Chỉ một câu nói mà gợi nỗi buồn của không biết bao nhiêu ông chồng Việt - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Chỉ một câu nói mà gợi nỗi buồn của không biết bao nhiêu ông chồng Việt
Đó là "Kiếm ít tiền hơn vợ". Thực tế có không ít câu chuyện đau ḷng về việc này. Đằng sau câu chuyện chồng kiếm tiền ít – vợ kiếm tiền nhiều tưởng chừng rất đỗi b́nh thường trong xă hội hiện đại là nỗi buồn của không ít ông chồng, định kiến dành cho phụ nữ và một cộng đồng soi mói, đặt nặng yếu tố thứ bậc.

“Ở quê, kiếm ít tiền hơn vợ như vậy là căi nhau suốt ngày rồi”, Duy Hoàng (29 tuổi, tp Hồ Chí Minh) cười khi chia sẻ về câu chuyện đi làm lương ít hơn vợ.

Mới kết hôn được ba năm nhưng vợ chồng Duy Hoàng, hiện đang làm nhân viên cho một công ty truyền thông, cũng đă có bao lần trục trặc. Anh lấy vợ hơn tuổi, lại là “sếp” ở chính công ty đang làm nên việc vợ có mức thu nhập hơn Hoàng là điều không mấy khó hiểu. Trước khi kết hôn, những chênh lệch về thu nhập không phải vấn đề lớn v́ hai người cũng chỉ gặp nhau, ăn uống hay thỉnh thoảng đi du lịch. Cuộc sống hôn nhân mới phát sinh ra nhiều thứ, vợ chồng dù đă xác định rơ tinh thần cũng không ít lần hục hặc.

“Nhiều gia đ́nh như có một quy luật “ngầm”: Ai kiếm được nhiều tiền hơn th́ người đó có tiếng nói. Vợ chồng ḿnh không nói với nhau như vậy nhưng nhiều khi, những khoản chi tiêu lớn trong nhà, ḿnh vẫn phải nhường vợ một bậc. Chắc không có gia đ́nh nào mà ông chồng tuy không có tiền nhưng vẫn có vị thế, tiếng nói trong nhà cả. Kiếm ít tiền hơn vợ th́ phải chịu thôi”.



Quan điểm của Duy Hoàng hay những câu chuyện tương tự không phải điều hiếm gặp trong xă hội khi quan điểm đàn ông phải là người kiếm tiền, gánh vác gia đ́nh vẫn được mọi người coi trọng. Việc người chồng kiếm ít tiền hơn vợ có thể nảy sinh ra nhiều mâu thuẫn, căi vă, thậm chí là những khoảng “vênh” trong mối quan hệ vợ chồng so với thời gian yêu nhau. Nhiều khán giả chắc vẫn không quên câu chuyện trong bộ phim “Con nhà giàu siêu châu Á” khắc họa một nhân vật nữ phụ giàu có lấy một ông chồng thu nhập kém hơn và cái kết là hai người ly dị v́ người chồng ngoại t́nh. Rơ ràng, không chỉ tại Việt Nam, các nước phương Đông cũng vẫn giữ những quan điểm cứng nhắc về chuyện này.

Trên thực tế, câu chuyện những người chồng kiếm ít tiền hơn vợ không c̣n là điều quá hiếm gặp trong xă hội khi phụ nữ ngày càng có học thức tốt hơn cũng như khẳng định bản thân trong công việc. Thay đổi về vai tṛ của phụ nữ là dễ thấy, theo sau đó là công việc và thu nhập nhưng thay đổi về quan điểm trong xă hội dường như vẫn không thể theo kịp. Đó là một xu thế b́nh thường nhưng cách chúng ta nh́n nhận nó vẫn như một điều “bất thường”, trái quy luật của gia đ́nh. Chỉ cần hỏi nhanh khoảng 10 anh chồng Việt Nam chắc phải đến 7, 8 người không thích có thu nhập thấp hơn vợ. Nhiều người cũng đồng tính với câu chuyện của anh Duy Hoàng rằng thu nhập thấp hơn vợ chắc chắn sẽ dẫn tới những cuộc căi vă hoặc nguy hiểm hơn là rào cản giữa hai vợ chồng.

“Thu nhập của tôi thường cũng ngang ngang vợ nhưng từ khi cô ấy chuyển qua kinh doanh riêng, tiền về hàng tháng cũng đều và nhiều hơn tôi. Vợ chồng tôi hiểu nhau nên cũng không có vấn đề ǵ nhưng thỉnh thoảng gặp bạn bè, người ta lại nói: “Chồng mà kiếm ít tiền hơn vợ th́ thể nào cũng bị lấn lướt” hay “Nó có tiền nhiều hơn th́ nó nắm đầu cả cái gia đ́nh này”. Đàn ông kiếm ít tiền hơn vợ thể nào cũng bị soi mói, gièm pha. Mấy lần tôi cũng suưt căi nhau với vợ chỉ v́ những chuyện như vậy”, anh Sơn Lâm 30 tuổi cũng có suy nghĩ tương tự.



“Kiếm ít tiền hơn vợ” khiến nhiều người trở nên sợ hăi dù đây không phải vấn đề mới mẻ tại Việt Nam. Quay trở lại lịch sử thời phong kiến, khi những ông chồng chỉ chuyên tâm học hành thi cử th́ những người vợ phải tần tảo lo toan kiếm tiền nuôi chồng. Tuy nhiên thời đó, người ta đo vị thế trong gia đ́nh bằng kiến thức, “học nhiều biết rộng” c̣n hiện tại, quy chuẩn ai hơn ai được tính bằng vật chất. V́ vậy, câu chuyện tưởng như b́nh thường ấy lại trở thành mâu thuẫn gia đ́nh.

Định kiến về phụ nữ kiếm nhiều tiền

T́m một người vợ kiếm tiền giỏi hơn chồng là điều không khó, cũng tương tự như việc t́m một người đàn ông thấy việc đó là “bất b́nh thường”. Đằng sau việc chê trách một ông chồng kiếm ít tiền hơn vợ là việc không chấp nhận phụ nữ có thể giỏi và hơn đàn ông. Phụ nữ có thu nhập tốt vẫn bị xă hội coi đó chỉ như một “trường hợp đặc biệt”, c̣n bản chất của một gia đ́nh là đàn ông phải có thu nhập tốt, kiếm tiền giỏi hơn phụ nữ. Sự coi trọng phụ nữ đôi khi chỉ mang tính h́nh thức; cánh nam giới vẫn rủ rỉ với nhau rằng “thà lấy vợ không giỏi mà xinh c̣n hơn lấy đứa giỏi hơn chồng”.

“Có lần vợ chồng căi nhau v́ chuyện ǵ đấy, ḿnh cũng bực lên rồi nói “Đừng tưởng kiếm nhiều hơn mấy đồng tiền mà cô hơn tôi chắc? đàn bà như cô chỉ nên ở trong bếp thôi”. Đôi khi nó như một uẩn ức, các ông chồng không nói ra nhưng đến lúc căi nhau mới đem ra dằn hắt vợ”, anh Hùng, 33 tuổi ở Hà Nội chia sẻ. Hỏi anh Hùng có hối hận v́ những lời nói đó không, anh nói “Có” nhưng suy nghĩ đó th́ không bỏ ra khỏi đầu được. Người ta vẫn nghĩ rằng, đàn bà – giỏi đến mấy vẫn là đàn bà.

Những ông chồng kiếm ít tiền hơn vợ đôi khi không chịu nhiều áp lực từ chính vợ ḿnh – nhiều phụ nữ có tài năng cũng rất khéo léo trong cách cư xử với các chuyện nhạy cảm như tài chính, họ tự cảm thấy tự ti và chịu những áp lực từ cộng đồng, bạn bè xung quanh. “Kiếm ít tiền hơn vợ, nghe th́ có vẻ b́nh thường đấy, nhưng lâu lâu nó thành một lối suy nghĩ trong đầu, thấy ḿnh thua kém vợ nên không dám quyết chuyện ǵ”, anh Hoàng chia sẻ. Dần dần, tiếng nói trong gia đ́nh vốn nên ở thế cân bằng lại nghiêng sang những người vợ chỉ v́ người chồng cảm thấy ḿnh bị lép vế trong cuộc hôn nhân.



Không ít các ông chồng, dù thu nhập không tốt bằng vợ nhưng vẫn một mực bắt người vợ phải nghỉ làm, ở nhà quán xuyến nội trợ hay chăm sóc con. Phần v́ họ muốn thể hiện bản thân là người chủ của gia đ́nh, phần v́ họ không chịu được những định kiến từ bên ngoài và lối suy nghĩ người vợ nên ở nhà lo cho gia đ́nh vẫn c̣n găm chặt trong đầu họ.

“Đám người trẻ trí thức hay nông dân ở quê cũng vậy thôi, chẳng mấy ai vui vẻ nếu vợ kiếm được nhiều tiền hơn họ. Chỉ là cách xử trí và quan hệ vợ chồng sẽ duy tŕ như thế nào”, anh Hùng kể những câu chuyện buồn về các cặp vợ chồng chênh lệch thu nhập anh từng gặp. Câu chuyện tưởng chừng hết đỗi b́nh thường nhưng khiến nhiều gia đ́nh căi nhau, hục hặc, thậm chí là nghi ngờ vợ… “ngoại t́nh” v́ “cô có nhiều tiền trong tay th́ cô muốn làm ǵ chẳng được, đâu để ư ǵ tới bố con tôi”. Nhiều người vẫn coi các gia đ́nh chênh lệch thu nhập như vậy như một dấu hiệu của không hạnh phúc, dù sống giữa các đô thị trong thế kỷ 21.

Tiền của anh – tiền của tôi – tiền của chúng ta

Hôn nhân không được xây dựng theo kiểu một người vợ có thu nhập tốt sẽ phải cưới một anh chồng giàu có hơn. Với cuộc sống phát triển nhanh như bây giờ, việc những người vợ có thu nhập tốt hơn chồng là điều hết sức b́nh thường, chỉ cần nh́n danh sách những người phụ nữ giàu nhất Việt Nam cũng có thể lấy làm ví dụ. Họ không thể cứ t́m một người chồng phải giàu hơn họ rồi mới kết hôn; họ cần một người chấp nhận việc phụ nữ có thể giàu hơn nhưng tiền bạc trong một mối quan hệ không có khái niệm của anh – của tôi.

Trong mối quan hệ vợ chồng, nên coi tiền bạc là câu chuyện chung của cả hai và nó cũng quan trọng ngang với việc mọi quyết định đưa ra cũng là suy nghĩ chung từ hai phía. Chi tiêu và tài chính trong gia đ́nh cũng như chuyện t́nh cảm, cần rơ ràng, xây dựng ḷng tin ở nhau và hoàn toàn minh bạch.



Câu chuyện “đàn ông kiếm ít tiền hơn vợ” không chỉ dừng lại ở định kiến về thu nhập gia đ́nh khi nó liên quan tới nhiều vấn đề khác trong xă hội: Việc chúng ta không ngừng hỏi thu nhập của người khác để lấy ra so sánh, sự soi mói bới móc trong câu chuyện của người khác và cả cách áp đặt gia đ́nh nào cũng phải theo một khuôn mẫu vai tṛ và thứ bậc. Các cuộc hôn nhân, đa phần đều được đi lên từ chuyện t́nh cảm, chứ không phải một cuộc đua lương bậc trong công ty. Tiền bạc không phải chỉ số duy nhất để đánh giá một con người và điều này cũng đúng trong hôn nhân.

Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 với cách đánh giá vị thế tài chính nam-nữ của thế kỷ 20 và những quy chuẩn hôn nhân của thế kỷ 19. Trong tương lai, không chỉ tại Việt Nam mà tại nhiều quốc gia, đặc biệt là những đất nước đang phát triển với việc trao quyền nhiều hơn cho phụ nữ, sự chênh lệch tài chính nam nữ sẽ ngày càng được nới rộng. Hôn nhân trong thế kỷ 21 sẽ cần cách tiếp cận của thế kỷ 21 và những giải pháp thực sự. Giải pháp không phải là nam giới phải gồng ḿnh lên để kiếm nhiều tiền hơn; đó là vợ chồng phải đối thoại nhiều hơn, người vợ cần hiểu hơn về sự tôn trọng, người chồng hiểu hơn về b́nh đẳng và hai vợ chồng nh́n ra những khía cạnh khác, mục tiêu quan trọng trong cuộc hôn nhân ngoài tiền bạc.

Hăy để “kiếm ít tiền hơn vợ” không c̣n là một nỗi buồn mà cách để gợi nhắc mỗi người chồng rằng chúng ta c̣n nhiều thứ khác trong mối quan hệ cần củng cố và luôn có những thứ người chồng có thể làm tốt hơn vợ.

VietBF@ sưu tầm.

PinaColada
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 10-14-2019
Reputation: 35297


Profile:
Join Date: Oct 2013
Posts: 100,844
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	181.png
Views:	0
Size:	887.9 KB
ID:	1468379   Click image for larger version

Name:	182.png
Views:	0
Size:	1.02 MB
ID:	1468380   Click image for larger version

Name:	183.png
Views:	0
Size:	1.04 MB
ID:	1468381   Click image for larger version

Name:	184.png
Views:	0
Size:	829.7 KB
ID:	1468382  

PinaColada_is_offline
Thanks: 9
Thanked 7,200 Times in 6,379 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 16 Post(s)
Rep Power: 112 PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 13:34.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09549 seconds with 15 queries