Góc Truyện Tuyển Tập - Page 3 - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
Page 3 of 3 12 3
 
Thread Tools
 
Old  Default Góc Truyện Tuyển Tập
Click image for larger version

Name:	nghe-.jpg
Views:	0
Size:	315.6 KB
ID:	1475764   Click image for larger version

Name:	nghe.jpg
Views:	0
Size:	49.3 KB
ID:	1475766  
10/28/19


Truyện Duyên Anh

Trong các tác phẩm của Duyên Anh, tôi thích nhất chuyện này.
Chuyện viết về đám nhóc sau 30/04/1975



NHÓC TÌ PHẢN ĐỘNG

Phần 1

-1-

Thiện Mông Cổ tái xuất giang hồ. Nó chơi dép râu, mũ tai bèo, cánh tay đeo miếng vải đỏ chói. Thiện Mông Cổ xoay đâu được cái xặc-cột [1] cũ mèm máng vai. Nó nghênh ngang bước giống hệt khỉ diễn trò. Công việc đầu tiên của nó là gỡ tấm bảng Bình Thiện Mông Cổ Đại Cáo [2] đóng chặt trên cột cổng cư xá Chu Mạnh Trinh xuống, tận dụng sức lực đập nát từng mảnh. Nó cần xóa bỏ dĩ vãng phá chuông, chọc chó, hái trộm ổi, bắt nạt con nít mà Chương còm đã hài tội nó, bắt nó quỳ lạy cải tà quy chánh. Nghĩ đến Chương còm, Thiện Mông Cổ ức hộc xì dầu. Nó đã mất mặt, mất hết đệ tử từ khi ‘đại cáo’ được dựng lên cấm nó nhí nhố phá làng phá xóm. Nhóc tì cư xá coi nó như củ cà-dzốt [3]. Thiện Mông Cổ không thể quên lần van xin Chương còm. Rồi nó lang thang rày đây mai đó, cũng chỉ tại con nhà Chương còm xúi dục nhóc tì cư xá nổi dậy chống nó. Thiện Mông Cổ lưu lạc khắp miền cống Bà Xếp, cầu Ông Lãnh, chợ Bà Chiểu tầm sư [4] học đạo. Nhưng ngoài võ công đá cá lăn dưa, Thiện Mông Cổ chưa nghiền ngẫm nổi chiêu thức nào đủ đấm vỡ bụng Hưng mập, bẻ gẫy nổi cây tăm tre Chương còm. Nó buồn lắm. Dịp may bỗng đến với Thiện Mông Cổ. Đêm 29 tháng 4 1975, Thiện Mông Cổ ra nghĩa địa vùng Bẩy Hiền nằm ngủ. Nó gặp giải phóng quân. Rồi sáng 30 tháng 4, giải phóng quân dắt nó vào thành phố. Thiện Mông Cổ được cấp mảnh giấy biểu dương chống Mỹ cứu nước. Nó mừng quýnh. Thiện Mông Cổ vớ được bí kíp cách mạng. Và, hôm nay, nó trở về cư xá Chu Mạnh Trinh. Thời chọc chó, bắn chim, thời phá làng phá xóm của Thiện Mông Cổ đã chấm dứt, nhường chỗ cho thời cách mạng của nó. Thiện Mông Cổ vừa tự giải phóng nó. Nhìn tấm ‘đại cáo’ của Chương còm tan tành, Thiện Mông Cổ khoái chí, hát vang :

– “ Chưa có hôm nào đẹp như hôm nay
Đất nước thanh bình lòng ta mê say…”

Nó huýt gió và đi thẳng tới trụ sở Ủy ban Nhân dân ấp. Thiện Mông Cổ xuất trình mảnh giấy biểu dương chống Mỹ cứu nước. Bí thư ấp giao ngay cho nó chức vụ lãnh đạo thiếu nhi cư xá Chu Mạnh Trinh và chỉ huy đám ranh con Cờ Đỏ. Thiện Mông Cổ trở thành một thứ Lưu Vĩnh Phúc. Ngay buổi chiều, nó sai lâu la đến gõ cửa các nhà trong cư xá, bắt nhóc tì nào chưa theo Cờ Đỏ tập họp ở sân sau trường Chu Mạnh Trinh. Nhóc tì cư xá năm xưa đã dọn đi nơi khác hoặc đã di tản khá nhiều. Trong số còn ở lại, có nhô con Hải trong số những đứa vẫn không theo Cờ Đỏ. Thiện Mông Cổ đứng lên cái ghế đẩu. Nó vẫn chơi dép râu, mũ tai bèo. Tự nhiên, nó vỗ tay. Nhóc tì vỗ tay theo, Thiện Mông Cổ phưỡn ngực :

– Chúng mày thuộc bài hát Như có Bác Hồ chứ ?

Nhóc tì ngơ ngác. Thiện Mông Cổ ra lệnh :

– Đứa nào không thuộc giơ tay lên !

Thiện Mông Cổ bảo lâu la Cờ Đỏ ghi tên các nhóc tì giơ tay. Nó dọa :

– Về học thuộc, học ba hôm không thuộc bài Như có Bác Hồ sẽ không cho quàng khăn đỏ.

Nó hất tay :

– Đứa nào thuộc thì hát, hát thiệt bự để Bác Hồ nghe rõ. Nào … Như có Bác Hồ… Một, hai, ba…

Nhóc tì vừa hát vừa hét. Khí thế cuồn cuộn. Thiện Mông Cổ hài lòng. Nó quên béng lần quỳ mọp lạy Chương còm. Nó hiên ngang hơn cách mạng. Nó hất hàm :

– Chúng mày biết tao là ai chưa ?

Nhóc tì nhìn nhau lắc đầu. Thiện Mông Cổ gật gù :

– Tao hả, ‘anh hùng chống Mỹ cứu nước’ đây !

Một nhô con cười hinh hích :

– Mày cứu nước phông-ten [5] hay nước lèo ?

Thiện Mông Cổ quắc mắt :

– Đừng tầm bậy mày, tao cứu nước ta. Tao vác cờ chạy thẳng vô Dinh Độc Lập, suýt nữa tóm cổ thằng cha Thiệu đấy !

Nhô con này cười bạo hơn :

– Cổ ông Thiệu bôi mỡ sao, mày tóm trượt à ?

Thiện Mông Cổ dậm chân :

– Mày biết tao là ai chưa ?

Nhô con bĩu môi :

– Mày khóc lóc quỳ lạy Chương còm, tao lạ gì ! Hề, hề, Thiện Mông Cổ.

Thiện Mông Cổ nghiến răng ken két :

– Đổi đời rồi, tao bây giờ là Thiện cách mạng !

Nhô con bịt mũi :

– Mẹ ơi, cách mạng chọc chó, phá chuông…

Thiện Mông Cổ hét lớn :

– Nhô con Hải, mày tưởng ông quên mày ư ? Với cách mạng, ông chấp bè lũ Chương còm, Hưng mập. Mày hiểu cách mạng là gì ?

Nhô con há hốc miệng :

– Là gì ?

Thiện Mông Cổ ‘hồ hởi’ biểu diễn với nhóc tì cư xá. Câu hỏi gãi đúng chỗ ngứa của nó.

– Cách mạng là chùi đồ cũ hóa đồ mới.

Nhô con Hải xỏ ngọt :

– Mày lật mũ ông coi !

Thiện Mông Cổ bèn gỡ mũ. Nhô con Hải la lối :

– Mẹ ơi, đầu mày vưỡn láng coóng. Cách mạng chùi đầu mày thứ giấy chi mà tóc mày đếch mọc !

Nhô con Hải nheo mắt :

– Muốn rõ Thiện Mông Cổ, hãy ra cổng cư xá đọc bảng hài tội chọc chó, ném chim của nó.

Nó bỏ đi. Thiện Mông Cổ gầm gừ :

– Mày sẽ nếm đòn Cờ Đỏ, con ơi !

Thiện Mông Cổ lại vỗ tay. Nhóc tì lại vỗ tay theo.

– Thằng nhô Hải bố lếu bố láo. Chúng mày cứ ra cổng cư xá tìm đi, tao dẫn chúng mày ra. Cách mạng và tao không nói phét. Hễ có bảng hài tội, tao cút khỏi nơi này.

Nó thủ đoạn vặt :

– Nếu không có thì sao ?

Một tên lâu la Cờ Đỏ cò mồi :

– Thì khóa mồm tên phản động Hải.

Nhóc tì hoan hô om tỏi. Thiện Mông Cổ lãnh đạo nhóc tì cư xá tiến ra cổng. Để cách mạng nở hoa, Thiện Mông Cổ khao mỗi nhóc tì một ly nước mía. Nhóc tì kiếm hoài không thấy tấm bảng hài tôi Thiện Mông Cổ, lại được Thiện Mông Cổ “chinh phục nhân tâm” bằng nước mía, đâm ra tin Thiện Mông Cổ là Thiện cách mạng. Bắt đầu ở khúc rẽ oan khiên của lịch sử này, Thiện cách mạng vùng vẫy, cơ hồ các lãnh tụ nhớn của cộng sản từng mang bí danh, chùi dĩ vãng để vùng vẫy. Cái tên Thiện Mông Cổ bị chôn vùi. Chân lý cách mạng đã nằm giữa cái đầu nhẵn bóng của Thiện cách mạng. Nó đã “nắm” nhân dân dễ dàng. Nghệ thuật tuyên truyền của nó ngọt hơn ly nước mía. Thiện cách mạng phô trương thanh thế. Nó dắt nhóc tì trở lại chỗ cũ.

– Cách mạng là gì ?

Thiện Mông Cổ giải nghĩa :

– Cách mạng là cũ hóa mới, xấu hóa tốt, vàng hóa đỏ, trắng hóa đen, lem nhem hóa lành lặn, mặn hóa ngọt, chát hóa bùi, cười hóa mếu, tếu hóa nghiêm, tim hóa phổi, ổi hóa nho, to hóa bé, cắc ké hóa kỳ nhông, sợi lông hóa vĩ đại, dại hóa khôn, ác ôn hóa cách mạng. Đó, cách mạng có phép thần thông, biến hóa tuyệt cú mèo. Thằng nhô con phản động Hải bảo cách mạng không làm mọc tóc trên cái đầu láng cóong của tao là nó ngu. Cách mạng đánh tan Mỹ Ngụy thì cách mạng thừa tài hóa tóc mọc chứ bộ. Tại vì đêm 30 tháng 4, tao “nằm mơ thấy Bác Hồ”, Bác cầm tay tao âu yếm dạy rằng : “Thiện Mông Cổ, từ nay cháu là Thiện cách mạng, cháu ngoan của Bác. Bác râu dài, tóc bạc phơ, cháu phải mặt trơ, đầu bóng, xứng đáng dòng máu Bôn A [6], cháu sẽ mang bí danh Thiện bôn… ”. Tao vâng lời Bác, khước từ cách mạng chùi đầu. Do đó, tóc tao đếch mọc. Lúc nãy tao quên lời Bác Hồ, tao xưng tên Thiện cách mạng, thực sự tao là Thiện Mông Cổ bí danh Thiện bôn. Gọi tao là Thiện bôn vĩ đại nghe chưa !

Nhóc tì reo hò inh ỏi. Thiện bôn [7] sung sướng ngất ngây. Nó tưởng nó đang là Hồ Chí Minh vĩ đại. Thiện bôn trơ trẽn :

– Hoan hô tao đi !

Lâu la Cờ Đỏ phùng mang :

– Hoan hô Thiện bôn vĩ đại !

Nhóc tì nhất loạt :

– Hoan hô…

– Thiện bôn đầu trọc muôn năm !

– Muôn năm…

Thiện bôn cảm động. Giọng nó run run :

– Cám ơn Bác, cám ơn cách mạng. Cách mạng là thánh là thần là ma là quỷ…

Nó đổi tông, đổi luôn nét mặt :

– Đứa nào dám động đến lông chân cách mạng ?

Nhóc tì trả lời loạn cào cào :

– Bố có cho ăn bò viên, xúi nó nhổ lông chân cách mạng nó cũng chê bò viên luôn…

Thiện bôn sách động quần chúng :

– Nhỡ nó dám nhổ lông chân cách mạng thì phải làm sao ?

Nhóc tì dậm chân thình thịch :

– Tụt quần nó, lột áo nó, bôi nhựa cho kiến cắn nó, rồi bắt nó hoan hô cách mạng !

Thiện bôn đấu tố thêm :

– Nó đấy, nhô con phản động Hải đấy !

Nhóc tì hung hăng :

– Nhổ hai trăm sợi tóc của nó bù vào cái lông chân cách mạng !

Thiện bôn hoàn toàn chế ngự nhóc tì cư xá Chu Mạnh Trinh. Nó ba hoa chích chòe xô-viết :

– Tao sẽ thay thế Bác Hồ đưa chúng mày vào con đường cách mạng. Để tưởng nhớ Bác vĩ đại hôm qua như Thiện bôn vĩ đại hôm nay, trước giờ hành quân tiêu diệt nhô con phản động, chúng ta hát Như có Bác Hồ lấy khí thế.

“Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
Lời Bác nay thành như chiến thắng huy hoàng…”

Thiện bôn nhẩy khỏi cái ghế đẩu. Nó tiên phong dẫn dắt nhóc tì cư xá diễn binh các ngõ A, B, C, D, E, F, G, H thị uy. Cách mạng nhờ Thiện bôn mà rộn ràng ở cư xá Chu Mạnh Trinh …

[1] Xặc-cột (hay xà-cột) : [từ tiếng Pháp “sacoche” ]; cái cặp hay bị quàng trên vai, xưa thường được dùng bởi thợ săn.
[2] Bình Thiện Mông Cổ Đại Cáo : nhại theo ‘Bình Ngô Đại Cáo’, bản tuyên ngôn của Nguyễn Trãi năm 1428 khi Lê Lợi chiến thắng nhà Minh mà giòng dõi là từ đất Ngô.
[3] cà-dzốt/cà-rốt : [từ tiếng Pháp “carotte”] ; tiếng lóng ám chỉ là bị coi thường, là cà chớn.
[4] Tầm sư : tìm thầy, tìm người giỏi để theo học.
[5] phông-ten : [từ tiếng Pháp “fontaine”]; máy nước.
[6] Bôn A : từ tên của Alexander Bogdanov người cùng Lê-nin lập ra phong trào “Bolshevik”.
[7] Bôn : từ chữ bolskevik, đảng viên cộng sản. Bắt đầu từ đây, Thiện Mông Cổ theo sự biến hóa của cách mạng, thành Thiện bôn. Giặc cờ đỏ đều có chữ Bôn sau tên.

cha12 ba
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
cha12 ba's Avatar
Release: 10-28-2019
Reputation: 539418


Profile:
Join Date: Jan 2013
Posts: 37,973
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	nghe-.jpg
Views:	0
Size:	315.6 KB
ID:	1475764   Click image for larger version

Name:	nghe.jpg
Views:	0
Size:	49.3 KB
ID:	1475766  
cha12 ba_is_offline
Thanks: 81,074
Thanked 56,785 Times in 24,152 Posts
Mentioned: 430 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 10758 Post(s)
Rep Power: 75 cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11
cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11
The Following 5 Users Say Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
betti (11-26-2019), nangsom (10-29-2019), phokhuya (11-02-2019), vangkhoa (11-03-2019), Xuantrang (10-29-2019)
Old 03-21-2020   #41
cha12 ba
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
cha12 ba's Avatar
 
Join Date: Jan 2013
Posts: 37,973
Thanks: 81,074
Thanked 56,785 Times in 24,152 Posts
Mentioned: 430 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 10758 Post(s)
Rep Power: 75
cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11
cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11
Default Danh Ná 3

-3-

Những thân chuối được chặt bớt gốc và ngọn, thẳng tắp và đều đặn. Những chiếc cọc tre nhọn hoắt một đầu, như lưỡi kiếm, đầu để chịu những nhát vồ đóng xuống lá chuối. Mỗi khúc tre dài hơn xoải tay Danh ná và to bằng cổ chân nó, chẻ đôi, vót đủ hai cọc. Bè ra sông lớn, biển rộng cơ mà. Sợ bè có thể rã, Danh ná còn kiếm ít dây dừa, sẽ buộc ngang, buộc dọc. “Đồ nghề” đã đầy đủ, nằm ngổn ngang giữa sân. Danh ná chẳng còn lo ngại gì nữa. Nó ngồi trên thân chuối nhìn xuống con kinh Chắc Cà Đao. Từ con kinh này, Danh ná sẽ ra đi. Đi tới những bờ bến nào của quê hương yêu dấu, Danh ná chưa biết. Nhưng Danh ná phải ra đi. Nó thèm đi xa lắm rồi. Làng Chắc Cà Đao càng ngày càng nhỏ bé, Danh ná càng ngày càng lớn khôn. Quê hương Việt Nam đẹp đẽ vô cùng. Dzũng Đakao đã nói thế. Có lần, Dzũng Đakao nắm chặt tay Danh ná, thủ thỉ : “Mày thử nghe tao đi, Danh ạ, mày là thằng nhóc số một tỉnh An Giang, mày mà đi xa, tụi nhóc khắp nơi sẽ bu quanh mày, khen ngợi mày. Chúng nó sẽ yêu mày hết tả. Và mày cũng sẽ yêu chúng nó. Lúc ấy, mày sẽ tin tao.”

Danh ná vùng dậy, nó lăn những thân chuối sát gần nhau. Nó chia khúc để đóng cọc. Tính toán xong xuôi, “kỹ sư đóng tầu” Danh ná gọi Chơn Chơn đạo nhơn tiếp tay. Hai ông nhóc say sưa làm việc. Mồ hôi chẩy đầm đìa trên hai khuôn mặt chất phác. Mồ hôi bóng nhẫy mình mẩy hai đứa bé quê mùa. Mồ hôi, luôn luôn phải có mồ hôi. Thiếu mồ hôi, mọi việc mất hết ý nghĩa. Nắng buổi sáng hiền hòa. Và gió đầu hạ mát rượi. Nắng gió đồng nội tăng sức mạnh cho hai đứa bé. Danh ná đưa tay vuốt mặt :

– Nếu mình cố gắng, sáng mai là phiêu lưu được rồi.

Chơn Chơn phấn khởi :

– Cố gắng chứ, anh.

– Sáng mai mình đi thật sớm.

– Đi sớm chi vậy ? Em khoái đi trễ để tụi nó nhìn anh em mình, tụi nó nhễu nước miếng thèm … phiêu lưu.

– Mày ngu lắm. Dzũng Đakao bảo rằng, không nên ồn ào, khoe khoang. Mình khoe khoang, nhỡ mình hỏng việc, mắc cở chết.

Chơn Chơn đạo nhơn nín khe. Mặt trời lên cao khoảng một cây sào thì cái bè ghép xong. Bè rộng bằng cái chiếu lớn, dài gấp rưỡi. Cọc đóng cả hai bên, nghĩa là, mỗi bên đều có đầu nhọn và đầu bằng, nên chắc lắm. Cứ tưởng tượng cái cọc giống cái đinh đi.

– Mới xong một nửa nghe, mày. Nửa sau, mình ghép chuối lớn hơn. Rồi mình đặt nửa nhỏ trên nửa lớn. Thế là có cái bè đôi vững vàng.

Chơn Chơn đạo nhơn hỏi :

– Tại sao mình không phiêu lưu bằng xuồng ?

Danh ná bĩu môi :

– Mày đóng nổi xuồng à ? Cái gì do tay mình làm được mới khoái. Phiêu lưu trên bè chuối là số một ! Tụi nhóc sẽ hỏi ai ghép bè giùm mình, mày sẽ ưỡn ngực đáp, tao đấy.

Chơn Chơn đạo nhơn cười :

– Dzũng Đakao dạy anh, hả ?

Danh ná thản nhiên :

– Ừa.

Hai ông nhóc lại hì hục khiêng chuối, đóng cọc. Có sẵn chuối và cọc, ghép bè cũng nhanh thôi. Đến trưa, Danh ná và Chơn Chơn đạo nhơn đã loay hoay bê bè nhỏ đặt lên bè lớn. Chơn Chơn đạo nhơn vươn vai :

– Xong.

Danh ná lắc đầu :

– Hỏng rồi !

– Hỏng à ? Hỏng cái nỗi gì ?

– Cái nỗi ngu. Bây giờ phải đào hầm mới đóng cọc được.

Chơn Chơn vẫn chưa hiểu “cái nỗi ngu”. Nhưng mà đào hầm thì ghê quá sức :

– Mày đói chưa ?

– Em nhịn nổi.

– Vậy làm lại.

Danh ná và Chơn Chơn đạo nhơn lấy hai thân chuối còn dư làm đồ kê. Chúng khiêng bè nhỏ đặt lên. Rồi bè lớn lại đặt lên trên bè nhỏ. Sửa sang cho thẳng hàng, đúng lối, Danh ná đóng cọc ngắn ghép hai bè thành một. Chơn Chơn đạo nhơn đã hiểu “cái nỗi ngu”.

– Đóng bè nhỏ xuống bè lớn là đóng luôn xuống đất, nghe chưa ? Có nhổ được lên thì bè cũng lung lay như răng ông lão. Rồi kéo xuống rạch làm sao ? Mũi cọc sẽ cầy đất, bè tiêu liền à…

– Dzũng Đakao dạy anh, hả.

– Tao dạy tao. Dzũng Đakao đâu biết ghép bè !

– Giờ xong chưa ?

– Chưa.

– Vậy làm tiếp.

– Còn bụng tính sao ?

– Bụng không bằng bè !

– Mày hăng dữ ?

– Em thèm phiêu lưu, thèm đi liền, đợi lâu thấy mồ luôn …

Danh ná liếm mép :

– Sáng sớm mai đi.

Chơn Chơn sướng rên :

– Cho nó biết tay.

Danh ná không chú ý câu nói của Chơn Chơn. “Nó” mà Chơn Chơn vừa dọa “cho biết tay” là con bé Ba. Chả là, tối qua, con nhà Chơn Chơn đạo nhơn trót khoe với bé Ba rằng nó sắp rời Chắc Cà Đao, đi phiêu lưu sông nước. Bé ba nhạo Chơn Chơn, bảo Chơn Chơn phiêu lưu xó bếp. Đạo nhơn ta lầm lũi bỏ về, lòng đau lắm. Tưởng “người đẹp” mếu máo can ngăn, ai ngờ “nàng” lại nhe răng sún cười nắc nẻ. Chơn Chơn mím môi kéo rít những sợi dây dừa. Bè của hai ông nhóc thật chắc và đẹp. Thế mà Danh ná còn khăng khăng “chưa xong”. Hai đứa nghỉ tay, tính chuyện ăn uống.

Buổi chiều, nhớ hẹn, bọn thằng Hai cò lần mò tới. Công việc ghép bè tạm hoãn. Danh ná dạy thêm bọn Hai cò vài đường súng cao su. Chơn Chơn đạo nhơn hậm hực mà không dám nói gì. Chừng thấy màn “thực tập” kéo dài quá, Chơn Chơn ngứa miệng :

– Học nhiều làm sao nhớ hết bài !

Hai cò bắn hoài không trúng bia cú nào, vội đồng ý ngay với Chơn Chơn đạo nhơn :

– Đúng. Mai học tiếp.

Chơn Chơn đạo nhơn vênh váo :

– Mai à ! Mai tụi tao đi phiêu lưu rồi. Bay chẳng nhìn cái bè kia sao !

Danh ná cáu lắm rồi. Nó lườm, nguýt Chơn Chơn đạo nhơn. Hai cò ngơ ngẩn :

– Phiêu lưu tận đâu lận ?

Chơn Chơn cao hứng :

– Ra sông lớn, biển cả. Đi bốn phương trời, muôn phương đất.

Tâm sún nhìn Danh ná :

– Chặt chuối ghép bè đấy. Nhất mày, Danh ạ ! Cho tao phiêu lưu với hé !

Tư thẹo, bỗng nhiên, dậy hồn viễn xứ, quên béng giàn ná :

– Tao nữa.

Hai cò hùa theo :

– Cả tao nữa !

Danh ná xua tay :

– Bè nhỏ xíu à, chỉ chứa nổi hai thằng tao thôi. Tụi tao đi lâu, bay không theo được. Ba má bây sẽ rầy đó.

Ba ông nhóc nhao nhao :

– Tao trốn nhà.

Danh ná vẫn xua tay :

– Phiêu lưu khổ thấy mồ. Bọn Dzũng Đakao của tao bảo rằng phiêu lưu thường bị nhịn đói, nhịn khát, có khi phải ăn xin, nằm sân đình, xó chợ, phải đi ở đợ, chăn bò, đẩy xe.

Danh ná phịa thế. Con nhà này bi thảm hóa chuyện phiêu lưu, cố tình làm bọn Hai cò nhụt chí khí. Quả nhiên, ba ông nhóc Chắc Cà Đao thộn mặt. Danh ná hứng chí, bồi thêm :

– Cù lao đầy cá sấu, biển đầy cá mập. Tao chưa kể những đêm mưa lạnh, ma quỷ đầy sông. Ấy, người chết đuối hóa thành ma trêu chọc khách thương hồ !

Ba ông nhóc nổi da gà. Danh ná nhún vai :

– Chưa chắc tao đã dám phiêu lưu. Bay về đi, mai vô học bắn ná.

Hai cò nói :

– Phiêu lưu về mày dạy hết tài bắn nghe, mày Danh. Ông biết mày sẽ phiêu lưu.

Nó tha thiết :

– Cần “thử thách” gì, tao giúp ?

Danh ná cầm tay Hai cò:

– Cần mày về.

Ba ông nhóc bị đuổi khéo, đành lủi thủi bước khỏi sân nhà Danh ná. Chơn Chơn đạo nhơn ở lại chịu trận :

– Mày giữ mãi cái tật khoe khoang hả, Chơn ?

Chơn Chơn đạo nhơn lúng túng :

– Em lỡ miệng.

– Mày ngứa miệng thì có. Mẹ, cứ khoe không rồi hổng làm nổi, chúng chưởi thúi đầu. Từ nay ngậm miệng lại.

– Em hứa.

Mặc dù Chơn Chơn đạo nhơn đã hứa nhưng Hai cò, Tâm sún, Tư thẹo không hứa hẹn gì với Danh ná cả. Do đó, hầu như, tất cả trẻ con trai gái ở cái làng Chắc Cà Đao nhỏ bé này đều biết Danh ná và Chơn Chơn đạo nhơn ghép cái bè khổng lồ phiêu lưu sông biển. Tin tức loan truyền thật nhanh, thật xa. Con nít giống hệt loài kiến, thông tin mau lẹ, và chính xác. Thậm chí, trẻ con bên kia tỉnh lộ thuộc làng Trà Ôn cũng kháo nhau Danh ná sắp phiêu lưu. Danh ná ghép bè phiêu lưu trở thành một biến cố quan trọng làm xáo động vùng quê. Rồi lan vào thị xã Long Xuyên. Cũng may, bây giờ, mùa hạ, hoa phượng nở đỏ ối, rụng tơi tả xuống sân các trường và cửa lớp đóng kín mít. Chứ không, học trò thị xã Long Xuyên lại có đề tài bàn tán về chuyến đi của Danh ná như, năm ngoái, chúng đã bàn tán cái tài đá bóng và bắn súng tuyệt vời của hoàng tử Danh ná.

“Danh ná sắp đi phiêu lưu”. Sáu tiếng này gây ra bao nhiêu xao xuyến, rạo rực. Khu chợ mò vào. Xóm trên kéo xuống. Xóm dưới lần ra. Trẻ con háo hức đi xem cái bè của Danh ná. Tự nhiên, sân nhà Danh ná biến thành sân chợ triển lãm ồn ào, náo nhiệt. Danh ná kẹt cứng, không còn thì giờ tô điểm cái bè và sửa soạn chuyến đi, ngày mai. Danh ná, thoạt đầu, giận Chơn Chơn đạo nhơn, chỉ muốn đá Chơn Chơn đạo nhơn một cái té nhào. Nhưng khi thấy nhô con trẩy hội sân nhà mình, đứa nào đứa ấy đều tỏ vẻ cảm tình và thán phục chuyện ghép bè phiêu lưu thì Danh ná lại khoan khoái. Danh ná sực nhớ, năm ngoái, cũng mùa này, nhô con đã tụ tập ở đây, nghe Chương Còm thổi ác-mô-ni-ca [8], nghe Dzũng Đakao hát và cùng hát theo vui vẻ, hồn nhiên. Có sao đâu ? Trẻ con tìm đến nhau. Người lớn kiếm cách xa nhau. Trẻ con cho nhau trọn vẹn tình yêu mến. Người lớn cho nhau trọn vẹn sự đố kỵ, lòng thù hận. Người lớn, tệ hại hơn, còn cho nhau cả nỗi ganh ghét sự may mắn của nhau. Người lớn vô tích sự. Người lớn chẳng bao giờ ngồi gần nhau được, huống chi là tặng nhau những chân tình.

– Mai mày đi hả, Danh ná ?

Một ông nhô niềm nở hỏi. Danh ná âu yếm đáp :

– Ừa, mai tao đi.

Cuộc “họp báo” xẩy ra thật hấp dẫn. Ký giả là quý vị nhô con, tới tấp hỏi. Danh ná, vị hoàng tử, trả lời liên miên :

– Bè thế này thôi à ?

– Còn nhiều thứ nữa tao chưa làm xong.

– Mai mày đi lúc mấy giờ ?

– Lúc gà gáy.

– Đợi mặt trời mọc hãy đi, Danh ạ ! Tao muốn tiễn mày, tội cái tao thức trễ.

– Đi muộn đi Danh.

– Ừa, đi muộn.

– Mày cần thêm món gì, tụi tao đem cho ?

– Cho gì tao cũng nhận hết.

Một “ký giả” tung một câu hỏi rất… lão thành :

– Chú mày tính tới đâu rồi mới… hồi hương ?

Danh ná bốc đồng :

– Đảo Hoàng Sa.

Tất cả nhô con há hốc miệng, trợn mắt :

– Hoàng Sa à ? Gần cù lao ông Chưởng không ? Ồ, có lẽ xem tới Làng Gù.

Chơn Chơn đạo nhơn nửa cười hãnh diện :

– Hoàng Sa phía Bắc nước ta. Bọn Ba Tàu nó chiếm mẹ nó rồi.

Danh ná giải thích thêm :

– Hoàng Sa xa lắm. Đây là hòn đảo thuộc tổ quốc Việt Nam. Bọn Tàu nó mới ăn cướp.

Lại “hội nghị Diên Hồng” diễn ra sôi nổi tại sân nhà cậu bé Chắc Cà Đao.

– Mày tới đảo Hoàng Sa đục bọn Tàu, hả ?

– Đục chứ bộ, nó ăn cướp nước mình là mình phải đục.

– Ông sẽ ra Hoàng Sa.

– Tao cũng đóng bè.

– Lát ông đục thằng Tàu già bán chạp phô ở chợ.

– Cướp cái hũ xì dầu của nó !

Danh ná đợi quý vị nhô con bớt hăng máu mới nói :

– Mình còn bé, chưa đục nổi Tàu đâu. Hễ lớn khôn là mình đục. Từ mai đến khi bè tao trôi ra biển là tao lớn rồi.

Những ông nhóc, mắt rực sáng, tóc lộng bay, gió chiều, lòng cồn cào chuyện khôn lớn. Trẻ con ở đâu, không biết, trẻ con ở Chắc Cà Đao đã nóng ruột chiếm lại Hoàng Sa. Danh ná sướng đến lịm người. Nó nhắm mắt, mường tượng Dzũng Đakao. Nơi nào đó, chắc chắn, Dzũng Đakao, Chương Còm cũng đang bàn chuyện đánh giặc Tàu, chiếm lại Hoàng Sa với bao nhiêu đứa trẻ con khác. Buổi chiều như đứng im. Buổi chiều không muốn đi vội. Trẻ con Chắc Cà Đao níu kéo chặt chân chiều. Và chiều yêu trẻ con, bảo bóng tối khoan hãy trở lại hoàng hôn. Danh ná cảm khái, rút kèn ác-mô-ni-ca chơi bài Viễn du [9]. Tiếng kèn của Danh ná, chưa điêu luyện bằng Chương còm nhưng vẫn thừa sức thu hút những tâm hồn ngọc Chắc Cà Đao. Danh ná ngưng chơi kèn, nó cất giọng hát :

– “… Hãy ghé bến bờ
Có những khóm dừa
Chiều nhuộm vàng làn tóc ngây thơ|
Viễn xứ ước thề
Xóa hết lối về
Để đẹp lòng người bước chân đi …”

Bọn nhóc vỗ tay ca ngợi Danh ná. Chúng nó thay phiên nhau hát. Rồi cả làng hát. Danh ná thổi kèn phụ họa. Rồi chiều phải đi. Chiều đi rất bâng khuâng. Bóng tối về. Giọng hát vẫn rộn ràng một xóm quê. Chuyện phiêu lưu sẽ bị lãng quên nếu một ông nhô không hét :

– Thôi tụi mình về cho thằng Danh sửa soạn mai đi.

Nó dặn dò :

– Mai tao sẽ tới tiễn chân mày, Danh ạ !

Từ từ, bọn nhóc rời khỏi sân nhà Danh ná. Bóng tối đã tràn ngập lối mòn. Trăng đầu tháng còn yếu ớt quá. Danh ná đứng im, thẫn thờ cây kèn trong tay. Chỉ còn một mình nó. Nó ngó quanh quẩn. Đệ tử Chơn Chơn đạo nhơn đang chia tay ai đầu ngõ…

– Tin chưa, hả ?

– Rồi.

Danh ná bước vào nhà. Chơn Chơn đạo nhơn hỏi :

– Còn cười không ?

– Hớt.

– Đã biểu thằng này ghét nói xạo mờ !

– Thì nói thiệt.

– Mai thằng này phiêu lưu sớm đấy. Đi lâu à, mấy năm lênh đênh lận.

– Dữ vậy !

– Phiêu lưu mờ lỵ.

– Mai tiễn chân.

– Nhớ nghe.

– Nhớ. Thôi, “dzìa”…

“Nàng” về. Chơn Chơn đạo nhơn trông theo. Bóng “nàng” xa dần và chìm vào bóng tối. “Nàng” sún bé Ba của Chơn Chơn đạo nhơn đó. Đêm nay, thể nào đạo nhơn cũng mớ !

[8] Ác-mô-ni-ca : từ tiếng Pháp ‘Harmonica’; kèn cầm tay.
[9] “Viễn du”, nhạc và lời của nhạc sĩ Phạm Duy.
cha12 ba_is_offline   Reply With Quote
Old 03-21-2020   #42
cha12 ba
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
cha12 ba's Avatar
 
Join Date: Jan 2013
Posts: 37,973
Thanks: 81,074
Thanked 56,785 Times in 24,152 Posts
Mentioned: 430 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 10758 Post(s)
Rep Power: 75
cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11
cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11
Default Danh Ná 4

-4-

Chiếc bè hạ thủy từ khuya. Lúc ấy trăng hơi hơi tỏ nhưng vẫn không đủ sức xuyên qua những cành lá rậm rạp, xanh rì. Hai thằng nhóc kéo bè xuống rạch, chẳng thèm cúng kiếng lôi thôi. Đi sông, đi biển giỏi là do tầu bè tốt, người lái hay, chứ đâu phải do thần thánh áp tải. Hưng mập chả từng ghi hồi ký đó sao. Không có ma quỷ chi sốt cả. Người ta yếu đuối, đâm ra sợ ma. Hễ sợ ma là sợ đủ mọi thứ. Suốt đời sợ hãi thì còn làm nên trò trống gì. Ấy, thùng nước lèo Hưng mập đã triết lý vậy. Danh ná nghe xuôi tai. Nó bèn không sợ ma quỷ, không tin có ma quỷ. Nó chỉ sợ lười biếng thôi. Lười biếng hóa thành hèn yếu. Hèn yếu hóa thành nhút nhát, sợ hãi. Sợ hãi hóa thành an phận. An phận hoá thành ngu dốt, chịu để thiên hạ bắt nạt mình. Cho nên, lúc sắp cho bè hạ thủy, Chơn Chơn đạo nhơn gạ thắp nhang khấn vái thủy thần, Danh ná đã gạt phắt. Danh ná còn hứa “tia” mù mắt thủy thần nếu con nhà thủy thần dám ló ngó gần bè của nó. Chơn Chơn đạo nhơn lây chất can đảm của sư phụ, huýt sáo gió lia lịa.

Khi bè đã neo chắc bên bờ rạch, hai ông nhãi khuân “đồ nghề” cần thiết cho chuyến đi xa. Rồi “triển lãm” trên bè. Đến khoảng năm giờ sáng, nếu một cậu học trò lớp nhì khá luận văn, quan sát lè chuối của Danh ná, sẽ miêu tả như sau : “Chiếc bè hình chữ nhật. Mặt bè cách mặt nước một gang tay. Phía đầu bè, ở giữa, đóng một cái sào cao hai thước. Cái sào này, từ trên xuống dưới, đóng nẹp tre, cái thứ nhất dài chừng cánh tay tôi, cái thứ hai ngắn chút chút, cái thứ ba ngắn thêm vân vân. Ai giỏi hình học thì bảo đó là cái hình tam giác cân, do sự đóng nẹp rất cân bằng. Đường đáy của tam giác là cái nẹp tre dài đầu tiên. Ai dồi dào trí tưởng tượng thì bảo đó là hệ thống ăng-ten [10] ! Vẫn phía đầu bè, gần sát hai mép bè, hai cọc ngắn nhô lên buộc hai sợi dây dừa lớn, dài. Bao nhiêu mét, tôi không rõ vì nó cuộn cả đống, y hệt những cuộn dây cáp buộc tầu mà tôi đã thấy ở căn cứ Hải quân An Giang. Chung quanh bè, cách ba gang tay lại nhô lên một cái cọc. Đó là cọc ghép hai bè với nhau. Tôi bảo là đinh bù loong. Trên những cọc ngắn này, tôi nhìn rõ một cái nồi nhôm có nắp đàng hoàng, một cái chảo mà đít đen thui lọ nghệ, máng toòng teng. Cái bếp dầu hôi thì buộc sát ghì vào cọc. Trên mặt bè, ngổn ngang cái giỏ ni-lông trong đựng nhiều chai lọ, chắc là nước tương, nước mắm, mỡ, hành tỏi, tiêu, ớt ; cái bao cát căng phồng, chắc là gạo. Lại còn cái mền, cái chiếu, hai cục gạch, hai cái bơi chèo, một cái sào dài. À quên, hai con dao nữa chứ ! Bây giờ, tôi quan sát cái sào đóng giữa phía đầu bè. Ở nẹp tre cao nhất, một bên chú gà tre đậu, dáng điệu hiên ngang dễ ghét ; một bên treo cái quần xà lỏn còn ướt sũng, nước nhỏ giọt tanh tách. Nẹp tre thứ nhì, máng hai giàn ná thưa. Nẹp thứ ba máng cái đèn bão, đèn này, những mùa đốt đồng dùng để bắt chuột đem về rô-ti [11] và những mùa mưa dùng để bắt ếch đem về chiên bơ nhậu lai rai. Đứa nào là chủ cái bè lạ đời này ? Nó ghép bè tính đi đâu ? Làm sao tôi biết. Nhưng tôi cứ khen vu vơ, cứ gửi lời khen của tôi bay trong gió: Tuyệt, tuyệt, cái bè đẹp nhất thế giới !”

Bắt buộc phải khen thế. Cái bè của Danh ná đẹp nhất thế giới. Thử truy tầm lịch sử hàng hải từ cổ chí kim xem đã có cái bè nào giống bè của Danh ná ? Thử truy tầm lịch sử loài người xem đã có ai dám ghép bè vượt biển với mộng ước cướp lại đất của tổ tiên mình từ tay kẻ thù hung hãn ? Chỉ có trẻ con Việt Nam mới dám ghép bè chuối phiêu lưu và vẽ vời hoài bão trên chiếc bè sáng tạo. Vì lịch sử Việt Nam có những chiến thắng long trời lở đất trên những dòng sông. Và, hôm nay, Danh ná tiếp tục làm lịch sử. Từ một cái bè chuối đơn giản, tầm thường. Mọi chuyện phi thường đều khởi đầu bằng sự tầm thường. Để xem Danh ná và bạn bè của nó làm lịch sử ra sao.

Con gà tre ngạo nghễ đậu cạnh lá cờ… quần xà lỏn, cờ hiệu của bè chuối. Nó đập cánh gáy ran. Tiếng gáy của nó như một điệu kèn thúc quân. Nó cũng chẳng sợ hãi gì. Cứ anh dũng trên cao, trông coi bè giúp chủ. Chủ của nó, sau một ngày vất vả, đang nằm trên ván gỗ, ngủ rất ngon lành. Mặc kệ gà tre Cà Đao báo thức, chủ nó bất động. Họ hàng nhà chim thức giấc hết cả rồi. Chúng đang hợp ca những bản nhạc chim ngợi ca trời đất, cỏ cây và loài người. Trời vỡ dần. Sương sớm mùa hạ tan rất nhanh. Mặt trời nhú dần từng tấc. Ghe, xuồng qua lại dòng rạch Chắc Cà Đao tấp nập. Ba cái xuồng đuôi tôm bắng nhắng nhất. Chúng kêu reo phành phạch khua động nước, quấy rối tôm cá và người ngủ trễ.

Chơn Chơn đạo nhơn vụt thức. Nó đạp nhẹ Danh ná :

– Dậy lẹ đi, anh !

Danh ná lăn qua lăn lại, giọng ngái ngủ :

– Còn sớm mà.

Chơn Chơn đạo nhơn kéo tay Danh ná :

– Cả xóm dậy rồi. Mình đi trễ, tụi nó bu lại hỏi han vớ vẩn thì mai mới phiêu lưu lận.

Danh ná ngồi dậy một cách uể oải. Nó đưa tay dụi mắt :

– Ừa, muộn dữ đa.

Và nó đứng lên, vươn vai :

– Mình lên đường.

Hai thằng nhóc chạy nhanh ra bờ rạch rồi trườn xuống bè, quên cả rửa mặt, đánh răng. Chơn Chơn đạo nhơn gỡ dây neo bè. Danh ná dùng bơi chèo đẩy bè ra giữa rạch. Con Cà Đao vỗ cánh gáy te te. Nó bay xuống, đậu trên vai chủ rồi lại bay lên chỗ của nó. Chiếc bè chưa lấy được sự thăng bằng thì, trên bờ rạch, bọn trẻ con tối hôm qua đã ào ào kéo tới. Chúng nó nhìn chiếc bè của Danh ná vừa phục sát đất vừa cười nghiêng ngửa. Trong tay bọn nhóc, đứa nào cũng có một món quà. Cuộc vấn đáp, kẻ dưới nước, kẻ trên bờ xẩy ra tíu tít.

– Danh ơi, đi chớ quên tụi tao nhé !

– Sức mấy mà quên.

– Nhớ về nghe.

– Về chứ bộ, đi xa cách mấy tao cũng mò về Chắc Cà Đao .

– Chúng tao mang quà cho mày đây.

Bọn nhóc thay phiên nhau liệng bánh tét, bánh ú, chuối chiên, đậu phộng, bắp luộc xuống bè. Danh ná và Chơn Chơn đạo nhơn đỡ muốn hụt hơi. Mèng đét ơi, quà cáp nhiều thế này thì khỏi cần nấu cơm cả tuần lễ. Chơn Chơn đạo nhơn mở căng mắt nhìn lên. Chẳng thấy con bé Ba đâu. Con này xạo rồi. Đúng là Ba…xạo. Đạo nhơn hơi hơi buồn. Lúc này, nước sông lớn dâng cao, ùa vô kinh rạch. Đoạn đường Danh ná sắp đi, xuôi dòng. Nước chẩy không mạnh nhưng Danh ná phải vất vả chèo chống để bè đứng im. Còn Chơn Chơn đạo nhơn tạm vất nỗi buồn xuống rạch, lượm quà tiễn đưa, máng dưới cái đèn bão. Thế là cột buồm – cứ coi vậy – trên thì quần xà lỏn tung bay, gà tre khoe mã, dưới thì bánh tét, bánh ú toòng teng !

– Tụi tao đi nhé !

– Ừa, đi đi cho sớm.

Những bàn tay vẫy những bàn tay tạm biệt. Danh ná và Chơn Chơn đạo nhơn, thằng ngồi mép đầu, thằng ngồi mép cuối, điều khiển chiếc bè xuống dòng rạch ra kinh. Chiếc bè nặng, dòng nước chẩy yếu nên bè trôi thong thả. Đã chào giã từ mà bọn nhóc vẫn đi trên bờ hỏi chuyện này nọ. Miền Nam tuyệt diệu ở cái chỗ mỗi bờ rạch, bờ kinh thường là một con đường nhỏ xe lôi chạy phăng phăng.

– Mày cần nhắn gì nữa không, Danh ?

– Lát về qua nhà tao, đóng giùm tao cái cổng, buộc chặt. Lâu lâu ghé xem có đứa nào phá vườn không nhé !

– Yên chí.

– Ba má tao về có hỏi, mày biểu tao đi phiêu lưu rồi nghe.

– Mày có mang hộp quẹt theo không ?

– Có.

– Nước uống ?

Danh cười vang :

– Bộ sông thiếu nước, hả ?

Thằng vừa hỏi cũng cười. Bọn nhóc đi theo bè một quãng khá xa thì lần lượt chia tay thật sự. Chỉ còn Hai cò và Tư thẹo chịu khó lẽo đẽo đi tiếp. Chơn Chơn đạo nhơn buồn thêm tí nữa, tí nữa, tí nữa. Khi sắp thêm một tí nữa, nó ngoảnh mặt về phía sau. Trên bờ rạch, con bé Ba hớt hơ hớt hải chạy tới. Chơn Chơn đạo nhơn nhấc bơi chèo, đứng lên. Nhưng đạo nhơn bỗng ngượng điếng người. Đạo nhơn nín khe. Con bé Ba cũng mắc cở “muốn chớt”. Hai đứa nhìn nhau. Hai cò ngứa miệng hỏi :

– Mày tiễn ai đó, Ba sún ?

Bé Ba tức lắm. Lúc khác là Hai cò khốn khổ rồi. Nhưng lúc này sự chanh chua của con bé biến đâu mất tiêu. Nó chỉ nguýt lại Hai cò một cái dài ơi là dài. Dài đến nỗi mắt nó có đuôi. Danh ná nhìn lên bờ. Nó liếm mép rồi ngó Chơn Chơn đạo nhơn :

– Tối qua mày nói chuyện với nó ngoài ngõ, hả ?

Chơn Chơn chối lia :

– Đâu có.

Và nó ngồi xuống, lặng lẽ chèo bè. Mặt nó ỉu như banh bao chiều. Con bé Ba đứng khựng. Giây lát, nó rẽ sang một lối mòn. Tội nghiệp bé Ba. Nó mang tặng Chơn Chơn đạo nhơn ve dầu Nhị Thiên Đường mà không dám tặng.

– Mày muốn về hả, Chơn ?

– Ai biểu anh vậy ?

– Cái mặt mày biểu chứ ai. Mày muốn về thì tao thay thế Hai cò !

– Em muốn đi hoài hủy.

Chơn Chơn đạo nhơn ông ổng ca :

– “… Ra khơi,
biết mặt trùng dương,
biết trời mênh mông…[12] “

Ca ong ỏng nhưng đạo nhơn vẫn không rũ sạch được nỗi buồn. Nó đâm ra cay thằng Hai cò. “Ông phiêu lưu về, mày sẽ biết tay ông, đồ cò bợ.” Bây giờ, bè trôi thật ngoan. Hai cò và Tư thẹo chúc Danh ná phiêu lưu bình an. Bè trôi miết, khuất bóng hai đứa. Danh ná tặc lưỡi :

– Giờ còn có ba thằng mình.

Chơn Chơn đạo nhơn hỏi :

– Ở đâu ra ba thằng ?

– Tao, mày và con Cà Đao.

Cà Đao hứng chí gáy te te. Mặt trời lên khá cao. Nắng còn dịu dàng đưa hai ông nhóc thoát khỏi con rạch nhỏ bé, nông hoẻn của làng mình. Bây giờ là con rạch khác, hai bên không có bờ lớn và cây cối chi chít vươn cành lá che lấp ánh trăng và ánh mặt trời. Chỉ có những cây bằng lăng mọc lác đác, hoa mầu tím nhạt trông đẹp mắt vô cùng. Danh ná say mê ngắm hoa bằng lăng. Lần đầu tiên nó ra khỏi con rạch Chắc Cà Đao. Nó phóng mắt nhìn cảnh tượng phía trước, bên trái, bên phải. Lúa đã sa nhưng chưa cao mấy. Năm nay mưa trễ, mới chỉ có vài trận dáo đầu tưởng sẽ mưa ủng đất, vậy mà cả tháng rồi, trời nắng chang chang.

– Ra ngoài, gió lộng quá hé, anh !

– Ừa.

– Nắng bạo à…

– Mày mệt chưa ?

– Chưa.

– Chừng nắng ác, tụi mình neo bè dưới cây bằng lăng.

Chiếc bè từ từ trôi. Một mình Chơn Chơn đủ sức giữ lái cho bè không đâm vào bờ. Chống bè, chèo xuồng là nghề của các ông nhãi ở những miền quê nhiều kinh rạch. Bọn nhóc thành phố lái xe máy giỏi thế nào thì bọn nhóc miền quê chèo xuồng giỏi thế ấy. Danh ná bỏ bơi chèo lên bè. Nó đứng dậy. Thiếu cái ống nhòm để thuyền trưởng Danh ná quan sát. Dòng rạch thẳng tắp, hun hút. Danh ná chưa thấy gì khác. Hai bên rạch là cánh đồng. Nắng đầm đìa trên mặt nước. Nước ngập nắng, gió thổi gợn sóng lăn tăn. Con rạch ngoài làng sạch sẽ và đẹp gấp mấy lần con rạch chạy qua làng. Có lẽ, đến trưa chiếc bè mới dẫn Danh ná đến ngọn Tầm Vu. Nó định bụng khi mặt trời lên bẳng đỉnh đầu, sẽ neo bè nghỉ ngơi, ăn uống.

– Anh Danh à…

– Chi mày ?

– Đêm nay mình ngủ trên bè, hả ?

– Đã đêm đâu mà lo. Tụi mình sẽ vô làng Vĩnh Trạch ăn hủ tíu. Mày biết chợ Ba Bần không ?

Chơn Chơn đạo nhơn ngơ ngác. Nó đâu biết gì ngoài Chắc Cà Đao, Trà Ôn và thị xă Long Xuyên.

– Không.

– Tới ngã Ba Bần, mình sẽ tính đi đâu.

Chơn Chơn đạo nhơn “dạ dạ” ngoan ngoãn. Giá mùa hè năm ngoái nó chịu khó học hỏi bọn Dzũng Đakao, chắc nó cũng bớt đần độn. Danh ná ham học nên nó cừ quá.

– Anh có bản đồ hả, anh Danh ?

– Tao có cái miệng thôi. Muốn biết thì hỏi. Hỏi thì nghe. Nghe xong thì nhớ.

– Anh hỏi ai, địa lý miệt mình ?

– Ông Tư Beo. Ổng nói, đi hết con rạch này sẽ tới ngã Ba Bần. Chỗ con rạch này gặp với kinh lớn là ngọn Tầm Vu.

– Còn gì thêm ?

– Đến chợ Ba Bần hỏi nữa. Đường đi ở miệng nghe, mày.

Chiếc bè vẫn êm ả trôi. Bỗng, từ trên cây bằng lăng, một thằng nhóc núp đợi đã lâu “bông-nhông [13]” xuống nước. Danh ná và Chơn Chơn đạo nhơn chưa hết ngạc nhiên thì thêm thằng nhóc nữa, ở cây bằng lăng khác nhẩy cái ùm. Chúng bơi về phía bè. Thằng nhóc thứ nhất với tay bám vào mạn bè, nhe răng cười toe toét :

– Tao nè, sư phụ ơi !

Đó là Tâm sún và bạn nó là Nghĩa lồi.

– Để hai đứa tao kéo bè tới ngã Ba Bần tiễn mày, sư phụ nhé !

Danh ná nói :

– Mệt lắm.

Tâm sún ngún nguẩy :

– Miễn là, khi về mày dạy tao hết nghề bắn ná.

Hai ông nhãi, mỗi ông bơi vào một bên bờ rạch. Danh ná ném dây lên. Tâm sún và Nghĩa lồi chộp lấy. Chiếc bè được kéo đi vững hơn, nhanh hơn, êm hơn. Danh ná gối đầu lên cục gạch, nằm ngửa ngắm… mặt trời. Nó búng ngón tay. Cà Đao gáy vang rồi bay xuống. Cảm khái, Danh ná rút ác-mô-ni-ca, dạo bản nhạc quen thuộc. Chơn Chơn dừng tay chèo, hát theo :

– “… Giòng An Giang cây xanh lá thắm
Giòng An Giang sông sâu sóng biếc
Lờ lững về qua Thất Sơn,
Châu Đốc giòng sông uốn quanh
Đã mấy mùa Xuân thái bình …” [14]

Tiếng kèn, tiếng hát lan tỏa trên mặt nước, bồng bềnh theo bè chuối. Nắng đã chói chang. Nắng càng chói chang, mầu hoa bằng lăng càng đẹp. Và gió càng mát. Chiếc quần xà lỏn no gió, phồng căng, bay phần phật. Tâm hồn Danh ná cũng đang bay …

[10] Ăng-ten : từ
tiếng Pháp ‘antenne’; nhánh câu điện sóng.
[11] Rô-ti : từ tiếng Pháp ‘rôtir’; quay thịt, nướng, lụi, thui.
[12] “Viễn du”, nhạc và lời của nhạc sĩ Phạm Duy.
[13] Bông-nhông : từ tiếng Pháp ‘plongeon’, nhẩy từ trên cao xuống nước.
[14] “Giòng An Giang”, nhạc và lời của nhạc sĩ Anh Việt Thu. ‘Giòng’ được giữ
như trong bản chính, thay vì sửa thành ‘dòng’.
cha12 ba_is_offline   Reply With Quote
Reply
Page 3 of 3 12 3

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 11:09.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.20333 seconds with 13 queries