Mưu sinh bằng hến sông Bùi - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Mưu sinh bằng hến sông Bùi
Có những người phụ nữ Hà Nội quanh năm dầm mình dưới sông Bùi để cào hến kiếm tiền trang trải cuộc sống hằng ngày.
Xã Hữu Văn (H.Chương Mỹ, Hà Nội) là một trong những nơi có số phụ nữ làm nghề cào hến nhiều nhất huyện Chương Mỹ.

Nơi họ hành nghề là dòng sông Bùi (tên gọi sông Tích của người dân địa phương) chảy qua khu vực này. Theo người dân ở đây, mùa này là dịp nghề cào hến dễ kiếm ăn nhất bởi khi ấy nước sông Bùi đã cạn nên dễ cào. Vì thế, đi dọc sông Bùi dịp này, hai bên tả, hữu đoạn nào cũng thấy người quăng, kẻ kéo, trò chuyện tíu tít.

Công việc của họ bắt đầu lúc 5 giờ sáng và kết thúc lúc 12 giờ trưa. Ngày ngày phải dầm nước sông, thường xuyên bị nước ăn chân tay, thấp khớp và nhiều bệnh phụ nữ, nhưng họ không thể bỏ nghề vì đây là nguồn thu nhập chính của họ. Hến cào được ngày nào là bán ngay ngày đó. Nếu như phải mang về nhà thì coi như hôm đó cả nhà ăn hến thay cơm.

Ở đây không có nghề phụ, thu nhập chính của các gia đình đều trông vào hến, ốc, trai… là những thứ họ cào được dưới sông Bùi. Buổi chiều, các chị mang bán ở chợ Hữu Văn cho thương lái. Vào mùa hè, hến được giá, thương lái tranh nhau mua, còn mùa đông, khi hến được mùa nhưng nhu cầu ăn hến giảm xuống thì người cào hến thường phải bán tháo cho thương lái nếu như không muốn phải mang về ăn trừ bữa.

Chị Lộc, năm nay mới hơn 30 tuổi, ở đầu thôn Mỹ Thượng, xã Hữu Văn vừa ra sức kéo chiếc cào bắt hến vào bờ vừa chia sẻ cách chống rét: “Nghề cào hến khổ cực lắm, nhất là vào mùa này vì phải dầm nước suốt. Để tránh rét, chúng tôi thường mặc áo mưa”. Họ không dám mặc áo ấm vì sợ ướt, phần vì mặc nhiều sẽ vướng víu, khó chịu khi làm. Vì thế, khi đi cào hến, ngoài các đồ nghề cần thiết như bao tải, cào, rổ thì họ còn chuẩn bị sẵn một bộ quần áo ấm, sạch để thay khi lên bờ.

Bà Phòng, ở thôn Mễ Thượng cùng xã, người có thâm niên đến hơn 30 năm cào hến cho biết: “Trước kia chính quyền xã, thôn cũng dạy cho người dân nghề làm mây tre đan, nhưng được một thời gian thì chẳng ai làm vì thu nhập vừa thấp vừa chậm. Thế nên chị em trong làng chúng tôi lại đi cào hến”.

Đánh vật với dòng sông từ sáng sớm tới trưa nhưng thu nhập của họ cũng chỉ được từ 70.000 - 120.000 đồng mỗi ngày. Đó là chưa kể hôm nào quăng cào ra giữa sông bị mắc, mất cào thì coi như buổi hôm đó trắng tay vì sẽ phải mua mới một chiếc cào hến làm bằng sắt giá khoảng 130.000 đồng. Để tránh mất cào, các chị chỉ buộc sợi dây cào dài khoảng 15 - 20 m để vừa sức quăng, nếu bị mắc cào dưới đáy sông thì còn lội, bơi ra gỡ được. Những người phụ nữ cào hến hầu như đều biết bơi.

Theo bà Thiện, 54 tuổi, ở thôn Mỹ Hạ cũng trong xã Hữu Văn thì “đại đa số đàn bà con gái trong làng chúng tôi đều đi cào hến. Nghề cào hến tuy vất vả nhưng được cái không tốn nhiều tiền sắm đồ nghề, không đòi hỏi trình độ, chỉ cần chịu thương chịu khó là có tiền”. Có lẽ cũng vì thế mà trong nhà bà Thiện, cả con dâu và con gái cũng đang làm nghề cào hến như mẹ.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phùng Xuân Thắng, Phó chủ tịch UBND xã Hữu Văn xác nhận, cào hến là nghề đem lại thu nhập chính cho bà con trong xã. “Đa phần chị em trong xã đi cào hến, suốt ngày phải lặn ngụp dưới sông nhưng may thay chưa có trường hợp nào gặp phải tai nạn hoặc bất trắc gì. Nhiều hộ trong xã xây nhà, nuôi con ăn học cũng là nhờ nghề cào hến”, Ông Thắng tự hào nói.

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 04-08-2021
Reputation: 200894


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,151
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	de-song-bui.jpg
Views:	0
Size:	114.9 KB
ID:	1770987  
florida80_is_offline
Thanks: 7,282
Thanked 45,854 Times in 12,759 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139 florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 15:16.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06904 seconds with 13 queries