ĐỜI SỐNG VÀ GIÁO DỤC MIỀN NAM TRƯỚC 1975 - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > USA NEWS > USA NEWS ZONE 2


Reply
 
Thread Tools
Old 12-07-2021   #1
luyenchuong3000
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
luyenchuong3000's Avatar
 
Join Date: Mar 2008
Posts: 12,206
Thanks: 16,160
Thanked 32,999 Times in 9,617 Posts
Mentioned: 151 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1709 Post(s)
Rep Power: 63
luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11
luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11
Default ĐỜI SỐNG VÀ GIÁO DỤC MIỀN NAM TRƯỚC 1975

Tôi chỉ trải qua 3 năm trung học đầu tiên (từ lớp 6 đến lớp thời Việt Nam Cộng Ḥa với môn ngoại ngữ Pháp. Đến lớp 8 tôi và nhiều bạn đồng niên đă có thể đọc một số sách, báo tiếng Pháp. Thời đó, học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 nếu học ngoại ngữ 1 là Pháp th́ lên lớp 10 bắt đầu học thêm ngoại ngữ 2 là Anh ngữ.
Thư viện của trường đầy ắp sách, báo xuất bản bằng 3 thứ tiếng: Việt, Pháp, Anh, sau có thêm sách, báo tiếng Nhật và tiếng Trung.
Những ai nay đă từ 55 tuổi trở lên từng sống thời niên thiếu ở miền Nam Việt Nam Cộng Ḥa chắc chắn không quên những nhà xuất bản, những sách, báo tiếng Việt được xuất bản dành riêng cho thiếu niên để giáo dục ḷng nhân ái và mở mang kiến thức, nâng cao dân trí cho người dân ngay từ khi c̣n nhỏ.
Quyên Di là một trong rất nhiều tác giả được nhiều người biết đến. Ông đi dạy từ khi c̣n rất trẻ. Bài viết dưới đây của ông giúp chúng ta biết đầy đủ hơn về đời sống giáo viên và cách tổ chức của nền giáo dục thời Việt Nam Cộng Ḥa.
***
ĐỜI SỐNG VÀ GIÁO DỤC MIỀN NAM TRƯỚC 1975
Chuyện về lương bổng và lễ nghĩa trong nhà trường ở miền Nam trước 1975
04/12/2021
Quyên Di
Bài viết của tác giả Quyên Di, cựu chủ bút hai tờ báo Tuổi Hoa và Ngàn Thông tại miền Nam Việt Nam trước 1975. Hiện ông là giáo sư dạy tiếng Việt và Văn chương Việt Nam tại khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Á châu thuộc Đại học UCLA (University of California, Los Angeles) và giảng dạy Văn hóa Việt Nam tại Trường CalState Long Beach.
Lương của thầy cô giáo cao và dư giả để sống, để dành được tiền mua nhà, mua xe, nuôi vợ con đầy đủ là yếu tố quan trọng nhất chứng tỏ chính thể tốt, xă hội ổn định, gia đ́nh là nền tảng cho xă hội vững mạnh, con người có đạo đức và có nhân quyền.
Năm 1967 tôi 19 tuổi, vừa tốt nghiệp Tú Tài toàn phần là chuẩn bị khăn gói vào Đại chủng viện Sài G̣n, gọi là “đi tu” để tương lai trở thành linh mục Công giáo. Nhưng Ơn Trên định cho tôi con đường khác: Đúng năm ấy thân phụ tôi qua đời. Mẹ tôi loay hoay với nhà thuốc bắc bố tôi để lại, tôi th́ đông em. Vị linh hướng của tôi là linh mục Trần Văn Hiến Minh gọi tôi vào văn pḥng và dạy rằng tôi không được nhập Đại chủng viện mà phải ở nhà lo giúp mẹ phụ nuôi các em.
Trường công lập và Trường tư thục
Tôi vốn là học sinh trường Nguyễn Bá Ṭng Sài G̣n suốt từ năm đệ Thất đến đệ Nhất. Đây là trường trung học Công giáo. Ban Giám đốc gồm toàn linh mục và hầu hết là thầy dạy của tôi. Chắc hồi đi học tôi cũng là học sinh khá và ngoan nên các vị này bàn bạc với nhau sao đó rồi cho tôi dạy hai lớp đệ Thất. Nhà trường gửi tên tôi lên Nha Trung Học. Nha cấp cho tôi Giấy phép dạy học bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp (từ đệ Thất đến đệ Tứ).
Tôi kể trường hợp riêng để thưa với người đọc rằng thời VNCH có hai hệ thống trường học song hành: Trường công lập và trường tư thục.
Giáo chức trường công lập phải tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm, Quốc Gia Sư Phạm Sài G̣n, hay Đại Học Sư Phạm, được Bộ Quốc Gia Giáo Dục (thông qua Nha/Ty Tiểu học và Nha Trung học) bổ nhiệm. Giáo chức trường tư thục do Ban Giám đốc nhà trường tuyển dụng, tùy theo bằng cấp và khả năng mà xếp cho dạy lớp thuộc cấp nào. Giáo chức trường công lập lấy làm hănh diện v́ đă tốt nghiệp trường Sư Phạm, có giai đoạn đi thực tập, sau đó được bổ nhiệm, trở thành công chức ngành giáo dục. Giáo viên trường tư thục cũng “vẻ vang” không kém v́ có khả năng và đủ bằng cấp mới được trường mời giảng dạy.
Bộ Quốc Gia Giáo Dục quy định: Người có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp (học xong lớp đệ Tứ, học sinh được quyền thi để lấy bằng này) được phép dạy các lớp bậc Tiểu học. Người có bằng Tú Tài toàn phần được phép dạy các lớp bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp (đệ Thất – đệ Tứ). Người có bằng Cử nhân hay Cao học được phép dạy các lớp bậc Trung Học Đệ Nhị Cấp (đệ Tam – đệ Nhất). Trong bài này, tôi không đề cập đến các vị giáo sư, giảng sư, phụ khảo Đại học.
T́nh cảm thầy tṛ và phụ huynh
Giáo viên, giáo sư được phụ huynh và học sinh kính trọng lắm. Thời ấy người ta vẫn giữ lễ như thời Nho học c̣n thịnh hành. Tết nhất phụ huynh thường biếu quà thầy/cô. Quà không đắt tiền nhưng thể hiện ḷng tôn kính. Thầy/cô tiếp nhận quà, đôi khi lại nhờ học sinh gửi lại quà tặng cho cha mẹ. Học tṛ rất kính trọng và quư mến thầy/cô.
Tôi có kinh nghiệm đi thăm cô giáo bị bệnh. Năm học lớp Nh́, tôi học với cô giáo Lan (hiện cô ở Texas). Cô đẹp và hiền. Cô bị yếu mệt phải nằm nhà thương Chợ Rẫy. Bảy đứa con trai góp tiền mua được sáu trái cam, đi thăm cô. Có bao nhiêu tiền đă mua cam hết rồi, không c̣n tiền đi xe buưt. Th́ cứ leo đại lên xe, chui dưới chân người lớn. Nhưng các bác soát vé lanh lắm, lâu lâu bác kiếm được một đứa, xách tai ném ra khỏi xe. Bị ném khỏi xe này lại leo lên xe khác, cuối cùng cả bọn cũng gặp nhau đủ bảy đứa trước cổng nhà thương. T́m đến pḥng cô, cả bọn tranh nhau kể khổ cho cô nghe. Cô khóc rồi lấy dao xẻ cam cho cả bọn ăn sau đó cho tiền xe về.
Lớn lên, đi dạy học, tôi không có kinh nghiệm dạy trường miền xa như vùng lục tỉnh hay các tỉnh miền Trung hoặc Cao Nguyên Nam Trung Phần. Tuy nhiên có những cuối tuần đi thăm các bạn dạy trường công lập ở vùng lục tỉnh, thấy các đồng nghiệp ấy được phụ huynh thương mến mà ham. Có nải chuối, trái mít, trái sầu riêng ngon, phụ huynh cũng sai con biếu thầy/cô. Có những đồng nghiệp đang đêm nghe đập cửa, mở cửa nh́n ra th́ là một phụ huynh nào đó tới mời đi nhậu cá lóc nướng trui ngoài đồng. Tôi được mời ké. Bữa nhậu giữa đồng, trăng thanh gió mát, đương nhiên có “nước mắt quê hương”, vui và ngon hết biết!
“Mỗi năm đến hè thầy man mác buồn”…
Giáo chức dạy trường công lập có việc làm vững chắc, v́ là công chức, trước sau cũng nhận được sự vụ lệnh bổ đi dạy trường này trường nọ. Chỉ có điều may mắn th́ được dạy trường gần nhà. Thí dụ, ở Sài G̣n mà lại được dạy tại Sài G̣n th́ c̣n ǵ bằng. Không may th́ phải đi dạy trường xa, khi ấy phải dời nhà đến gần trường mà dạy. Gọi là “may” hay “không may” là theo quan niệm chung thôi. Thật ra về trường xa, thầy/cô thường được phụ huynh học sinh rất kính trọng, quư mến như nói ở trên.
Giáo chức dạy trường tư thục, việc làm bấp bênh hơn. Cứ gần đến hè, thầy giáo thường “hát” câu “Mỗi năm đến hè thầy man mác buồn”. Lư do là không biết nhà trường c̣n tiếp tục mời ḿnh dạy niên học tới hay không. Vào dịp đó, ban Giám đốc nhà trường Trung học thường gửi các giáo sư một lá thư, bỏ trong phong b́ rất trịnh trọng, gọi là “Thư cám ơn”. Mở thư mà thầy hồi hộp. Thư có hai phần: phần đầu là lời lẽ cám ơn rất lịch sự về sự cộng tác trong suốt một năm. Phần này th́ thư nào cũng như nhau. Phần hai mới là quan trọng v́ nó không giống nhau: ban Giám đốc hân hạnh mời thầy tiếp tục dạy vào niên học tới và xin thầy vui ḷng chấp thuận; hoặc ban Giám đốc lấy làm tiếc không thể mời thầy tiếp tục cộng tác, chúc thầy may mắn và hy vọng có cơ hội mời thầy trở lại trong tương lai…Đó là trường hợp thầy là giáo chức b́nh thường, việc dạy học không lấy ǵ làm xuất sắc.
Đối với các giáo sư có uy tín, được học sinh mong ước theo học th́ lại khác. Ban Giám đốc thường phải thưa chuyện với thầy từ rất sớm, mong thầy xếp đặt giờ giấc, đừng nhận dạy ở trường khác vào những ngày giờ mà nhà trường dự định dành cho thầy vào niên học tới. Những giáo sư này thường dạy nhiều trường; xong giờ dạy trường này là lên xe phóng sang trường khác ngay, mà thời ấy chúng tôi gọi là “chạy trường”. Cá nhân tôi vào những năm cuối nền đệ Nhị Cộng Ḥa cũng dám nhận dạy một niên khoá tới 4, 5 trường: Nguyễn Bá Ṭng Sài G̣n, Cứu Thế Học Đường (đường Kỳ Đồng), Phước An (Thị Nghè), Tân Khoa (Gia Định), Chân Phước Liêm và Dũng Lạc (G̣ Vấp). Ấy là chưa kể buổi tối dạy luyện thi mà tôi sẽ nói sau. Nghĩ lại, lấy làm sợ hăi.
“Bài soạn”
Nói chung, thời VNCH, có thể nói hơi ngoa ngữ một chút là “đă biết cầm cục phấn là biết dạy học”. Có những vị có khiếu dạy học, dạy rất hay, mặc dù có thể không tốt nghiệp trường Sư Phạm. Năm học đệ Tứ, tôi có một thầy dạy Toán tuyệt vời. Thầy có thể cầm phấn vẽ trên bảng 10 ṿng tṛn đồng tâm chỉ trong nháy mắt. Lại có những giáo sư dạy Quốc Văn hay Sử Địa, giảng bài hay đến độ học tṛ ngồi im phăng phắc cả tiếng đồng hồ mà không biết chán. Tôi nghe nói, bộ ba giáo sư “Tế-Khoan-Đáng” (Nguyễn Sỹ Tế, Vũ Khắc Khoan, Tô Đáng) khi lên lớp giảng bài, học tṛ lớp khác bỏ lớp, đứng ngoài cửa lớp của các thầy để nghe ké.
Giáo chức dạy học không có “giáo án” nhưng có cuốn “bài soạn”. Việc h́nh thành một bài soạn để dạy trong lớp gọi là “soạn bài”. Vậy thôi. Mỗi năm, thầy/cô bổ túc cho “bài soạn” của ḿnh thêm phong phú, đem lại kết quả tốt hơn. B́nh thường th́ như thế, nhưng cũng có giáo sư dạy tùy hứng và có khiếu ăn nói. Những vị này thường được nhà trường xếp dạy lớp đệ Tam là lớp cuối năm không phải đi thi, học sinh gọi đùa là “năm dưỡng lăo”. Thầy giảng thao thao bất tuyệt, học tṛ cứ há miệng nghe mà không biết chán.
Tôi nói vụng, thầy tôi, giáo sư Vũ Khắc Khoan (dạy tôi môn Hát Bội ở Đại học Văn khoa Sài G̣n), khi dạy Sử Địa ở trường Trung học, suốt một niên khóa vẫn chưa dạy xong bài “Quân Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ nhất!”. Ấy là tôi “nghe nói” như thế.
Lương bổng giáo chức
Cuộc sống nhà giáo được xem là “thanh bạch” (cách nói khác của “nghèo”) nhưng thực tế th́ không đến nỗi. Một thí dụ: Năm 1964 là năm giao thời giữa đệ Nhất và đệ Nhị Cộng Ḥa, một giáo sư Trung học đệ Nhị cấp (dạy từ lớp đệ Tam đến đệ Nhất. Lớp 10 đến Lớp 12) mới tốt nghiệp ba năm Đại học Sư Phạm bắt đầu đi dạy, lương và phụ cấp chức nghiệp cộng phụ cấp đắt đỏ, tổng cộng khoảng 7.405 đồng, phụ cấp cho vợ 1.000 đồng, phụ cấp cho ba con, mỗi con 800 đồng, sẽ là 10.805 đồng một tháng. Trong khi đó, một kư gạo giá chỉ có 5 đồng rưỡi.
Cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970, giáo sư dạy trường Trung học tư thục, thù lao một giờ dạy, thấp nhất khoảng 250 đồng, cao nhất khoảng 1.000 đồng. Nếu vị có lương giờ thấp nhất, dạy một ngày bốn tiếng, mỗi tuần năm ngày (ngày thứ Bảy cũng dạy b́nh thường), lương tháng vào khoảng 20.000 đồng. Vị có lương giờ cao nhất, cũng dạy với số ngày, giờ như thế, lương tháng sẽ vào khoảng 80.000 đồng. Trong khi đó, giá tiền một kư gạo năm 1971 là 48 đồng, năm 1974 là 171,3 đồng. Như thế th́ không thể nói nhà giáo sống thiếu thốn được.
Giáo sư Trung học có uy tín, được mời dạy luyện thi Trung học đệ Nhất cấp, Tú Tài 1, Tú Tài 2 th́ khó mà có con số lương bổng rơ ràng. Những môn học sinh thường học thêm để luyện thi là Toán, Lư, Hóa, Vạn vật, Ngoại ngữ, Triết học, Quốc văn. Các trung tâm luyện thi có thể trả những vị giáo sư này đến 1.500-1.600 đồng một giờ. V́ tiền lương không đến nỗi chật hẹp, giáo chức không phải làm thêm nghề phụ, có th́ giờ để chuyên tâm vào việc dạy học, kết quả đương nhiên là tốt đẹp.
Viết bài này, tôi hồi tưởng lại đời dạy học, từ khi là một “cậu giáo” 19 tuổi mặt mũi non choẹt, không chút kinh nghiệm cho đến khi lớn hơn, được gọi là “ông Giáo sư Trung học” với lương giờ khá cao, lại cũng v́ muốn có nhiều tiền giúp mẹ nuôi các em nên c̣n nhận dạy luyện thi buổi tối. Mỗi tháng đem về nhà mấy trăm ngàn đồng. Nhưng chuyện ấy không làm tôi nhớ bằng t́nh thầy tṛ. Tôi đă vừa là tṛ, vừa là thầy, nên có thể làm chứng rằng đời sống tinh thần và t́nh cảm của người thầy/cô thời VNCH thật phong phú mà ai từng trải qua, suốt một đời không thể nào quên.
Quyên Di
From Nguyễn Nam Hải
***
Ảnh 1,2,3: Vài tranh b́a của tủ sách và bán nguyệt san Tuổi Hoa
H́nh 4: Trường Nguyễn Bá Ṭng. Ở miền Nam thời kỳ ấy, mỗi trường trung học có một điểm nhấn riêng về mặt kiến trúc và trong sân trường thường trồng cây phượng vĩ
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	263469671_4832721313415174_3769157718306099196_n.jpg
Views:	0
Size:	12.7 KB
ID:	1941792   Click image for larger version

Name:	264692042_4832721216748517_6405798314584071599_n.jpg
Views:	0
Size:	86.2 KB
ID:	1941793   Click image for larger version

Name:	264880336_4832721043415201_5458296099131790478_n.jpg
Views:	0
Size:	69.7 KB
ID:	1941794   Click image for larger version

Name:	264948359_4832721463415159_8280628851276386478_n.jpg
Views:	0
Size:	46.2 KB
ID:	1941795  

luyenchuong3000_is_offline   Reply With Quote
The Following 8 Users Say Thank You to luyenchuong3000 For This Useful Post:
Old 12-07-2021   #2
luyenchuong3000
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
luyenchuong3000's Avatar
 
Join Date: Mar 2008
Posts: 12,206
Thanks: 16,160
Thanked 32,999 Times in 9,617 Posts
Mentioned: 151 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1709 Post(s)
Rep Power: 63
luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11
luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Để thấy mức lương của thầy cô giáo: Giá cả thực phẩm vào ngày 31 tháng 12, 1965
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	263769523_638364887207253_810714415544513500_n.jpg
Views:	0
Size:	54.5 KB
ID:	1941797  
luyenchuong3000_is_offline   Reply With Quote
The Following 8 Users Say Thank You to luyenchuong3000 For This Useful Post:
Old 12-07-2021   #3
anhhaila
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
anhhaila's Avatar
 
Join Date: Jan 2011
Posts: 12,660
Thanks: 21,606
Thanked 29,613 Times in 9,086 Posts
Mentioned: 19 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 4016 Post(s)
Rep Power: 58
anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11
anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11
vnch

Đọc để nhớ ....một thời ta đă yêu .

anhhaila_is_offline   Reply With Quote
The Following 5 Users Say Thank You to anhhaila For This Useful Post:
CaoLanh (12-09-2021), N&N (12-08-2021), phokhuya (12-09-2021), trungthu (12-09-2021), yenco88 (12-13-2021)
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 05:18.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.12558 seconds with 15 queries