Bản đồ bầu cử năm nay.
Màu vàng là các tiểu bang chiến trường, các tiểu bang này dao động.
Các bang màu xanh (blue) do đảng Dân Chủ dẫn.
Các bang màu đỏ (red) do đảng Cộng Hoà dẫn.
Tổng số đại cử tri là 538, hiện tại Cộng Hoà chiếm 219, Dân Chủ chiếm 226.
Tổng số phiếu ở 7 bang chiến trường là 93, trong đó bà Kamala cần 44 phiếu và ông Trump cần 51 phiếu để thắng cử.
*****
Chỉ c̣n vài ngày nữa là đến Ngày bầu cử, Harris và Trump đang trong cuộc đua quyết liệt để giành quyền kiểm soát các tiểu bang dao động quan trọng.
Chỉ c̣n chưa đầy một tuần nữa là đến Ngày bầu cử, đảng viên Dân chủ Kamala Harris và đảng viên Cộng ḥa Donald Trump đang trong cuộc đua gay cấn để giành được sự ủng hộ của những cử tri chưa quyết định.
Theo các cuộc thăm ḍ, ít có cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ nào có sự cạnh tranh quyết liệt như cuộc bầu cử này.
Harris và Trump đang trong thế cân bằng và kết quả có thể được quyết định bởi tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu ở bảy tiểu bang dao động quan trọng.
Ai đang dẫn đầu?
Tính đến thứ Ba, công cụ theo dơi cuộc thăm ḍ bầu cử hàng ngày của FiveThirtyEight cho thấy Phó Tổng thống Harris đang dẫn đầu các cuộc thăm ḍ toàn quốc với lợi thế 1,5 điểm phần trăm so với cựu Tổng thống Trump. Tuy nhiên, lợi thế này đă giảm nhẹ so với mức chênh lệch 1,8 điểm của tuần trước, cho thấy Trump đang dần thu hẹp khoảng cách.
Theo các cuộc thăm ḍ mới nhất của Reuters/Ipsos, khoảng cách dẫn trước của Harris so với Trump đă thu hẹp trong giai đoạn cuối của cuộc bầu cử.
Harris dẫn trước đảng Cộng ḥa chỉ một phần trăm, 44 phần trăm so với 43 phần trăm, theo cuộc thăm ḍ trên toàn quốc. Cuộc thăm ḍ có biên độ sai số khoảng ba phần trăm theo cả hai hướng.
Khi được hỏi ứng cử viên nào có cách tiếp cận vượt trội hơn đối với nền kinh tế, t́nh trạng thất nghiệp và việc làm, cử tri trong cuộc thăm ḍ đă ủng hộ Trump với tỷ lệ 47 phần trăm so với 37 phần trăm. Trump cũng duy tŕ lợi thế về các vấn đề kinh tế và nhập cư.
Cuộc thăm ḍ cũng cho thấy vị thế dẫn đầu của Harris về vấn đề chủ nghĩa cực đoan chính trị đang giảm dần. Khoảng 40 phần trăm cử tri cảm thấy bà có cách tiếp cận tốt hơn để giải quyết chủ nghĩa cực đoan chính trị và các mối đe dọa đối với nền dân chủ, trong khi 38 phần trăm ủng hộ Trump.
Biên độ của cả hai ứng cử viên đều nằm trong biên độ sai số trung b́nh của các cuộc thăm ḍ, nghĩa là một trong hai ứng cử viên có khả năng dẫn đầu. Trong khi hầu hết các cuộc thăm ḍ cho thấy Harris đang dẫn trước trong cuộc bỏ phiếu toàn quốc, th́ hai ứng cử viên này lại rất cân sức ở các tiểu bang dao động.
Điều quan trọng cần lưu ư là trong khi các cuộc khảo sát toàn quốc đưa ra thông tin chi tiết về t́nh cảm của cử tri, th́ Đại cử tri đoàn cuối cùng sẽ quyết định người chiến thắng, chứ không phải số phiếu phổ thông trên toàn quốc. Nhiều tiểu bang có xu hướng ủng hộ mạnh mẽ đảng Cộng ḥa hoặc đảng Dân chủ.
Các cuộc thăm ḍ nói ǵ về các tiểu bang dao động?
Bảy tiểu bang dao động chính là Pennsylvania (19 phiếu đại cử tri), Bắc Carolina (16), Georgia (16), Michigan (15), Arizona (11), Wisconsin (10) và Nevada (6), cùng nắm giữ 93 phiếu Đại cử tri đoàn.
Theo khảo sát trung b́nh gần đây của FiveThirtyEight, Harris và Trump nằm trong biên độ sai số ở mỗi tiểu bang này. Ở Michigan, Harris vẫn dẫn trước Trump một chút, với biên độ +0,8 điểm kể từ tuần trước. Bà cũng đă giành được lợi thế sít sao ở Nevada và Wisconsin, cho thấy các tiểu bang này có thể dễ dàng xoay chuyển theo cả hai hướng như thế nào.
Ngược lại, Trump có lợi thế nhỏ ở Pennsylvania và dẫn trước đáng kể ở Bắc Carolina, Arizona và Georgia.
Đáng chú ư, trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, Georgia, nơi Trump hiện đang dẫn đầu, đă chuyển từ đảng Cộng ḥa sang đảng Dân chủ sau gần 30 năm bỏ phiếu cho đảng Cộng ḥa. Tương tự như vậy, Arizona, nơi Trump cũng dẫn đầu, đă bị đảng Dân chủ giành chiến thắng chỉ với 0,3 điểm phần trăm.
Các cuộc thăm ḍ đáng tin cậy như thế nào?
Các cuộc thăm ḍ bầu cử dự đoán cách dân số có thể bỏ phiếu bằng cách khảo sát một mẫu cử tri. Các cuộc khảo sát thường được tiến hành qua điện thoại hoặc trực tuyến. Trong một số trường hợp, qua đường bưu điện hoặc trực tiếp.
Các công cụ theo dơi cuộc thăm ḍ, tổng hợp một số cuộc thăm ḍ lại với nhau, được cân nhắc dựa trên một số yếu tố, chẳng hạn như quy mô mẫu của cuộc thăm ḍ, chất lượng của người thăm ḍ, thời gian tiến hành cuộc thăm ḍ gần đây nhất và các phương pháp cụ thể được sử dụng.
Các cuộc thăm ḍ không bao giờ chính xác 100 phần trăm. Cả cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2016 và 2020 đều chứng kiến các cuộc thăm ḍ ư kiến đánh giá thấp mức độ phổ biến của các ứng cử viên Đảng Cộng ḥa.
Các nhà thăm ḍ ư kiến đă sai một lần nữa trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022. Lần đó, họ đă tính thấp sự ủng hộ dành cho đảng Dân chủ và dự đoán đảng Cộng ḥa sẽ giành chiến thắng.
Khi truy cập vào các bài viết về bầu cử Tổng thống Mỹ trên trang báo VnExpress, người đọc sẽ thấy một thăm ḍ về việc "ai sẽ đắc cử Tổng thống Mỹ", với hai lựa chọn là Donald Trump và Kamala Harris.
Thăm ḍ trên trang báo có cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học và Công nghệ bắt đầu từ ngày 23/8, đến sáng 29/10 khi phóng viên RFA truy cập vào mục kết quả nhận thấy hơn 200.000 người đă tham gia biểu quyết, với 77% số đó chọn ông Trump và c̣n lại chọn bà Harris.
Một số trang báo khác và các kênh Youtube của các tờ báo cũng đưa tin dồn dập như Sài G̣n Giải Phóng, VTV24... thậm chí có chuyên mục riêng về "Bầu cử Tổng thống Mỹ" như của Vietnamnet.
Nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng nhận định về việc này với RFA qua tin nhắn:
"Việc được nói thoải mái về bầu cử nước ngoài, ngoài việc vừa tạo ra cảm giác của một đất nước có tự do ngôn luận, c̣n nhằm mục đích chính là chứng minh cho người dân Việt Nam thấy chính trị nước ngoài bất ổn, và họ thường đánh đồng điều này với việc mất ổn định đất nước. Từ đó, người dân Việt Nam không c̣n muốn có đa đảng cạnh tranh v́ không muốn sống trong một đất nước bất ổn."
Trong khi đó, thông tin về việc các Đại biểu Quốc hội sẽ bỏ phiếu chọn người kế vị Chủ tịch nước Việt Nam thay ông Tô Lâm chỉ xuất hiện một ngày trước khi bỏ phiếu và thậm chí người dân c̣n không biết ứng cử viên là ai.
Các tờ báo Nhà nước cũng hoàn toàn không có các bài viết b́nh luận xung quanh việc lựa chọn ứng cử viên Chủ tịch nước, chương tŕnh nghị sự, lời hứa với cử tri...
Ông Nguyễn Viết Dũng, người từng bị tuyên án 6 năm tù với tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước" nhận định thêm rằng, do Việt Nam không có bầu cử tự do nên việc hạn chế thông tin bầu cử trong nước như một biện pháp để duy tŕ sự đồng thuận của dân chúng và sự ổn định của xă hội, theo định nghĩa của nhà nước Việt Nam.
Một luật sư ở Hà Nội muốn ẩn danh v́ lư do an ninh cho hay, việc đưa tin về bầu cử Mỹ của các tờ báo cũng có chừng mực, và "nên được xem là động thái tích cực, hơn Triều Tiên hay Trung Quốc, những nước Cộng sản khác có xu hướng đóng cửa, cực đoan hơn." Ông nhận định:
"Và như mọi người hay nói, để giải toả bớt bức xúc của người dân, thay v́ để họ ấm ức th́ cho họ xả vào những chỗ khác, vô thưởng vô phạt; nó hữu ích về mặt tinh thần cho người dân và giảm bớt sự chú ư vào những khiếm khuyết hiện tại về thể chế chính trị, cách thức tiến hành ứng cử, bầu cử ở Việt Nam."
Vào tối ngày 29/10, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Kamala Harris cảnh báo với hàng chục ngh́n người tập trung tại thủ đô Washington trong cuộc vận động lớn nhất từ trước đến nay của bà rằng ông Donald Trump, đối thủ của bà bên đảng Cộng ḥa, đang muốn có quyền lực vô biên.
Bà Harris phát biểu như vậy khi cuộc đua của hai ông bà bước vào tuần cuối cùng. Cuộc mít tinh ngoài trời mà ban vận động tranh cử của bà ước tính có hơn 75.000 người tham gia diễn ra tại địa điểm gần Nhà Trắng, nơi vào ngày 6/1/2021, ông Trump đă phát biểu trước những người ủng hộ ông trước khi họ tấn công Điện Capitol Hoa Kỳ, tức ṭa nhà quốc hội.
“Chúng ta đă biết Donald Trump là ai rồi”, bà Harris nói. Bà nói rằng vị tổng thống khi đó đă đưa một đám đông có vũ trang đến Điện Capitol để cố gắng lật ngược thất bại của ông trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
“Đây là một người không ổn định, ám ảnh với chuyện trả thù, luôn bất b́nh và muốn có quyền lực vô biên”, bà Harris phát biểu. Ban vận động của bà nói rằng đây là diễn văn khép lại hoạt động tranh cử trước cuộc bầu cử sít sao vào ngày 5/11.
Bà Harris đứng trên sân khấu được trang hoàng cờ Mỹ và bao quanh là các biểu ngữ màu xanh và trắng có ḍng chữ “Tự do”, phía sau là Nhà Trắng được ánh đèn chiếu sáng rực rỡ.
Đám đông bao gồm những người lớn tuổi và sinh viên đại học, những người đến từ nước ngoài, từ New York và từ Virginia gần đó.
Saul Schwartz, cựu nhân viên chính phủ liên bang đến từ Alexandria, Virginia, nói: “Điều quan trọng là chúng ta đừng có quay lại những chính sách khủng khiếp trong quá khứ dưới thời Tổng thống Trump”.
“Bà ấy là tất cả những ǵ tôi luôn mong muốn ở một vị tổng thống. Bà ấy vui vẻ. Bà ấy chân thật, mạnh mẽ. Và bà ấy là một phụ nữ”, bà Danielle Hoffmann đến từ Staten Island, New York, bày tỏ. “Đă đến lúc các ông, tôi xin lỗi nhé, phải ngồi ở hàng ghế sau v́ giờ chúng tôi là người lái xe”, bà nói với nam giới nói chung. Bà lưu ư rằng chồng bà là một người ủng hộ ông Trump.
Một cuộc thăm ḍ của Reuters/Ipsos hôm 29/10 cho thấy tỷ lệ dẫn trước của bà Harris đă giảm xuống chỉ c̣n 44%, trong khi ông Trump được 43% sốngười ủng hộ trong sốcử tri đă đăng kư.
Bà Harris đă dẫn trước ông Trump trong mọi cuộc thăm ḍ của Reuters/Ipsos kể từ khi bà tham gia cuộc đua vào tháng 7, nhưng lợi thế của bà đă giảm dần kể từ cuối tháng 9.
Ông Trump và các đồng minh của ông đă t́m cách hạ giảm mức độ nghiêm trọng của vụ bạo lực ngày 6/1.
Hàng ngh́n người ủng hộ ông đă xông vào Điện Capitol, khiến các nhà lập pháp phải chạy trốn để giữ mạng sống sau bài phát biểu của ông Trump ở công viên Ellipse, tại đó, với tư cách là tổng thống, ông đă nói với đám đông “hăy chiến đấu chết thôi” để ngăn chặn Quốc hội phê chuẩn việc ông thất cử.
Bốn người đă chết trong cuộc bạo loạn sau đó tại Điện Capitol, và một sĩ quan cảnh sát bảo vệ Điện Capitol chết vào ngày hôm sau. Ông Trump nói rằng nếu tái đắc cử, ông sẽ ân xá cho hơn 1.500 người tham gia đă bị buộc tội.
Bà Harris nói với đám đông: “Chúng ta phải ngừng đổ lỗi và bắt đầu khoác tay nhau đoàn kết lại”, bà cũng kêu gọi người Mỹ chấm dứt những diễn ngôn gây chia rẽ.
Đi sâu vào chính sách đối ngoại, bà Harris cố mô tả ông Trump là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, trong khi lại thân thiện với những kẻ chuyên quyền như Tổng thống Nga Vladimir Putin và Lănh tụ Triều Tiên Kim Jong Un, và ông không thể là người được các đồng minh tin tưởng.
Trước đó, tại Florida, cũng hôm 29/10, ban vận động tranh cử của ông Trump đă cố gắng bỏ lại phía sau những lời lẽ phân biệt chủng tộc và thô tục khác do các đồng minh nói ra tại cuộc vận động của ông ở New York vào ngày 27/10. Ông Trump gọi sự kiện này là “một lễ hội t́nh yêu tuyệt đỉnh”.
Theo Trung tâm bầu cử tại Đại học Florida, khoảng 51 triệu người Mỹ đă bỏ phiếu rồi trong cuộc bầu cử sẽ quyết định ai sẽ điều hành quốc gia giàu có và quyền lực nhất thế giới trong 4 năm tới.
Ông Trump cho rằng bà Harris sẽ quá nguy hiểm nếu làm tổng thống, đồng thời chỉ ra các cuộc chiến tranh ở nước ngoài và mức độ nhập cư cao trong nhiệm kỳ phó tổng thống của bà.
Ông nói bà đă tiến hành một chiến dịch vận động có tính chất hủy hoại. “Nhưng thực sự hơn bất cứ điều ǵ khác, đó là một chiến dịch đầy thù ghét”, ông nói.
Ông Trump xoáy vào khai thác sự bất măn của cử tri về giá cả gia tăng và t́nh trạng nhập cư, trong khi bà Harris nhấn mạnh đến quyền phá thai và mô tả ông Trump là người có ư muốn trở thành nhà độc tài sẽ phá hoại nền dân chủ Hoa Kỳ.
Cuộc bầu cử tại Mỹ đă đến gần. Với việc ông Donald Trump và bà Kamala Harris có quan điểm chính sách và tính cách rất khác nhau, kết quả bầu cử sẽ tác động tới Việt Nam ra sao?
Trả lời phỏng vấn Fox News hôm 16/10, bà Kamala Harris đă khẳng định rằng nhiệm kỳ tổng thống của bà “sẽ không phải là sự nối tiếp” của nhiệm kỳ Joe Biden.
Nói với BBC News Tiếng Việt vào ngày 21/10, Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm tại Đại học New South Wales (Úc), cho rằng bà Harris chủ yếu nói tới chính sách trong nước khi đưa ra phát biểu này.
Về chính sách ngoại giao, bà Harris được đánh giá là sẽ tiếp tục những điều ông Biden đă và đang làm, đặc biệt là trong thời gian đầu nhiệm kỳ khi sự tập trung thường nằm ở các vấn đề đối nội.
Dù trong các thông điệp tranh cử, đến nay bà Harris không nhắc tới Việt Nam, th́ trong nhiệm kỳ phó tổng thống hiện tại, bà từng đến thăm Việt Nam, từng chứng kiến quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia cựu thù được nâng lên cấp Đối tác chiến lược toàn diện.
Với sự cạnh tranh ngày một lớn giữa Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á khác hẳn sẽ được bà để tâm nhiều trong thời gian tới.
Ông Donald Trump có sự khác biệt. Đầu tiên, ông Trump đă có lịch sử ngoại giao với Việt Nam trong nhiệm kỳ 2016-2021.
Năm 2019, Việt Nam đă làm chủ nhà tổ chức kỳ họp thượng đỉnh lần hai giữa Mỹ và Triều Tiên.
Ngoài ra, thái độ cứng rắn của ông Trump đối với Trung Quốc cũng có thể tác động tới chính sách “ngoại giao cây tre” của Việt Nam.
Theo bài viết ngày 22/7 của Tiến sĩ khoa học chính trị Nguyễn Khắc Giang trên trang Fulcrum của Viện nghiên cứu ISEAS–Yusof Ishak Institute (Singapore), sự gia tăng quyền lực của ông Tô Lâm có thể mở đường cho mối quan hệ tốt đẹp giữa “hai người đàn ông cứng rắn”, tức ông Tô Lâm và ông Trump.
Nguyên nhân được nêu ra là v́ ông Trump đă có “lịch sử quan hệ tốt đẹp với những lănh đạo độc đoán, chẳng hạn cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte”. Mối quan hệ giữa ông Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng có thể lấy làm một ví dụ.
Vào ngày 25/10, bà Trần Thị Mộng Tuyền từ Pacific Forum, hiện là nghiên cứu sinh tại Đại học Chính trị Quốc gia Đài Loan, nhận xét với BBC:
“Dù bà Harris hay ông Trump đắc cử th́ tầm quan trọng của Đông Nam Á cũng khó có thể tách rời khỏi chính sách của Mỹ, chỉ là ở những mức độ khác nhau. Bởi nh́n chung, Đông Nam Á hiện đang là một trong những khu vực phát triển kinh tế năng động nhất thế giới.”
Việt Nam phải chọn phe?
Trong khi một quan điểm phổ biến trong giới học giả Trung Quốc là bà Harris sẽ có lối tiếp cận ngoại giao không quá khác phong cách từ tốn và ổn định của Tổng thống Joe Biden, ông Trump được cho là vừa cứng rắn vừa khó đoán hơn khi đối phó với Trung Quốc.
Ông Trump là một trong số ít tổng thống Mỹ thể hiện sự không hài ḷng với việc các quốc gia cố gắng duy tŕ mối quan hệ chặt chẽ với cả Washington và Bắc Kinh, theo bài viết ngày 8/5 trên The Japan Times của ông Joshua Kurlantzick, nhà nghiên cứu về Đông Nam Á ở Council on Foreign Relations (CFR).
“Một nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể khiến căng thẳng leo thang giữa Washington và Bắc Kinh, đến mức các chính phủ Đông Nam Á, vốn khéo léo trong việc giữ vị thế trung lập lâu nay, cũng khó có thể tránh khỏi việc phải chọn phe.
"Không thể nào có viễn cảnh Washington gia tăng áp lực lên Đông Nam Á mà Trung Quốc lại không làm điều tương tự.
"Ông ấy có thể sẽ có nhiều h́nh thức tạo áp lực khác lên các đối tác chính ở Đông Nam Á, [như] tuyên bố hạn chế hợp tác quốc pḥng hoặc giới hạn các khoản viện trợ trừ khi các quốc gia cam kết tuân theo sự dẫn dắt của Mỹ trong an ninh khu vực.
“Nếu ông Trump gây áp lực rơ ràng hơn buộc các nước ở Đông Nam Á phải chọn phe, đồng thời cân nhắc việc áp thuế quan lên các quốc gia xuất khẩu lớn ở Đông Nam Á, khả năng ông ấy giành được sự ủng hộ từ các quốc gia này là rất thấp," ông Kurlantzick viết.
Theo một nghiên cứu năm 2024 của Viện nghiên cứu ISEAS, nếu bắt buộc phải lựa chọn ngả về phía Mỹ hay Trung Quốc, xét trên cả khu vực Đông Nam Á, có 50,5% số người được khảo sát lựa chọn ủng hộ Trung Quốc thay v́ Mỹ.
Trong khi đó, 79% người Việt được hỏi ủng hộ việc ngả về phía Mỹ.
Theo ông Kurlantzick, nghiên cứu này sẽ không tác động nhiều tới chính sách ở châu Á của ông Trump.
Mới đây, Viện Lowy của Úc đă công bố Báo cáo thường niên Chỉ số Quyền lực châu Á 2024. Theo đó, Mỹ vẫn đang là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất ở châu Á-Thái B́nh Dương, xếp thứ hai là Trung Quốc.
Báo cáo này cũng cho thấy rằng Việt Nam đang chịu sự ảnh hưởng từ Trung Quốc nhiều hơn từ Mỹ, lần lượt là 26,4% và 17,3%.
Nhiều chuyên gia cho rằng chiến lược Đông Nam Á của Mỹ không có mục tiêu rơ ràng, và Mỹ có thể dần mất đi ảnh hưởng ở khu vực này, đặc biệt sau sự vắng mặt của ông Joe Biden tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45.
Theo bà Tuyền, nếu thắng cử, bà Harris sẽ tiếp tục ủng hộ vai tṛ trung tâm của ASEAN, đảm bảo việc tổ chức này vẫn là động lực thúc đẩy hội nhập và hợp tác khu vực.
“Lập trường này sẽ được các quốc gia Đông Nam Á, vốn mong muốn sự tham gia bền vững của Mỹ trong khu vực, đón nhận nhiệt t́nh,” bà Tuyền nói thêm.
Ngược lại, ông Trump không đánh giá cao vị thế trung tâm của ASEAN trong an ninh khu vực, theo Giáo sư Thayer.
“Rất có thể ông ấy sẽ coi trọng cán cân thương mại. Nếu một quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ (Việt Nam là một quốc gia như vậy), ông Trump sẽ có hướng tiếp cận thiên về thương mại."
“Nói cách khác, ông ấy sẽ hỏi: ‘Mỹ có lợi ǵ trong chuyện này?’. Các quốc gia Đông Nam Á có xu hướng nghiêng về Trung Quốc hoặc từ chối đứng về phía nào mà họ có nguy cơ bị áp dụng các biện pháp trừng phạt hoặc phân biệt đối xử," ông Thayer nhận định.
Trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, và cả trong thời gian gần đây, Việt Nam và Mỹ đă có những động thái tăng cường hợp tác quốc pḥng.
Trong một cuộc phỏng vấn vào cuối tháng Chín, Giáo sư Carl Thayer đă cảnh báo về viễn cảnh ông Donald Trump thắng cử:
“Việt Nam cần chuẩn bị tinh thần rằng mọi thứ có thể thay đổi nếu ông Donald Trump được bầu làm tổng thống. Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện không có tư cách hiệp ước và có thể bị thay đổi theo ư muốn của tổng thống.”
Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang, trong bài viết trên Fulcrum, lại cho rằng ông Trump sẽ tiếp tục xu hướng tăng cường quan hệ mà ông Joe Biden đă thiết lập với Việt Nam, đặc biệt là mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
“Tương tự các quốc gia khác, như Philippines và Ấn Độ, Việt Nam nằm ở tuyến đầu trong chiến lược của Mỹ nhằm kiểm soát sự trỗi dậy của Trung Quốc, điều có thể khiến Hà Nội được Washington 'cho qua' trong một số trường hợp.”
Tiến sĩ Collin Koh, chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Quốc pḥng và Chiến lược, trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), cho rằng việc này sẽ được tiếp diễn nếu ông Trump tái đắc cử.
"Hợp tác quốc pḥng và an ninh hàng hải giữa Việt Nam và Mỹ đă được duy tŕ liên tục từ thời chính quyền Obama sang chính quyền Trump, v́ vậy không có lư do ǵ để tin rằng điều này sẽ thay đổi nếu ông Trump tái đắc cử.
"Bên cạnh việc chuyển giao các trang thiết bị quốc pḥng dư thừa và các vật tư tồn kho khác, tôi tin rằng Mỹ cũng có thể thúc đẩy việc bán vũ khí chính thức cho Việt Nam, bao gồm cả các chiến đấu cơ đa nhiệm," ông nói.
Tuy nhiên, việc Mỹ bán vũ khí chiến đấu cho Việt Nam có thể khiến Trung Quốc "phật ư", theo ông Thayer.
"Trung Quốc hiển nhiên không muốn Việt Nam với Mỹ tăng cường hợp tác quốc pḥng do lo ngại Mỹ sẽ sử dụng Việt Nam làm bàn đạp để chống Trung Quốc. Do vậy, Việt Nam nếu muốn đẩy mạnh hợp tác quốc pḥng với Mỹ nên ưu tiên trấn an Trung Quốc rằng Việt Nam không có ư đồ ǵ làm tổn hại lợi ích của Trung Quốc," Tiến sĩ Khang Vũ, giáo sư thỉnh giảng tại Trường Đại học Boston chuyên nghiên cứu về An ninh Đông Á, nhận định với BBC vào ngày 28/10.
Thuế quan
Ông Trump thể hiện là một người thích sử dụng công cụ thuế quan.
Năm 2018, trong một bài viết trên mạng xă hội Twitter (nay là X), ông Trump đă tự gọi bản thân là “người đàn ông của thuế quan”. Một năm sau, người đàn ông này đă gọi Việt Nam là “kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất” trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business Network.
“Rất nhiều công ty đang chuyển [từ Trung Quốc] sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng ta c̣n tệ hơn cả Trung Quốc… Việt Nam gần như là kẻ lạm dụng [thương mại] tồi tệ nhất,” ông Trump chỉ trích và cáo buộc Việt Nam đang lợi dụng cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc để thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ.
Khi đó đă có những ư kiến cho rằng ông Trump có thể áp thuế để trừng phạt Việt Nam. Việt Nam hiện vẫn có nguy cơ đón nhận lời cáo buộc tương tự.
Vào tháng 5/2024, Reuters có bài viết về việc Mỹ tăng cường nhập khẩu từ Việt Nam trong bối cảnh tăng mức thuế lên nhiều sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm giảm trao đổi thương mại với Trung Quốc.
Theo đó, Mỹ thúc đẩy đáng kể lượng nhập khẩu từ Việt Nam – quốc gia có đầu vào phụ thuộc vào Trung Quốc.
Theo các ước tính sơ bộ được chia sẻ với Reuters, Ngân hàng Thế giới cho rằng có mối tương quan 96% giữa lượng xuất khẩu của Việt Nam và lượng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc.
"Sự trùng hợp giữa sự gia tăng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam và sự gia tăng xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có thể khiến chính quyền Mỹ coi là cách các doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng Việt Nam [làm bên trung gian] để tránh thuế quan bổ sung áp đặt lên hàng hóa của họ,” Reuters dẫn đánh giá của ông Darren Tay, nhà kinh tế trưởng tại công ty nghiên cứu BMI.
Ông Tay cũng nói thêm rằng điều này có thể dẫn đến việc Mỹ áp thuế quan lên Việt Nam sau cuộc bầu cử.
Về vấn đề này, trong bài viết trên Fulcrum, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang cho rằng “Hà Nội sẽ phải suy nghĩ kỹ về cách tự bảo vệ ḿnh trước các lệnh trừng phạt thương mại tiềm tàng của ông Trump.”
“Trong khi chính quyền của ông Biden đă khoan dung, [do] coi trọng vai tṛ của Việt Nam trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương của ḿnh, th́ ông Trump, người tập trung nhiều hơn vào chương tŕnh nghị sự trong nước, có thể sẽ không dễ dăi như vậy,” bài viết nêu.
Trong bài viết trên báo The Japan Times, ông Joshua Kurlantzick cũng đề cập tới khả năng ông Trump có thể áp thuế quan lên các quốc gia Đông Nam Á do “niềm tin rằng hầu như tất cả các quốc gia nước ngoài đều đang giao dịch không công bằng với Mỹ”.
Năm 2023, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt 97 tỷ USD và nhập khẩu từ Mỹ đạt 13,82 tỷ USD, thặng dư 83,18 tỷ USD, tức gấp khoảng 2,3 lần so với thặng dư năm 2018 khi chính quyền ông Trump lần đầu tiên áp đặt thuế quan nặng nề lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trong các diễn văn tranh cử, ông Trump đă tuyên bố sẽ áp mức thuế đồng loạt từ 10% đến 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu, cũng như đánh thuế 60% lên hàng hóa từ Trung Quốc.
Đầu tháng 10, CNBC dẫn một báo cáo của ngân hàng đầu tư Piper Sandler cho hay ông Trump có khả năng áp mức thuế nặng tay nói trên ngay khi nhậm chức.
“Chúng tôi nghe từ một số khách hàng rằng cựu Đại diện Thương mại Hoa Kỳ của Trump, ông Robert Lighthizer, đă gặp gỡ các nhóm nhà đầu tư và nói với họ rằng ông Trump có thể sẽ công bố mức thuế 60% đối với Trung Quốc và mức thuế 10% toàn diện ngay sau khi nhậm chức,” báo cáo nêu.
Nếu Mỹ tăng thuế, Trung Quốc có thể sẽ (tiếp tục) chuyển hàng qua Việt Nam làm điểm trung gian trước khi qua Mỹ.
Theo Tiến sĩ Công Phạm, giảng viên cấp cao chuyên ngành kinh tế tại Đại học Deakin (Úc), chiến tranh thương mại chắc chắn giúp Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong những lĩnh vực mà Mỹ tăng thuế lên hàng hóa Trung Quốc.
“Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả công cụ thuế, Mỹ chắc chắn sẽ giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy tắc xuất xứ của sản phẩm v́ lo ngại Trung Quốc sẽ sử dụng các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, để lách thuế quan, đặc biệt là các sản phẩm tương tự như các sản phẩm Trung Quốc mà Washington tăng thuế.
“Quốc gia xuất xứ thường được xác định bởi nơi sản phẩm được biến đổi rơ rệt về h́nh thức, tính chất hoặc chức năng. Nói cách khác, quốc gia đó tạo gia giá trị gia tăng lớn. Tỷ lệ giá trị gia tăng trong giá trị hàng hóa để xác định quốc gia xuất xứ thường trong khoảng 30% tới 60%.
“Trong trường hợp Việt nam, một nước đang phát triển được hưởng Hệ thống Ưu đăi Chung (GSP), ít nhất khoảng 35% giá trị sản phẩm phải có xuất xứ từ Việt Nam. Tỷ lệ 35% có thể bao gồm chi phí nguyên liệu tại địa phương và chi phí gia công trực tiếp tại Việt Nam.
“Nếu Việt Nam không cung cấp đủ bằng chứng tạo ra giá trị gia tăng ở mức 35% trở lên, Mỹ có thể áp dụng mức thuế cao hơn đối với Việt Nam.”
Ngoài ra, việc thuế tăng lên 60% có thể khiến nhiều doanh nghiệp Trung Quốc dời nhà máy sang Việt Nam, theo đánh giá của ông Robert Law, Giám đốc Tư vấn và Thông tin chi tiết của Asialink Business thuộc Đại học Melbourne (Úc), với BBC vào ngày 25/10.
Hiện tại, nhiều công ty Trung Quốc lo ngại viễn cảnh ông Trump tái đắc cử và có xu hướng chuyển nhà máy sang Việt Nam và Ấn Độ.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng bà Harris hoặc sẽ tiếp nối những chính sách kinh tế của ông Biden hoặc sẽ áp thuế lên Trung Quốc nhưng ở mức độ vừa phải hơn.
Khi vận động tranh cử, bà Harris từng chỉ trích kế hoạch áp đặt thuế toàn diện của ông Trump đối với hàng nhập khẩu, gọi đó là một loại thuế quốc gia sẽ khiến các hộ gia đ́nh tầng lớp lao động Mỹ phải tốn thêm 4.000 USD/năm.
Cần làm rơ rằng mức thuế áp lên Trung Quốc sẽ do các doanh nghiệp Mỹ nhập khẩu hàng từ Trung Quốc chi trả.
Ví dụ, một món đồ nhập khẩu từ Trung Quốc có giá trị 1.000 USD và chịu mức thuế 60% sẽ khiến doanh nghiệp Mỹ nhập khẩu món đồ này phải trả 600 USD cho chính phủ Mỹ.
Câu hỏi đặt ra là số tiền 600 USD này cuối cùng sẽ do ai chi trả. Doanh nghiệp Trung Quốc phải bù lại cho doanh nghiệp Mỹ, hay doanh nghiệp Mỹ nâng giá bán của món đồ để gỡ lại khoản phí đă mất?
Theo các nghiên cứu kinh tế về tác động của mức thuế mới mà ông Trump áp dụng trong nhiệm kỳ đầu tiên của ḿnh từ năm 2017 đến năm 2020, phần lớn gánh nặng kinh tế này sẽ do người tiêu dùng Mỹ hứng chịu.
Do đó, việc áp mức thuế cao như ông Trump đề xuất không dễ được tiến hành, đặc biệt là khi 1 trong 20 lời hứa tranh cử của ông Trump là “chấm dứt lạm phát và làm cho cuộc sống ở Mỹ dễ chi trả hơn”.
Sáng kiến thương mại và xem xét kinh tế thị trường
Năm 2017, ngay sau khi nhậm chức, ông Trump đă rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP) .
Theo Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang, nếu ông Trump tái đắc cử, khả năng cao là ông sẽ không ủng hộ Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương (IPEF) của ông Joe Biden hoặc đề xuất bất kỳ sáng kiến thương mại nào khác.
Tiến sĩ Công Phạm đánh giá rằng ông Trump được dự đoán có chính sách ngoại giao theo chủ nghĩa biệt lập hơn so với ứng viên tổng thống Đảng Dân chủ và có nhiều khả năng sẽ rút khỏi IPEF như đă từng làm với TPP vào năm 2017.
Theo Tiến sĩ Công Phạm, việc này có thể tác động tới Việt Nam theo ba cách:
Việt Nam sẽ mất đi các cơ hội tăng cường thương mại và tiếp cận thị trường ưu đăi mà IPEF hướng tới thiết lập giữa các thành viên.
Các nhà đầu tư Mỹ e ngại đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt là đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao.
Mục tiêu của Việt Nam tham gia mạnh hơn vào chuỗi cung ứng đặc biệt liên quan tới ngành bán dẫn và dược phẩm sẽ bị ảnh hưởng do không c̣n sự hỗ trợ mạnh của Mỹ, nước đứng đầu thế giới về các lĩnh vực này.
Ngoài ra, theo một báo cáo mới đây của cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch, một nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Donald Trump có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế thấp hơn đáng kể ở một số nền kinh tế châu Á-Thái B́nh Dương, trong đó Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam.
Trong kịch bản xấu nhất, GDP thực tế của Việt Nam vào năm 2028 sẽ giảm đến 1% hoặc hơn so với mức dự kiến hiện tại của Fitch, nếu chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ tăng mạnh, tăng trưởng kinh tế yếu hơn và căng thẳng địa chính trị gia tăng trong một nhiệm ḱ tổng thống của Đảng Cộng ḥa.
Hà Nội c̣n một vấn đề cần cân nhắc là việc yêu cầu Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Đầu tháng Tám, Mỹ đă từ chối công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Theo bài viết vào tháng Chín của ông Kevin Chen Xian An, nghiên cứu viên cộng tác tại Chương tŕnh Hoa Kỳ thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (Singapore), so với chính phủ của ông Trump, một chính phủ của bà Harris sẽ cởi mở hơn với việc xem xét nâng cấp Việt Nam lên thành nền kinh tế thị trường, viện dẫn việc ông Trump từng nói VIệt Nam là “kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất”.
Tương tự, Giáo sư Thayer cho rằng ông Trump có lẽ sẽ phủ quyết bất cứ nỗ lực nào nhằm bỏ Việt Nam ra khỏi nhóm các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường.
Ứng viên tổng thống Đảng Cộng ḥa Donald Trump tuyên bố có thể áp thuế tới 60% lên các mặt hàng từ Trung Quốc. Lo ngại vị cựu tổng thống đắc cử, nhiều công ty Trung Quốc đă tính dời nhà máy sang các nước thứ ba như Việt Nam hoặc Ấn Độ.
Nếu ông Trump giành chiến thắng trong tháng tới, công ty đồ chơi Kidkraft sẽ giảm một nửa chuỗi cung ứng tại Trung Quốc trong ṿng một năm, theo Reuters.
KidKraft, công ty cũng sản xuất thiết bị vui chơi ngoài trời, đă chuyển 20% sản lượng của ḿnh từ Trung Quốc sang Việt Nam, Ấn Độ và những nơi khác sau khi ông Trump áp dụng mức thuế 7,5%-25% vào tháng 7/2018.
Giờ đây, vị cựu tổng thống đe dọa mức thuế 60% lên hàng hóa Trung Quốc nếu đắc cử. Ông Mike Sagan, phó chủ tịch phụ trách chuỗi cung ứng và hoạt động tại KidKraft, xem đây là một công cụ "thô bạo" có thể thay đổi cuộc chơi.
Ông cho rằng bà Kamala Harris đỡ "hung hăng" hơn nhưng vẫn có khả năng tiếp tục đối đầu với Trung Quốc trên chiến trường thương mại.
"Có những dấu hiệu cho thấy mọi chuyện sẽ khó khăn," ông Sagan nhận định. Công ty đă giảm số lượng nhà cung cấp Trung Quốc xuống từ 53 c̣n 41 vào đầu năm nay.
"Câu hỏi đặt ra là: liệu sẽ khó khăn hay cực kỳ khó khăn?"
Chỉ riêng mối đe dọa thuế quan đă khiến khu vực công nghiệp của Trung Quốc rung chuyển. Đây là nơi bán hàng hóa trị giá hơn 400 tỷ USD mỗi năm cho Mỹ và hàng trăm tỷ đô la nữa cho các thành phần của sản phẩm mà người Mỹ mua từ nơi khác.
Trong số 27 nhà xuất khẩu Trung Quốc có ít nhất 15% doanh số bán hàng sang Mỹ mà Reuters đă phỏng vấn, 12 công ty đang có kế hoạch đẩy nhanh việc di dời nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng.
Bốn công ty khác, vẫn hoàn toàn ở Trung Quốc, cho biết họ sẽ mở nhà máy ở nước ngoài nếu ông Trump tăng thuế. 11 công ty c̣n lại không có kế hoạch cụ thể nào cho kết quả cuộc bầu cử, nhưng hầu hết đều bày tỏ lo ngại rằng họ có thể sẽ khó tiếp cận thị trường Mỹ.
Bộ Thương mại Trung Quốc không trả lời các câu hỏi của Reuters về tác động của kết quả bầu cử Mỹ đối với nền kinh tế, thương mại và quan hệ ngoại giao của nước này với Mỹ.
'Có thể sớm bay đến Việt Nam'
Matt Cole, người đồng sáng lập m.a.d Furniture Design vào năm 2010, là một trong những người chưa chuyển địa điểm sản xuất.
Sau khi thẩm định thị trường Đông Nam Á vào năm 2018, ông Cole nhận thấy ḿnh vẫn cần phải nhập khẩu 60% linh kiện đồ nội thất từ Trung Quốc. Chi phí hậu cần và các bất cập khác nếu di dời th́ cũng tương đương chi phí tăng thêm từ mức thuế 25%.
Dù không thấy lợi lắm nếu di chuyển nhà máy vào sáu năm trước, nhưng giờ đây ông Cole nghĩ doanh nghiệp của ông dễ tổn thương hơn nếu ở lại Trung Quốc.
Nếu ông Trump thắng, ông Cole sẽ chuyển sản phẩm đến Mỹ càng nhiều càng tốt trước khi thuế quan mới được áp dụng để có thêm thời gian t́m hiểu các cơ sở khác.
"Một số người đă đưa ra quyết định đúng đắn khi đến các nước thứ ba. Tôi khá chắc họ không lo lắng về cuộc bầu cử Mỹ như tôi. Tôi có thể sẽ sớm lên chuyến bay đến Malaysia hoặc Việt Nam, sớm thôi," ông Cole nói với Reuters.
Ông Mike Sagan từ KidKraft cho biết chi phí sản xuất của công ty ḿnh bên ngoài Trung Quốc cao hơn khoảng 10% và có khả năng sẽ cao hơn nữa.
Nhưng công ty này quan ngại nhiều hơn về việc chất lượng sản xuất sẽ thấp hơn nếu thực hiện bên ngoài Trung Quốc.
Nếu bà Harris thắng, việc di dời sẽ được tiến hành với tốc độ thận trọng hơn để giảm thiểu rủi ro đó.
Ông Sagan cho rằng khi chuyển đổi địa điểm sản xuất, doanh nghiệp phải đối mặt với việc giảm chất lượng sản phẩm trong giai đoạn đầu do khó khăn trong việc xây dựng chuỗi cung ứng mới và t́m kiếm nhân công có kỹ năng.
"Thực sự có nguy cơ bị mất uy tín," ông b́nh luận.
Mối đe dọa sống c̣n
Thuế quan mà Mỹ áp đặt vào năm 2018 đă giúp Đông Nam Á hưởng lợi - nơi nổi lên như một điểm lắp ráp được ưa thích cho các sản phẩm tới Mỹ dựa trên chuỗi cung ứng của Trung Quốc.
Nhưng điều đó không ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng của Trung Quốc và không làm thay đổi sự phụ thuộc kinh tế toàn cầu vào tiêu dùng của Mỹ và sản xuất của Trung Quốc.
Trên thực tế, Trung Quốc đă tăng thị phần của ḿnh trong ngành sản xuất toàn cầu kể từ khi bị áp thuế quan. Nước này đă chuyển ḍng tiền từ lĩnh vực bất động sản sang các nhà máy, như một phần trong nỗ lực thúc đẩy các lực lượng sản xuất mới của Chủ tịch Tập Cận B́nh.
Thuế quan tác động ít hơn tới thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc so với lệnh phong tỏa Covid của quốc gia châu Á này. Điều này càng khẳng định thêm sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau giữa hai nước.
Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại 2.0 của ông Trump sẽ là thời điểm quyết định đối với nhiều nhà xuất khẩu Trung Quốc - những công ty đang giảm lợi nhuận dưới áp lực giảm phát nặng nề khi nhà nước chỉ đạo đầu tư vào các nhà máy thay v́ người tiêu dùng.
"Nếu thuế lên mức 60% th́ không ai xử lư nổi," một chủ doanh nghiệp chuyên bán 30-40% số nồi nấu cơm giá rẻ của ḿnh cho Mỹ b́nh luận.
Thuế quan cũng đẩy chi phí lên cao hơn ở những nơi khác, theo Lance Ericson, chủ tịch của GL Wholesale, người đă t́m nguồn hàng từ Trung Quốc trong 30 năm và hiện đang t́m kiếm nhà cung ứng ở Việt Nam, Ấn Độ và Campuchia để bù đắp cho 40% doanh số bị mất đi kể từ thời ông Trump.
"Người Ấn Độ đang tăng giá thêm 10%. Điều này sẽ rất xấu cho Trung Quốc. Và cả cho tôi nữa," ông Ericson nói với Reuters.
Các mặt hàng xuất khẩu mà Trung Quốc có lợi thế, chẳng hạn như xe điện, phải đối mặt với thuế quan cao ở Mỹ, châu Âu và những nơi khác. Ông Trump đe dọa sẽ truy đuổi các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc với mức thuế 200% nếu họ bán cho Mỹ từ Mexico - nơi BYD đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy mới.
Trong khi sự phản ứng dữ dội đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu nằm ở các sản phẩm như tấm pin mặt trời, xe điện và pin, th́ một số thị trường như Indonesia và Ấn Độ đang tăng thuế đối với quần áo, đồ gốm hoặc thép do Trung Quốc sản xuất.
Các ngành công nghiệp khác cũng đang theo dơi sát sao những diễn biến này.
"Chúng tôi đang xây dựng nhà máy ở nước ngoài không chỉ v́ thị trường Mỹ, mà để chuẩn bị cho những thay đổi trên phạm vi toàn cầu," theo một giám đốc điều hành tại công ty sản xuất thiết bị gia dụng Hàng Châu Vĩnh Diệu (Hangzhou Yongyao).
Phản ứng của Trung Quốc
Các nhà kinh tế học nhận định mức thuế 60% sớm nhất có thể có hiệu lực là vào giữa năm 2025, làm giảm tăng trưởng của Trung Quốc 0,4-0,7 điểm phần trăm vào năm tới do việc chuyển hướng đầu tư, cắt giảm việc làm và cắt giảm sản lượng.
Bắc Kinh có thể giảm thiểu điều này bằng cách tung nhiều gói kích thích hơn, kiểm soát xuất khẩu và hạ giá đồng nhân dân tệ, mặc dù các nước đi này mang theo rủi ro như mất đi ḍng vốn, nợ nần và xung đột thương mại leo thang.
"Nếu Bắc Kinh đang lên kế hoạch hoàn lại tiền cho các nhà máy và những thứ tương tự, thuế quan sẽ ngày càng cao hơn," Larry Sloven, người đă t́m nguồn cung ứng và sản xuất sản phẩm trên khắp châu Á cho các công ty quốc tế kể từ những năm 1970, nhận định với Reuters.
"Nếu không tự mở rộng, các doanh nghiệp sẽ chết. Họ đang gặp mối nguy lớn."
Hầu hết các nhà xuất khẩu đều hy vọng ông Trump sẽ điều chỉnh lập trường nếu thắng cử.
Yang Qiong, một giám đốc điều hành tại Tập đoàn Dụng cụ Hybest Trùng Khánh - nhà sản xuất máy khoan tay, máy bắn đinh hơi và máy đóng đinh - nói rằng công ty của bà sẽ mở rộng cơ sở sản xuất tại Việt Nam nếu ông Trump trở lại, nhưng sẽ ở lại Trung Quốc nếu bà Harris trở thành tổng thống.
Mark Williams, nhà kinh tế trưởng về châu Á tại công ty phân tích Capital Economics, b́nh luận với Reuters rằng nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump sẽ làm suy yếu tăng trưởng trong ngắn hạn của Trung Quốc thông qua "những thách thức đối với trật tự kinh tế toàn cầu vốn đă giúp Trung Quốc thịnh vượng".
Nhưng điều này cũng mang đến nguy cơ làm tan ră liên minh các đồng minh của Mỹ từ châu Âu đến Đông Á, những nước ngày càng có cùng quan điểm về Bắc Kinh.
Nếu bà Harris giữ các đồng minh ở lại, "Trung Quốc có thể sẽ bị hạn chế hơn về mặt kinh tế trong trung hạn", ông Williams nhận định.
Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rảo bước ở Kyiv vào tháng 2/2023 trong một chuyến công du bất ngờ nhằm bày tỏ t́nh đoàn kết với Volodymyr Zelensky, người đồng cấp của ông ở Ukraine, c̣i báo động đă hú vang.
"Tôi cảm thấy điều ǵ đó... mạnh mẽ hơn bất cứ điều ǵ trước đây," sau đó ông nhớ lại.
"Nước Mỹ là một ngọn hải đăng của thế giới."
Thế giới giờ đây đang đợi để xem ai sẽ chịu trách nhiệm quản lư ngọn hải đăng tự phong này sau khi người Mỹ lựa chọn tổng thống của ḿnh vào tuần tới.
Bà Kamala Harris sẽ tiếp bước ông Joe Biden với niềm tin rằng trong "những thời điểm bất ổn này, nước Mỹ không thể thoái lui"? Hay người đó sẽ là Donald Trump với niềm hi vọng của ông ta rằng "Chủ nghĩa Mỹ, chứ không phải chủ nghĩa toàn cầu" sẽ dẫn đường?
Chúng ta sống trong một thế giới nơi giá trị Mỹ và ảnh hưởng toàn cầu của nó đang bị nghi ngờ.
Các cường quốc khu vực đang đi theo con đường của riêng họ, các thể chế độc tài đang h́nh thành liên minh của riêng ḿnh và các cuộc chiến tranh tàn phá ở Gaza, Ukraine và nhiều nơi khác đang đặt ra những câu hỏi nhức nhối về vai tṛ của Washington.
Nhưng Hoa Kỳ quan trọng nhờ sức mạnh kinh tế và quân sự của ḿnh, và vai tṛ chính của nước này trong nhiều liên minh.
Tôi đă hỏi một số nhà quan sát nhạy bén về suy nghĩ của họ đối với hệ quả toàn cầu của cuộc bầu cử rất quan trọng này.
Sức mạnh quân sự
"Tôi không thể bọc đường những cảnh báo này," Rose Gottemoeller, cựu Phó Tổng thư kư NATO, nói.
"Donald Trump là cơn ác mộng của châu Âu, với lời đe dọa của ông ta về việc sẽ rút quân khỏi NATO vang vọng trong tai mọi người."
Chi tiêu quốc pḥng của Washington chiếm vào khoảng 2/3 ngân sách quân sự của 31 thành viên khác của NATO.
Ngoài NATO, Mỹ chi cho quân sự nước ḿnh nhiều hơn 10 nước tiếp theo cộng lại, trong đó bao gồm Trung Quốc và Nga.
Trump tự hào rằng ông ta đang hành động quyết liệt để buộc các nước thành viên NATO khác đạt định mức chi tiêu, bằng 2% GDP của họ - chỉ 23 nước thành viên đạt mức này vào năm 2024. Nhưng những tuyên bố không nhất quán của ông vẫn gây khó chịu.
Nếu bà Harris thắng, bà Gottemoeller tin rằng "NATO chắc chắn sẽ được quản lư tốt dưới sự điều hành của chính quyền Washington".
Nhưng bà cũng có những cảnh báo.
"Harris sẽ sẵn sàng tiếp tục hợp tác với NATO và EU để giành được chiến thắng ở Ukraine, nhưng bà ấy sẽ không nới lỏng áp lực về chi tiêu đối với châu Âu."
Nhưng đội ngũ của Harris ở Nhà Trắng sẽ phải điều hành cùng với Thượng viện hoặc Hạ viện - cả hai có thể sớm nằm trong tay Đảng Cộng ḥa và sẽ bớt có xu hướng ủng hộ các cuộc chiến tranh ở nước ngoài hơn là những đồng liêu Đảng Dân chủ.
Có một cảm giác ngày càng lớn rằng, bất kể ai trở thành tổng thống, áp lực sẽ đè nặng lên Kyiv về việc phải t́m cách thoát khỏi của chiến này khi các nhà làm luật của Mỹ ngày càng trở nên lưỡng lự trong việc thông qua các gói hỗ trợ khổng lồ.
Bất cứ điều ǵ xảy ra, bà Gottemoeller nói, "tôi không tin NATO phải tan ră".
Châu Âu sẽ cần "tiến lên để nắm vai tṛ lănh đạo".
Người ǵn giữ ḥa b́nh?
Tổng thống tiếp theo của Mỹ sẽ phải làm việc trong một thế giới đang có nguy cơ đối mặt với xung đột quyền lực lớn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.
"Nước Mỹ vẫn là tác nhân quốc tế quan trọng nhất trong duy tŕ ḥa b́nh và an ninh," Comfort Ero, Giám đốc và CEO của Tập đoàn Khủng hoảng Quốc tế, nói với tôi.
Bà cảnh báo thêm rằng, "nhưng sức mạnh của nước Mỹ để giúp giải quyết các cuộc khủng hoảng đă bị giảm đi".
Các cuộc chiến tranh đă trở nên khó chấm dứt hơn bao giờ hết. "Các cuộc xung đột chết chóc đang trở nên khó giải quyết hơn, với cạnh tranh giữa các cường quốc ngày càng gia tăng và các cường quốc tầm trung đang trỗi dậy," bà Ero mô tả bối cảnh hiện nay.
Các cuộc chiến tranh như cuộc chiến Ukraine đă lôi kéo vào đó nhiều cường quốc, và các cuộc xung đột như ở Sudan đă đẩy các người chơi khu vực có quyền lợi cạnh tranh đối đầu với nhau, và một số bên đầu tư nhiều vào chiến tranh hơn là ḥa b́nh.
Mỹ đang đánh mất chỗ đứng cao về mặt đạo đức, bà Ero nói.
"Các tác nhân toàn cầu nhận ra rằng Mỹ áp một tiêu chuẩn cho các hành động của Nga ở Ukraine, và áp một tiêu chuẩn khác cho các hành động của Israel ở Gaza. Cuộc chiến ở Sudan đă chứng kiến những tội ác khủng khiếp nhưng lại được coi là vấn đề thứ yếu."
Một chiến thắng về tay bà Harris, bà Ero nói, "đại diện cho sự tiếp nối của chính quyền hiện nay". Nếu đó là Trump, ông ta "có thể trao cho Israel thậm chí quyền tự do quyết định hành động ở Gaza và các nơi khác, và đă ám chỉ rằng ông ta có thể cố gắng đạt được một thỏa thuận về Ukraine với Moscow mà không có sự can thiệp của Kyiv".
Ở Trung Đông, ứng cử viên Đảng Dân chủ, bà Harris, đă nhiều lần nhắc lại sự ủng hộ vững chắc của ông Biden đối với "quyền tự vệ" của Israel. Nhưng bà cũng nhấn mạnh rằng "việc giết hại thường dân vô tội Israel cần phải chấm dứt".
Trump cũng tuyên bố đây là lúc "lập lại ḥa b́nh và ngừng giết người". Nhưng ông được cho là đă nói với lănh đạo Israeli, Benjamin Netanyahu, rằng "hăy làm bất cứ điều ǵ ông cần phải làm".
Ứng cử viên Cộng ḥa này tự hào là một người ǵn giữ ḥa b́nh. "Tôi sẽ có ḥa b́nh ở Trung Đông, sớm thôi," ông Trump tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền h́nh Al Arabiya của Ả Rập Xê Út đêm Chủ nhật 27/10.
Ông hứa sẽ mở rộng Hiệp định Abraham 2020. Các thỏa thuận song phương này đă b́nh thường hóa quan hệ giữa Israel và một vài nhà nước Ả Rập, nhưng được xem là đă gạt người Palestine ra bên lề và đóng góp đáng kể vào cuộc khủng hoảng chưa có tiền lệ hiện nay.
Về Ukraine, ông Trump chưa bao giờ che giấu sự ngưỡng mộ của ḿnh đối với những người mạnh mẽ như Vladimir Putin của Nga.
Trump nhấn mạnh rằng ông muốn kết thúc chiến tranh tại Ukraine và cùng với đó là sự hỗ trợ quân sự và tài chính khổng lồ của Mỹ.
"Tôi sẽ rút lui. Chúng ta cần rút lui," ông Trump nhấn mạnh trong một cuộc mít tinh gần đây.
Ngược lại, bà Harris nói: "Tôi tự hào sát cánh với Ukraine. Tôi sẽ tiếp tục sát cánh với Ukraine. Và tôi sẽ nỗ lực để đảm bảo Ukraine chiến thắng trong cuộc chiến này."
Nhưng bà Ero lo ngại rằng, bất kể ai đắc cử, t́nh h́nh thế giới có thể sẽ trở thên tồi tệ hơn.
Làm ăn với Bắc Kinh
"Cú sốc lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu trong nhiều thập kỷ." Đó là quan điểm của học giả hàng đầu về Trung Quốc Rana Mitter về đề xuất đánh thuế 60% lên mọi hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc.
Áp chi phí cao cho Trung Quốc, và nhiều đối tác thương mại khác, là một trong những lời đe dọa dai dẳng nhất của Trump trong cách tiếp cận "nước Mỹ trên hết" của ông.
Nhưng Trump cũng ca ngợi cái mà ông cho là mối quan hệ cá nhân khăng khít giữa ông và Chủ tịch Tập Cận B́nh
Ông nói với ban biên tập Wall Street Journal rằng ông sẽ không phải dùng vũ lực quân sự nếu Bắc Kinh bao vây Đài Loan v́ nhà lănh đạo Trung Quốc "tôn trọng tôi và ông ta biết rằng tôi [từ chửi thề] rất điên rồ".
Nhưng các nhân vật hàng đầu của cả Dân chủ lẫn Cộng ḥa đều có lập trường diều hâu. Cả hai đều cho rằng Bắc Kinh đang cố gắng vượt qua Mỹ để trở thành cường quốc quan trọng nhất.
Nhưng ông Mitter, một nhà sử học người Anh giữ chức Chủ tịch ST Lee về quan hệ Hoa Kỳ-châu Á tại Trường Kennedy của Harvard, thấy một số điểm khác biệt.
Ông nói rằng với bà Harris, "mối quan hệ có thể sẽ phát triển một cách tuần tự và có trật tự từ t́nh h́nh hiện tại, không có những thay đổi lớn hay đột ngột". Nếu Trump thắng, đó là một "kịch bản khó đoán hơn". Ví dụ, về Đài Loan, ông Mitter chỉ ra sự nước đôi của Trump về việc liệu ông có bảo vệ một ḥn đảo xa nước Mỹ hay không.
Các nhà lănh đạo Trung Quốc tin rằng cả bà Harris và ông Trump đều sẽ cứng rắn.
Ông Mitter nhận định rằng "một nhóm nhỏ thuộc giới tinh hoa ủng hộ Harris v́ họ cho rằng 'đối thủ mà ḿnh biết rơ vẫn tốt hơn'. Một thiểu số đáng kể th́ nh́n nhận Trump như một thương gia mà sự khó lường của ông ta có nghĩa là Mỹ có thể có một thỏa thuận lớn với Trung Quốc, dù khó có thể xảy ra."
Khủng hoảng khí hậu
"Cuộc bầu cử Mỹ là vô cùng quan trong không chỉ cho công dân Mỹ mà c̣n cho toàn thế giới bởi sự cấp bách của khủng hoảng khí hậu và tự nhiên," Mary Robinson, Chủ tịch Elders, nói. Elders là một nhóm các nhà lănh đạo thế giới do Nelson Mandela cùng cựu tổng thống Ireland và Cao ủy Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, thành lập.
"Mỗi phần nhỏ của một độ đều có ư nghĩa trong việc ngăn chặn ảnh hưởng tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu và ngăn chặn một tương lai nơi các cơn băo tàn phá như Milton giờ đă trở thành thường lệ," bà nói thêm.
Nhưng khi các cơn băo Milton và Helene tàn phá, Trump đă chế giễu các kế hoạch và chính sách môi trường để đối phó với các trường hợp thiên tai khẩn cấp như vậy là "một trong những tṛ lừa bị vĩ đại nhất mọi thời đại".
Nhiều người đă dự đoán ông sẽ rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris 2015 như ông đă từng làm trong nhiệm kỳ đầu tiên của ḿnh.
Tuy nhiên, bà Robinson tin rằng ông Trump không thể ngăn chặn các chính sách môi trường đang đi theo đà hiện nay.
"Ông ta không thể ngưng quá tŕnh chuyển đổi năng lượng của Mỹ và cắt giảm hàng triệu đô la trợ cấp xanh... hay ngăn chặn các phong trào khí hậu phi liên bang đang diễn ra không mệt mỏi hiện nay."
Bà cũng thúc giục bà Harris, người vẫn chưa đưa ra lâp trường rơ ràng, tiến lên "để thể hiện vai tṛ lănh đạo, phát huy đà phát triển của những năm qua, và thúc đẩy các nước phát thải lớn khác tăng tốc".
Lănh đạo nhân đạo
"Kết quả của cuộc bầu cử Mỹ có ư nghĩa vô cùng sâu rộng, dựa trên tầm ảnh hưởng vô song mà Mỹ đang nắm giữ, không chỉ qua sức mạnh quân sự và kinh tế, mà qua tiềm năng lănh đạo với uy quyền đạo đức trên trường quốc tế," Martin Griffiths, một trung gian ḥa giải xung đột kỳ cựu, người, cho tới gần đây, là Phó Tổng thư kư Liên Hợp Quốc phụ trách các vấn đề nhân đạo và điều phối viên cứu trợ khẩn cấp, nói.
Ông nh́n nhận các dấu hiệu tích cực nếu bà Harris thắng cử.
"Một tổng thống Harris đại diện cho niềm hi vọng đó," ông nói với tôi.
Ngược lại với "một sự trở lại ghế tổng thống của Trump được đánh dấu bởi chủ nghĩa cô lập và chủ nghĩa đơn phương, không mang lại ǵ ngoài làm sâu sắc hơn sự bất ổn và thất vọng toàn cầu".
Mỹ cũng là một nhà tài trợ đơn lẻ lớn nhất cho Liên Hợp Quốc. Năm 2022, nước này đă cung cấp kỷ lục 18,1 tỷ USD.
Nhưng trong nhiệm kỳ của ḿnh, Trump đă cắt viện trợ cho một vài tổ chức của Liên Hợp Quốc và rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới. Các nhà tài trợ khác đă phải vật lộn để điền vào khoảng trống - đó là điều Trump muốn xảy ra.
Nhưng ông Griffths nhấn mạnh một sự thất vọng sâu sắc trong cộng đồng làm công tác cứu trợ nhân đạo và hơn thế nữa, và chỉ trích sự "chần chừ" của chính quyền Biden đối với t́nh h́nh ngày càng tồi tệ ở Trung Đông.
Các lănh đạo cơ quan viện trợ đă nhiều lần cáo buộc vụ giết người do Hamas thực hiện hôm 7/10 đối với các thường dân vô tội Israel. Nhưng họ cũng nhiều lần kêu gọi Mỹ có thêm hành động để chấm dứt nỗi thống khổ của người dân ở Gaza và Lebanon.
Biden và các quan chức hàng đầu trong chính quyền của ông đă kêu gọi đổ thêm viện trợ vào Gaza, và có lúc đă tạo nên sự khác biệt.
Nhưng giới chỉ trích nói rằng các viện trợ này, và áp lực, không bao giờ là đủ.
Một cảnh báo mới đây rằng các viện trợ quân sự mang tính sống c̣n có thể bị cắt giảm đă đẩy lui quyết định này cho tới sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
"Các lănh đạo thực sự sẽ giải quyết khủng hoảng nhân đạo với một sự cương quyết không lay chuyển về mặt đạo đức, đưa việc bảo vệ mạng sống con người trở thành nền tảng của ngoại giao và hành động của Mỹ trên trường quốc tế," ông Griffiths nói.
Nhưng ông vẫn tin rằng nước Mỹ là một cường quốc không thể thiếu.
"Ở vào một thời điểm bất ổn và xung đột toàn cầu, thế giới mong mỏi Mỹ đứng lên để gánh lấy thách thức bằng sự lănh đạo có trách nhiệm và có nguyên tắc... Chúng ta đ̣i hỏi nhiêu hơn thế. Chúng ta xứng đáng hơn thế. Và chúng ta dám hi vọng nhiều hơn thế."
Đến Dakto thăm di tích lịch sử chiến tranh năm 1967 và : Trận đánh lịch sử đi vào huyền thoại 1972 . Đổi charlie dằng sau san bay Phượng hoàng : 2 tieu đoàn trưởng của cả 2 bên đều hy sinh : .Trung Tá Nguyễn đ́nh Bảo TĐ 11 nhảy dù VNCH và thiếu tá Đàm vũ Hiệp tieu đoàn trưởng TĐ 8 Của sư 342
Đồi Charlie - điểm cao 1015 là địa danh nằm tiếp giáp giữa 3 huyện Sa Thầy, Đăk Tô và Ngọc Hồi, thuộc tỉnh Kon Tum. Đây là địa điểm có vị trí vô cùng quan trọng để kiểm soát khu vực.
Sau gần trên 52 năm
30/10/24
Em lậy anh GIBBS! Trời đất chỉ ngồi đọc bài này của anh, em mất gần 2 giờ đồng hồ xem chi tiết về vụ bầu cử của Mỹ, về những ảnh hưởng, những việc mà 2 ứng cử viên sẽ làm đối với thế giới nói chung và trong nước nói riêng. Quá nhiều và dài...quá. Không biết bạn lấy ở đâu nhưng tôi phải xem. Xem cho biết thêm t́nh h́nh thời cuộc. Cám ơn bạn.
The Following User Says Thank You to ngoclan2435 For This Useful Post:
Những Video hay hiện nay N1 Best Videos around the world today
Nearly 10 Years Ago, Donald Trump started using God Bless The USA as his walk out song at every rally and event. Little did I know 40 years ago that my song would play a key part of such a historic presidential campaign. To President Trump and the millions of supporters, Thank… pic.twitter.com/GqhwixVsFz
"My heart is full today, full of gratitude, for the trust you have placed in me, full of love for our country, and full of resolve," Vice President Kamala Harris tells her supporters after her election loss to President-elect Donald Trump.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.