Ai không được ăn thịt chó? - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Vietnam News | Tin Việt Nam


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Ai không được ăn thịt chó?
Người giàu kẻ nghèo đều sợ cái chết đe dọa, người nghèo c̣n phải lo cái ăn cho chuỗi ngày dài sắp đến những ngày khi lương thực, thực phẩm cạn dần và đồng tiền trong túi càng teo tóp lại. Sau khi đă hai tháng trôi qua, cơn đại dịch đă biến Sài G̣n rộn ră, náo nhiệt đầy sức sống thành một mảnh đất xác xơ đầy bất trắc. Không khí tang thương phủ khắp thành phố, con virus đe doạ mọi người và cũng xuất hiện loại virus hoảng sợ trong từng khu phố, từng con hẻm, từng gia đ́nh và trên từng khuôn mặt. Không lo sao được khi con số tử vong càng lúc càng nhiều, số người nhiễm càng ngày càng cao, khiến dịch một bên và cái đói một bên, làm cho những mảnh đời đáng thương, đă có người đói ăn xuất hiện trên các hệ thống truyền thông, báo chí, trên mạng xă hội.

Người mẹ và đứa con chín ngày tuổi lăn lóc trên đường về quê khi tháo chạy khỏi Sài G̣n

Những mảnh đời trong thời đại dịch

Một clip do một đoàn phát cơm từ thiện đăng tải trên mạng xă hội. Sự việc xảy đến vào ngày 27 Tháng Bảy vừa qua tại thành phố. Trong clip, khi thấy xe phát cơm, một người đàn ông chạy đến từ vỉa hè, khi nhận được hộp cơm, anh năn nỉ: Chị, chị làm ơn cho em xin một hộp nữa chị. Em nhịn đói 2 ngày rồi chị. Em người Sóc Trăng có giấy tờ này. Vừa nói, người đàn ông lấy ví rút chứng minh thư ra. Hai người phát cơm xua tay bảo không cần. Sau đó, họ quyết định gửi thêm cho người đàn ông một ít tiền để mua ḿ tôm ăn đỡ đói. Người đàn ông rối rít cảm ơn khi nhận được món quà đáng giá này.

Tôi cũng từng có thời kỳ bị đói bảy ngày không có ǵ bỏ bụng, tôi hiểu rất rơ và thấm thía về cái đói nên rất đồng cảm với niềm sung sướng của người đàn ông này khi nhận được hộp cơm lúc bụng đói cồn cào.
Một sinh viên đột nhập vào xưởng của anh hàng xóm. Anh sinh viên trở thành tên trộm v́ quá đói. Anh không t́m kiếm tiền bạc hay những vật dụng trong xưởng, anh chỉ gom một ít áo quần cũ và một đôi giày rồi vào bếp lục t́m được gói ḿ tôm. Anh nấu ḿ ăn rồi kiếm chảo đặt lên bếp, lục thấy quả trứng liền đập vào rồi định mở nồi cơm định lấy cơm để chiên th́ bị phát hiện. Khi bị tra hỏi, anh bảo v́ đói quá nên đi kiếm ăn, định chiên thêm miếng cơm chiên đem về cho bạn cùng pḥng bị bệnh và thiếu ăn mấy hôm rồi. Chủ xưởng và mấy người công nhân tha cho anh. Khi câu chuyện đưa lên trên mạng, không một ai trách anh sinh viên, cũng không một ai lên án anh mà rất nhiều người hỏi thăm địa chỉ của anh để gởi cho anh chút lương thực, thực phẩm sống qua ngày.

Một nhóm có tên Bữa Cơm Nhân Ái bắt gặp một bà cụ sắp kiệt sức v́ đói. Bà cụ gầy g̣, tay run lẩy bẩy nhận hộp cơm mà không mở nắp được. Những người trong nhóm phải mở giúp cho cụ. Một bà cụ khác ở quận 11 tuổi đă 85 tuổi lom khom trên đường, đầu đội chiếc nón rách tả tơi run run nói với đoàn thiện nguyện: “Cô ơi, cho tôi thêm hộp cơm nữa nhé. Ở nhà tôi có thằng khùng 65 tuổi. Tôi già rồi nhưng phải nuôi nó. Tôi già rồi, 85 tuổi rồi, không nói dối cô đâu.”

Một nhóm người già từ miền Trung vào Sài G̣n, chọn nghề bán vé số để mưu sinh. Nhưng rồi cơn dịch ập đến, họ không biết xoay xở làm sao. Họ đành nương tựa vào nhau trong căn nhà chỉ rộng hơn 20m2 tại số 22/21A Nguyễn Văn Cừ, P. Cầu Kho, Quận 1 vốn đă khó khăn nay lại bộn bề hơn bội phần khi thành phố tạm dừng hoạt động bán vé số của đại lư vé số, bán vé số dạo, rồi tiếp đó là những ngày giăn cách để pḥng dịch. Ngày mai rồi ngày mai nữa, không biết những cụ già này phải sống ra sao khi chẳng c̣n nguồn thu nhập. Có cụ già đi moi thùng rác kiếm phế liệu, lon bia, chai rỗng. Nhưng rồi, cách ly, phong tỏa, thùng rác cũng trống rỗng chẳng c̣n chi để moi. Bà đói bên vệ đường, may có đoàn từ thiện đi qua, bà nhận hộp cơm trong nước mắt.

Bà Trâm ở trọ tại quận 8. Trước khi dịch bệnh bùng phát, bà thường đón xe ôm từ nơi thuê trọ đến chợ An Đông bán vé số. Nhưng khi thành phố giăn cách, bà không bán vé số được nữa. Dù không được bán, bà Trâm vẫn phải kiếm cái để ăn. Thế nên, bà chọn cáᴄh tiết kiệm bằng cáᴄh nhịn bữa sáng. Đến trưa, bà t́m những nơi phát cơm từ thiện để ăn. Chiều về, bà nấu cháo loăng hoặc độn cháo với mỳ tôm để ăn qua bữa.

Cảnh khốn khổ của người nhập cư tháo chạy khỏi Sài G̣n (ảnh MXH)




Hay như bà Ngọc Tuyết (73 tuổi, vô gia cư) gần như đói lả. Bà cố lết bộ đến quán cơm từ thiện xin hộp cơm. Nhận được cơm, bà Tuyết đến gốc cây ven đường cáᴄh quán cơm chưa đầy mấy bước chân ăn vội vă. Không đủ tiền thuê trọ như bà Trâm, bà Tuyết sống lang thang, tối ngủ ở vỉa hè, khuôn viên Bệnh viện Nhi Đồng 1. Không thể tự nấu ăn, bữa cơm trong ngày của bà chỉ trông chờ vào cáᴄ hàng quán và cơm từ thiện. Giờ hàng quán đóng cửa, bà ngồi chờ các đoàn từ thiện kiếm ăn. Thành phố giăn cách, các đoàn từ thiện cũng thưa dần, bà chẳng có ǵ để ăn, nằm ủ rũ.

Vài ngày trước c̣n có câu chuyện người đàn ông chạy xe đạp đi xin việc. Ông đói và mệt mỏi, cố gắng đi đến từng công ty, từng cửa hàng có việc ǵ th́ cho ḿnh vào làm nhưng chẳng ai có nhu cầu. Xin không có việc, ông mở lời xin chút thức ăn lót dạ khiến ai nấy đều nghẹn ngào. Giờ tất cả thành phố đă đóng cửa, không biết ông sẽ sống ra sao?

Gia đ́nh ông Trần Văn Lạc (Phường 12, quận 5), bản thân ông bị di chứng tai biến nên liệt hai chân, ông được phường tặng chiếc xe lắc tay để đi bán vé số. Thành phố bị dịch bệnh khiến gia đ́nh ông Lạc rơi vào t́nh trạng khó khăn, khi vợ ông cũng không khả năng lao động, người con trai trước kia làm dân quân tự vệ, nay làm giữ xe tại một chung cư trên địa bàn phường với đồng lương ít ỏi, chỉ đủ chi tiêu cá nhân. Ông Lạc tâm sự: “Căn nhà nhỏ, nhưng ở hơn 10 người, khiến sinh hoạt cũng rất khó khăn, bản thân tôi bán vé số cũng không kiếm được bao nhiêu, thời gian này không được đi bán, nguồn thu nhập của tôi bị ngừng hẳn, giờ chỉ nhờ vào sự hỗ trợ của phường”.

Không c̣n kiếm sống được ở thành phố, nhiều người đành gạt nước mắt trở về quê. Chỉ ít người may mắn được vào danh sách của các tổ chức đưa xe, máy bay, tàu lửa đi về. Phần đông chọn phương tiện sẵn có của ḿnh để quy hương. Tại trạm dừng chân ở Đèo Ḷ Xo, tỉnh Kon Tum nhiều người đă rơi nước mắt khi chứng kiến cặp vợ chồng bế theo đứa con nhỏ mới sinh được 10 ngày tuổi, đi từ miền Nam để về Nghệ An. Theo thông tin trên page Nghệ An chia sẻ, cả hai vợ chồng đều vào B́nh Dương làm công nhân nhưng do dịch nên mất việc đă lâu. Người vợ mới sinh bé trai được 10 ngày. Thất nghiệp lại có con nhỏ, không c̣n sự lựa chọn nào khác vợ chồng đă quyết định đi xe máy 1,400km để về quê. Cũng may cả gia đ́nh đă về đến quê nhà b́nh an.
Hai chị em Trần Thị Huyền 18 tuổi và Trần Văn Đủ 17 tuổi, quê ở xă Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum vào làm thuê tại một xưởng ở thành phố Đồng Xoài, tỉnh B́nh Phước. Ảnh hưởng của dịch nên hai em không có việc làm, trong khi tiền hết, nên đă quyết định chọn cách đi bộ về quê, dù quăng đường là hơn 400km và trong túi chỉ có 200,000 đồng. Khi đến chốt Cai Chanh ở xă Đắk Ru, huyện Đắk R’lấp, Đắk Nông, giáp B́nh Phước th́ được người dân thương t́nh tặng chiếc xe đạp. Tới điểm kiểm soát ở cầu Đăk Rtih, thành phố Gia Nghĩa, hai em không thể đi tiếp v́ thiếu giấy xét nghiệm virus. Một chị tên Loan khi biết câu chuyện đă chia sẻ lên mạng xă hội.

Sau đó, nhiều tấm ḷng hảo tâm đă giúp đỡ Huyền, Đủ. Với số tiền 5.7 triệu đồng được giúp, chị Loan mua cho chị em Huyền chiếc xe máy cũ 2.5 triệu đồng, chủ tiệm sửa xe ở xă Trường Xuân, huyện Đắk Song khi biết hoàn cảnh đáng thương của hai em đă tặng lại 500 ngàn đồng. Sau khi mua mũ bảo hiểm, hai chị em Huyền c̣n ba triệu đồng giắt lưng về quê. Em Huyền cho biết: “Chúng em biết với 200 ngh́n đồng sẽ khó có thể về quê được nhưng không c̣n lựa chọn nào nên vẫn quyết định về. Có những lúc em tưởng sẽ không tiếp tục được chặng đường dài nữa nhưng may mắn cho chúng em khi gặp được những anh chị rất tốt, giúp đỡ rất tận t́nh”.

Một thanh niên Gia Lai, đi làm thuê ở SG, đang mất việc, nghe tin mẹ bệnh ở nhà, sáng nay đă cố đi xe máy về quê, bị chốt kiểm soát ở cầu Vĩnh B́nh chặn lại, bắt quay đầu xe. Anh ấy khóc và nói: “Mẹ em nằm viện ba cứ hỏi em về chưa, bà ngoại nói mẹ nặng lắm nên em phải về. Các anh cho em đi đi, các chốt kia em xin được mà”. Đau ḷng quá!

Một ông cụ lâm vào cảnh không c̣n kế sinh nhai trong kỳ giăn cách nên liều ḿnh đạp xe từ Sài G̣n về Phú Yên. T́nh cảnh của ông được chia sẻ trên mạng và một “hot girl từ thiện” tên Trúc Phương đă đến tận nơi với hy vọng kịp giúp đỡ trước khi ông về quê. Khi đi, cô mang theo 10 triệu đồng để tặng, mong ông có cuộc sống tốt hơn. Trên trang cá nhân, cô chia sẻ: “Thật sự may mắn khi biết tin ông đă xin được một chỗ trong chuyến xe buưt đầu tiên để về với gia đ́nh. Cảm xúc vui mừng và hạnh phúc như vỡ oà trên gương mặt của ông. Em gửi ông tiền nhưng ông bảo về quê c̣n lo được nên chỉ lấy ba triệu đồng thôi, con giữ lại cho bà con mắc kẹt ở Sài G̣n nha con.”

Một nhóm người lao động đi xe gắn máy từ Sài G̣n về Nghệ An khi tới Quảng B́nh th́ mệt quá ngủ luôn ngoài đường. Một anh người Quảng B́nh đi ngang qua thấy thế thương quá, nên đă đi mua cho họ ít bánh ḿ ăn lót dạ, để có sức tiếp tục về quê. Thật sự không có ǵ bằng t́nh nghĩa đồng bào.

Ai không được ăn thịt chó?

C̣n nhiều, nhiều lắm những mảnh đời khó khăn trong cơn đại dịch. Nó nằm trong góc khuất của những xóm lao động nghèo. Nó nằm lộ thiên trên những vỉa hè, phố vắng. Nó c̣n có mặt trong những khu cách ly thiếu thốn trăm bề. Trách th́ cũng đă trách nhiều rồi. Ư kiến th́ cũng viết nhiều rồi. Thôi th́, không có nhà nước th́ c̣n nhân dân. Dân thương dân, dân đùm bọc lấy dân qua cơn khốn khó. Khi nhiều người an lành trốn dịch trong nhà, hăy nhớ ngoài kia c̣n biết bao mảnh đời bất hạnh, c̣n biết bao số phận không may, c̣n biết bao người đang thiếu ăn và khổ đau v́ đại dịch. Hăy bớt hô khẩu hiệu đi, hăy dẹp những lễ lạt không cần thiết đi, hăy nh́n xuống những khổ đau, thiếu thốn mà người nghèo phải cam chịu trong những ngày đại dịch.

Đọc tin trên báo thấy sáng 29 Tháng Bảy, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Cộng ḥa Cuba Orlando Nicolás Hernández Guillén đến chào xă giao. Nhân dịp này Thủ tướng Phạm Minh Chính trao 10,000 tấn gạo của Việt Nam tặng nhân dân Cuba.
Lại nhớ đến truyện Trẻ con không được ăn thịt chó của nhà văn Nam Cao. Truyện kể một gă nhà nghèo, có bốn đứa con. Nghèo th́ luôn thèm ăn và gă đă làm thịt con chó nhà nuôi khi cơn thèm thịt đă dâng đến cổ. Bọn nhỏ ở nhà cũng mừng v́ sắp có thịt ăn. Thế nhưng, gă cùng ba người bạn được mời đến xơi sạch mâm thịt chó, các con của gă chỉ c̣n mấy cái bát không, cũng chẳng c̣n miếng xương để gặm. Đọc mà nghe xót xa lẫn căm giận.

Nhà thiếu ăn, con thèm ăn mà đem cho bạn bè hàng xóm ăn, bắt con đói. Tàn nhẫn quá! Trong cơn đại dịch này, dân cũng như những đứa bé trong truyện của Nam Cao, đang thiếu ăn, thèm ăn mà người lớn lại mang mời hàng xóm. Thế mới đau! Ừ cũng có thể trẻ con không ăn thịt chó, nhưng con người th́ ai cũng cần có gạo để nấu cơm chứ không lẽ cứ đi xin ăn măi mà dịch rồi giăn cách, giới nghiêm th́ vẫn c̣n kéo dài không biết bao giờ chấm dứt.

Khi đọc tin 10,000 tấn gạo cho Cuba lại nhớ dáng co ro sắp xỉu v́ đói của bà cụ già ở Lê Văn Sỹ, lại nhớ đến người đàn ông xin thêm hộp cơm v́ đă đói hai ngày, lại nhớ đến chàng sinh viên trở thành kẻ trộm v́ thiếu ăn, lại nhớ đến biết bao người nghèo đang chờ suất cơm từ thiện. Nhớ đến những mảnh đời ấy và xót xa quá đỗi. Buồn ơi là buồn!

Sài G̣n ngày lockdown thứ hai mươi ba

vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 08-01-2021
Reputation: 67295


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 138,321
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	0
Size:	75.4 KB
ID:	1839342   Click image for larger version

Name:	2.jpg
Views:	0
Size:	227.2 KB
ID:	1839343   Click image for larger version

Name:	3.jpg
Views:	0
Size:	56.0 KB
ID:	1839344   Click image for larger version

Name:	4.jpg
Views:	0
Size:	35.3 KB
ID:	1839345  

Click image for larger version

Name:	5.jpg
Views:	0
Size:	60.7 KB
ID:	1839346   Click image for larger version

Name:	6.jpg
Views:	0
Size:	349.8 KB
ID:	1839347   Click image for larger version

Name:	7.jpg
Views:	0
Size:	125.6 KB
ID:	1839348  
vuitoichat_is_offline
Thanks: 11
Thanked 12,713 Times in 10,124 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 158 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 06:43.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10904 seconds with 13 queries