Nhân vật là “cây cầu” nối giữa Pháp với triều đ́nh Tự Đức: Nguyễn Trường Tộ - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Nhân vật là “cây cầu” nối giữa Pháp với triều đ́nh Tự Đức: Nguyễn Trường Tộ
Nguyễn Trường Tộ: “Cây cầu” nối giữa Pháp với triều đ́nh Tự Đức. Vị trí của Nguyễn Trường Tộ là “cây cầu” nối giữa Pháp với triều đ́nh Tự Đức. Những ngày tháng đó, ông chính là nhà ngoại giao, là người thông ngôn giữa hai phía. Với vị thế đứng giữa đó, Nguyễn Trường Tộ đă đề xuất một phương án ngoại giao cực kỳ khéo léo…

Chúng ta đă nói đến sự tŕ trệ của tư tưởng Nho gia trong vấn đề coi trọng nông nghiệp mà hạ thấp thương nghiệp, qua đó khiến một hoàng đế vừa có tài năng lại vừa có tham vọng như Minh Mạng đi ngược với sự vận động của nhân loại trong thế kỷ 19.

Nhưng c̣n một điểm thứ hai nữa của Nho gia, đấy chính là đă tạo nên một tầng lớp trí thức lạc hậu chỉ giỏi thơ phú mà xa lạ với kỹ nghệ, vật lư, khoa học tự nhiên.

Tu viện Saint Paul mang phong cách kiến trúc cổ điển Pháp, do Nguyễn Trường Tộ thiết kế.

“Cây nào th́ quả đó”, việc sinh ra một tầng lớp quan lại khép ḿnh với thế giới, chỉ nói với nhau các chuyện Nghiêu, Thuấn trong một giai đoạn Pháp, Mỹ, Anh đang đến ngoài khơi đă đẩy đất nước vào thế tù đày của tư duy. Nhưng trong đêm tối tù đày ấy bỗng hiện ra ánh điện, dù lập ḷe, dù sớm tắt nhưng vẫn c̣n cháy măi đến ngày sau: danh sĩ Nguyễn Trường Tộ.

Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830 tại Hưng Nguyên, Nghệ An. Trưởng thành trong một gia đ́nh Công giáo đă giúp Nguyễn Trường Tộ có cơ hội được tiếp xúc với giáo dục phương Tây qua những vị giám mục người Pháp dạy dỗ ông từ nhỏ.

Bên cạnh đó, ông lại học chữ Hán với các vị tú tài ở trong làng. Sự dung ḥa này giúp ông vừa có vốn hiểu biết về Nho gia, vừa hiểu biết về Tây học. Tức là một sự kết hợp của cả Khổng giáo lẫn Kito giáo ở trong một con người.

Chính điều đó đă giúp ông về sau, khi nhận định các vấn đề ở thời đại Tự Đức một cách minh bạch nhất: có tinh thần của kẻ sĩ Nho học v́ dân, v́ nước, lại có tinh thần đổi mới và coi trọng tự do của người theo đạo Chúa.

Năm 1859, Nguyễn Trường Tộ có dịp tháp tùng các linh mục Pháp sang các nước châu Âu như Italia, Pháp. Tại những quốc gia đó, ông đă nh́n thấy những chiếc đèn không cần thắp dầu vẫn sáng, những chiếc xe chạy mà không cần con ḅ, con ngựa kéo đi, và tận mắt so sánh được khoảng cách của đất nước mà ḿnh sinh ra lớn lên, với chính những vùng đất xa xôi nhưng văn minh mà người dân Việt Nam ngày đó không hề biết đến.

Ông cũng có dịp tới Hong Kong, Quảng Châu, để có thể so sánh được với sự phồn vinh của những thương cảng châu Á khi có sự xuất hiện của giao thương phương Tây, với chính Việt Nam khi “bế quan tỏa cảng”.

Trở về nước, vị trí của Nguyễn Trường Tộ là “cây cầu” nối giữa Pháp với triều đ́nh Tự Đức. Những ngày tháng đó, Nguyễn Trường Tộ chính là nhà ngoại giao, là người thông ngôn giữa hai phía.

Với vị thế đứng giữa đó, Nguyễn Trường Tộ đă đề xuất một phương án ngoại giao cực kỳ khéo léo cho Tự Đức gồm 2 bước: đầu tiên là nghị ḥa với thực dân Pháp, sau đó là hợp tác với tất cả các nước Tây phương ngoài Pháp để quân b́nh ảnh hưởng của nước này đối với nước kia, qua đó lợi dụng sự ḱnh địch quốc tế mà giữ được nền độc lập.

Cho đến bây giờ, chúng ta đă biết rằng, đó chính là tư tưởng đúng, cũng chính là “cách chơi” của nước nhỏ với các nước lớn. Nhưng ngày ấy, Tự Đức đă không nghe ông và đất nước đă bị Pháp “nuốt” từ từ.

Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ gửi không dưới 15 bản điều trần lên triều đ́nh để yêu cầu cải tổ và canh tân đất nước.

Riêng đầu tháng 5 năm 1863, Nguyễn Trường Tộ gửi 3 bản điều trần lên Triều đ́nh Huế là: Tế cấp luận, Giáo môn luận và Thiên hạ phân hợp đại thế luận.

Có những cải tổ ông viết từ thế kỷ 19, mà thế kỷ 21 chúng ta vẫn đang làm, đơn cử như “giảm số công chức và tăng lương để tránh nạn tham nhũng” hay “in báo, dịch sách của châu Âu và đưa sinh viên ra nước ngoài đào tạo”, “lập chế độ bảo hộ mậu dịch để tạo thuận lợi cho việc kỹ nghệ hóa”…

Trước sau như một, ông luôn kêu gọi đất nước phải tự lực tự cường, phải đổi thay nội tại, rồi hướng về đối ngoại ở vị thế cao hơn. Ông mang một tư tưởng vượt thời đại, là một tiền nhân lạc thời khá xa của thế kỷ 19.

Trong di thảo số 27, ông viết những câu như dốc từng gan ruột để cảnh tỉnh lớp sĩ phu trong triều: “Phàm kẻ trong thiên hạ là người không phải không có lầm lạc ban đầu, mà là người biết thay đổi hành động, biết sửa điều sai thành đúng đắn, không xấu hổ v́ phải sửa đổi cái cũ, mà xấu hổ v́ không làm được điều ǵ mới, không nh́n lui dĩ văng mà chuyên mưu việc tương lai, không nghĩ đến bảo toàn tên tuổi riêng ḿnh mà lo lợi ích chung cho đất nước, thế mới gọi là trí…”.

Những điều mà Nguyễn Trường Tộ làm đă đánh động ít nhiều suy nghĩ của Tự Đức, nhà vua đă điều ông đi sứ ở Pháp quốc vào năm 1866, sau đó cử ông chủ nhiệm dự án khai thác mỏ.

Nhưng khi mà dấu hiệu về sự cải tổ vừa nhen nhóm, như báo hiệu một b́nh minh mới th́ đă bị dập tắt chỉ sau đó một năm. Những biến động ở trên chiến trường với Pháp đă khiến hành tŕnh của ông bị gián đoạn, và quan trọng hơn, đấy là lúc tầng lớp văn thân bảo thủ theo tư tưởng

Khổng giáo trong triều đ́nh lên tiếng, đẩy Tự Đức đang vào thế từ sự do dự đi tới sự bác bỏ các canh tân của Nguyễn Trường Tộ.

Thế kỷ 19 ở Việt Nam, các nhà Nho vẫn xem Tây Âu là kẻ thù, họ giương cao ngọn cờ “diệt Công giáo”, cứu nguy cho nhà nước. Tầng lớp văn thân đă đi lên đỉnh cao quyền lực bằng Tứ thư, Ngũ kinh… làm sao có thể thay đổi và thích ứng được với thiên văn học hay địa lư, thuế khóa, tài chính mà Nguyễn Trường Tộ đưa ra?

Chưa kể, những vị đại thần quan trọng trong triều đại Tự Đức như Trương Đăng Quế hay Nguyễn Tri Phương đều thấm nhuần sâu sắc học thuyết Nho giáo, có sự gắn bó về quyền lợi của bản thân với sự ổn định trong chế độ quân chủ cùng các nguyên tắc Nho giáo làm nền móng trong hệ tư tưởng phong kiến, c̣n vua Tự Đức lại không phải là người quyết đoán với tầm nh́n xa.

Những yếu tố đó kết hợp lại đă khiến các cải cách của Nguyễn Trường Tộ không thể thực hiện được.

Ở một góc độ nào đó, những cải cách của Nguyễn Trường Tộ cũng có sự hạn chế là không đánh giá được đúng mức sự xáo trộn xă hội, vấn đề về tiền bạc, tài chính cho các cải cách này, hay sự thiếu thỏa thuận trong khuôn khổ với chính những vị đại thần theo Khổng giáo có tiếng nói trong triều. Tuy nhiên, nó chỉ là cái hạn chế nhỏ so với tầm nh́n chật hẹp nhưng kiêu ngạo của tầng lớp sĩ phu ngại thay đổi.

Bởi cùng thời đại với ông lúc đó, bên Nhật Bản, một người đàn ông chỉ sinh sau Nguyễn Trường Tộ 5 năm, khi đưa ra các tham luận về canh tân đất nước th́ đă được sử dụng, đó là Fukuzawa Yukichi – kiến trúc sư cho sự đổi mới nước Nhật thời Duy Tân Minh Trị. Than ôi, Việt Nam cũng có một Fukuzawa Yukichi chứ sao không? Chỉ là chúng ta đă không sử dụng mà thôi!

Nguyễn Trường Tộ không chỉ là nhà ngoại giao nh́n thấu vấn đề thời đại mà ông c̣n là kiến trúc sư, nhà kinh tế, nhà văn hóa, nhà khoa học kỹ thuật…

Nếu có dịp đến TP HCM và đi ngang ṭa tu viện Saint Paul ở số 4 Tôn Đức Thắng, quận 1, chúng ta sẽ thấy một công tŕnh mang phong cách kiến trúc cổ điển Pháp, với những bức trang trí công phu c̣n tồn tại đến tận hôm nay.

Công tŕnh ấy do kiến trúc sư Nguyễn Trường Tộ thiết kế, dấu ấn cuối cùng c̣n sót lại của ông. Tháng 7 năm 1864, Nguyễn Trường Tộ bị tai nạn té găy vùng xương chậu trong khi xem xây cất giáo đường. Vậy nhưng, “Dù thân có bị liệt, nằm lưng xuống dưới, ta vẫn phải có bổn phận viết thư gửi đức vua…”.

Thư của ông vẫn đều đặn gửi lên vua Tự Đức với ước vọng pḥ vua, giúp dân. Những năm cuối đời, trên giường bệnh, ḷng ông vẫn ngóng đợi hai tiếng cải cách. Bài thơ ông viết có câu:

“Mặt trời cho dẫu không soi đến

Hướng dương xin vẫn nếp hoa quỳ”.

Ngày 22 tháng 11 năm 1871, Nguyễn Trường Tộ qua đời ở tuổi 43. Hôm nay, gọi tên ông, không đơn thuần chỉ là những điều tiếc nuối, mà đó c̣n là sự kính trọng, khâm phục về một ḷng yêu nước nồng nàn nhưng cực kỳ sáng suốt.

Thương cho một bộ óc đi trước thời đại đă tuyệt vọng trong mộng cải cách đất nước, hệt như 2 câu thơ cuối cùng mà ông viết trước ngày nhắm mắt:

“Một kiếp sa chân, muôn kiếp hận

Ngoảnh đầu cơ nghiệp ấy trăm năm…”.

VietBF@ sưu tập

pizza
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 01-29-2023
Reputation: 35703


Profile:
Join Date: Sep 2014
Posts: 88,475
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	261.jpg
Views:	0
Size:	222.2 KB
ID:	2171147  
pizza_is_offline
Thanks: 6
Thanked 7,498 Times in 6,651 Posts
Mentioned: 6 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 29 Post(s)
Rep Power: 99 pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7
pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7pizza Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 10:37.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08085 seconds with 15 queries