Chuyện của người gốc Việt sống bằng nghề ‘chăm lo hậu sự’ ở Mỹ - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Chuyện của người gốc Việt sống bằng nghề ‘chăm lo hậu sự’ ở Mỹ
Có lẽ chưa bao giờ nghe một ai nói rằng “tôi thích sau này sẽ làm việc nơi các đám tang” hay như lời của giám đốc một nhà quàn ở thành phố Westminster, tiểu bang California, Mỹ nói rằng “tôi không chọn vào đại học để đi làm cho một nhà quàn”.
Chia sẻ với báo Người Việt, cô Linda Nguyễn Trần, người chuyên lo việc sắp xếp các lễ tang tại một nhà quàn ở thành phố Westminster, tiểu bang California, Mỹ nói rằng: “Khi sanh ra có lẽ ông Trời cho mỗi người một cái nghề để làm, nghề chọn ḿnh chứ không phải ḿnh chọn nghề, mà cũng không mấy ai chọn nghề này”.
Cô kể rằng hồi cô mới qua Mỹ, cô cũng đi làm hăng như mọi người. Sau đó em cô giới thiệu cô vào nhà quàn mà hiện cô đang làm lễ tân ở đó

“Họ mướn tôi vào làm lúc đó v́ họ cần người biết nói tiếng Việt. Nhớ bữa đó bà Mỹ làm chung kêu tôi đi đến mở cửa hết mấy pḥng quàn xem có ai trong đó không. Do tiếng Mỹ của tôi ‘quá giỏi’ nên tôi nghe th́ cứ nghĩ trong đầu là bà kêu đi xem coi có mấy người lau dọn ở đó không để gọi lên cho bà. Tôi đi mở cửa pḥng thứ nhất không có ai. Pḥng thứ hai, không có ai. Pḥng thứ ba. Vừa mở cửa tôi tá hỏa, v́ tôi cũng sợ ma mà! Trong pḥng có cái quan tài c̣n mở nắp, bên trong là một ông Mỹ trắng bệt, mặc bộ vest đen, thắt cái nơ đỏ nổi bật trên chiếc sơ mi trắng. Lúc đó, nói thiệt là h́nh ảnh của Dracula tôi từng coi trên phim như thế nào, th́ lúc bấy giờ tôi thấy nó như đang ở trước mắt ḿnh”, cô Linda kể.
“Tôi đóng cửa lại chạy đi mà cái chân không thể nào bước được. Hai tay tôi bám vào vách tường mà chân như cứ khuỵu xuống. Lúc đó mới hiểu ông bà nói bị quíu gị là sao. Sợ không diễn tả nổi. Tối đó về không sao ngủ được, v́ cứ nhắm mắt lại là lại thấy h́nh ảnh người nằm trong quan tài”, cô nhớ lại kỷ niệm đầu tiên của ḿnh ở nơi làm việc.
Cô cũng kể lại lần đầu nh́n người ta làm công việc tẩm liệm cho một cô gái trẻ bị ung thư tử cung, trang điểm cho một người mất v́ ung thư ṿm họng, cũng như khi nh́n nội tạng của một người vừa qua đời được sửa sang như thế nào… “Đó là lư do tôi không ăn hamburger và rồi ăn chay trường luôn từ đó”.
Cô kể tiếp: “Lần đó bà Mỹ làm chung nhờ tôi xuống phụ quấn khăn mỏ quạ cho một bà người Bắc lớn tuổi qua đời. Bà Mỹ ‘giả bộ’ quấn quấn mà không biết cách, trong khi tôi là dân gốc Bắc nên biết phải làm như thế nào. Nh́n bà Mỹ làm, tôi chịu không được, nên kêu bà để tôi làm. Khi làm tôi không nghĩ là ḿnh đang quấn tóc cho một người chết, chỉ nghĩ làm sao cho đẹp mà thôi. Rồi bà Mỹ lại nhờ tôi mang thêm đôi bông tai cho thi hài đó… Cứ vậy, đến lúc xong rồi th́ bà mới hỏi tôi cảm thấy việc đụng vào người chết có ǵ ghê gớm đáng sợ không”.
“Người sống và chết chỉ khác nhau ở chỗ người thở, người không thở, người lạnh, người nóng, vậy thôi. Nhưng người sống c̣n làm phiền ḿnh, chứ người chết không có làm phiền ḿnh, ḿnh làm ǵ họ cũng ‘ok’ hết. Bà Mỹ nói với tôi như vậy. Tôi nghe xong, tự dưng như thức tỉnh. Từ đó không c̣n cảm thấy sợ ǵ nữa hết”, cô kể.
Theo lời cô, do là người có tuổi đủ để hiểu biết nhiều về các phong tục tập quán ma chay của người Việt Nam, nên cô từng bước giúp phác thảo các nghi thức cho tang lễ một cách đầy đủ là như thế nào, theo từng tôn giáo khác nhau ra sao, để cho các lễ tang của người Việt tổ chức tại nhà quàn nơi cô làm càng lúc càng chu đáo, chỉn chu hơn.
Ngoài ra, cô kể rằng cô từng giúp những người khó khăn thiếu tiền làm đám cho người thân bằng cách “đi xin tiền”.
“Lần đó tôi ra đứng trong khu chợ ABC, chỗ Ḿ La Cay, mặc quần áo vest lịch sự, và mang tấm bảng xin tiền cho một đám tang, c̣n thiếu 1.732 USD. Ông đi qua, bà đi lại, người cho 5 USD, người cho 10 USD. Sau đó, có một ông vẻ bề ngoài sang trọng ngó tôi xong phán một câu ‘Ăn mặc đẹp vậy đứng xin tiền không biết mắc cỡ hả?’. Tôi nghe vậy bèn trả lời là tôi không có mắc cỡ, v́ tôi không xin cho tôi, mà việc này nên nhờ cộng đồng giúp đỡ. Ông ta lầu bầu thêm vài câu khó nghe rồi bỏ đi. Tuy nhiên, không hiểu sao lát sau ông ta quay lại đưa 500 USD nói muốn góp vô”.
“Người Việt ḿnh ở đây có nhiều hoàn cảnh tội lắm, nên tôi nghĩ ḿnh cứ làm trong khả năng ḿnh có thể làm và chưa bao giờ cảm thấy hổ thẹn, hay mắc cỡ ǵ hết”, cô tâm sự.
Anh Sean Hadad, Giám đốc nhà quàn nơi cô Linda làm việc kể về cơ duyên làm việc với cộng đồng Việt Nam nơi đây khởi đầu bằng thời gian anh sang Úc để làm việc thiện nguyện cho một giáo hội.

“Công việc tôi làm là dạy tiếng Anh cho người Việt Nam trong giáo hội. Đó là lư do tôi có hai năm học tiếng Việt để có thể làm tốt công việc của ḿnh”, anh cho biết.

Sau thời gian làm thiện nguyện ở Úc, Sean trở về Mỹ học quản lư nhà hàng-khách sạn và sang Việt Nam làm việc ở Hà Nội và Sapa trong vai tṛ giám đốc cho một hệ thống kinh doanh khách sạn.

“Tôi làm việc ở Việt Nam được 4 năm th́ quay về Mỹ, và không muốn tiếp tục làm trong lĩnh vực khách sạn nữa. Một người bạn trong nhà thờ từng làm cho công ty này giới thiệu tôi đến đây. Và tôi bắt đầu công việc là chuyên lo giấy tờ cho những người muốn chôn cất trong nghĩa trang”, Sean chia sẻ với báo Người Việt.

“Làm khách sạn hay nhà quàn đều là công việc phục vụ. Tuy nhiên, thời gian làm ở Sapa th́ chỉ toàn là khách du lịch, hầu hết đều trong tâm trạng đi chơi vui vẻ. C̣n làm ở đây là phục vụ cho những người có người thân qua đời, tâm trạng họ rất khác… Nhưng tôi lại thấy việc này hợp với tôi v́ tôi rất thích giúp cho những người khác, nhất là khi họ đang gặp khó khăn, họ cần người hướng dẫn cho họ làm những công việc mà họ không tự làm được”, anh nói.


“Tiểu bang Cali rất chặt chẽ về pháp luật, mà giấy tờ liên quan đến chuyện người mất lại rất là nhiều, mà thường th́ không ai biết về chuyện này. Khi có người thân mất, họ đâu có muốn mất thời gian lo giấy tờ, mà chỉ muốn sắp xếp một tang lễ sao cho trang nghiêm, và tốt nhất mà họ có thể làm, để kiếm được sự b́nh an một chút. Cho nên tôi lo phần giấy tờ mà cũng có cơ hội giúp cho họ có được một tang lễ tốt đẹp”.

Anh tâm sự: “Người ta nói rằng phải có một loại người đặc biệt mới làm việc ở đây. Đó phải là người ít cảm xúc, không bị xúc động khi gặp những chuyện buồn th́ mới được. Nhưng thực ra th́ tôi rất là nhớ những trường hợp mà ḿnh cảm thấy cảm thông với sự mất mát của họ, đôi lúc tôi cũng khóc cùng với họ… những trường hợp các em nhỏ mất làm đám tang tại đây, tôi đều nhớ hết”.




Tuy nhiên, theo anh Sean, cũng có những “đám tang vui hơn”, đó là đám tang của những ông bà cụ sống đến 105, 106 tuổi, “họ vui đến phút cuối cuộc đời luôn. Những đám tang đó chỉ thấy cười chứ không thấy khóc, hay buồn cả…. Nh́n vào đám tang họ là ḿnh biết là họ đă sống cuộc sống tràn đầy hạnh phúc như thế nào, rất vui vẻ, nhiều người thân, cháu chắt con cái, trong trường hợp đó không có ǵ phải buồn, sự ra đi của họ giống như bước kế tiếp trong hành tŕnh của họ mà thôi”.

Băng Thanh (ĐKN)

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 04-15-2021
Reputation: 200916


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,156
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	8.jpg
Views:	0
Size:	26.3 KB
ID:	1774751  
florida80_is_offline
Thanks: 7,282
Thanked 45,859 Times in 12,760 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139 florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 20:34.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08023 seconds with 13 queries