sự Myanmar coi các hoạt động của CRPH là "phản quốc" và cảnh báo các thành viên của tổ chức này cũng như các cá nhân, tổ chức hợp tác với CRPH có thể đối mặt với lệnh trừng phạt.




Myanmar's military announced a 1-month ceasefire to negotiate with minority armed groups, in the context of Myanmar at risk of a civil war. Stop shooting for 1 month

According to AFP, the Myanmar army on March 31 suddenly announced a month-long unilateral ceasefire. The statement, posted on Myanmar's military television channel MRTV, calls for armed minority groups to "maintain peace" and says that the military will "stop unilateral activities from April 1 to April 30. However, the military said it would still respond "to actions that disrupt government and government security".

The ceasefire seems to be meant to convey a message to armed minority groups as the fighting between the military and these groups has tended to escalate, especially since the 1/2 rebellion.

Over the past decades, more than 10 armed minority groups in Myanmar have sought to gain greater autonomy from the central government over some of the areas in which they have a presence along the border. Since the military overthrew the civilian government in early February, a rebellion has emerged with activities such as calling on workers to strike or forming alliances with armed minority groups to put pressure on the military government.

Since last weekend, the Myanmar army has launched airstrikes in areas in Karen state, killing at least 13 people and forcing thousands of people to flee into forests or cross the border to neighboring countries. . This is an area controlled by the Karen National Federation (KNU). The KNU is one of the armed minority groups that have supported the protest movement against the military government, vowing to protect protesters in the areas they control.

The armed minority groups have not yet responded to the military's ceasefire.

The United Nations increased pressure

The Myanmar army's ceasefire comes in the context of the international community's concern about the risk of a civil war between the army and armed groups in Myanmar. Meanwhile, the wave of protests against the mutiny in this country has not shown signs of subsiding. At least 536 people were killed in skirmishes between protesters and security forces.

UN special envoy Christine Schraner Burgener yesterday called on the Security Council to take action to stop the violence in Myanmar. "I urge the Security Council to consider all available tools to coordinate action to prevent disasters in the heart of Asia," said Ms. Burgener during a secret meeting of the Security Council. She emphasized that the opportunity for a dialogue with the Myanmar military government remains open, but also warned: "If we wait only when they are ready for a dialogue, the situation will only get worse".

In another related development, Myanmar's Permanent Representative to the United Nations Kyaw Moe Tun sent the Secretary-General of the United Nations a letter earlier this week, outlining concerns about the safety of its people. Myanmar and urged international action to help restore the civilian government of Myanmar. The Ambassador proposed to the United Nations and the international community to assist the people of Myanmar, establish a no-fly zone to prevent military air strikes, freeze the military government's bank accounts and immediately impose orders. arms embargo, freeze foreign direct investment.

Parliamentary group overthrown to create civilian government

Democrats overthrown in Myanmar yesterday said they were preparing to form an interim government in the near future. "We are about to achieve our goal. A Myanmar interim solidarity government will be formed and launched around the end of the month," said Zin Mar Aung, a member of the National Coalition for Democracy (NLD). , said.

Mr. Zin Mar Aung is acting secretary of state on the Pyidaungsu Hluttaw Representative Committee (CRPH), an organization created by a group of democratic parliamentarians to oppose the military government. The CRPH has negotiated with armed minorities and parties that oppose the military. The CRPH has also appointed several acting ministers in an attempt to create a parallel government to challenge the military one. The Myanmar military government considers CRPH's activities "treasonous" and warned that members of the organization as well as individuals and organizations that cooperate with the CRPH could face sanctions.
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	myanmar-1617232051847.jpg
Views:	0
Size:	82.8 KB
ID:	1766915  
Romano_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.