Nhờ đồng đội của cha tại Mỹ, con trai ở Việt Nam t́m được nơi cha mất 45 năm trước - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Viet Oversea|Tin Hải Ngoại


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Nhờ đồng đội của cha tại Mỹ, con trai ở Việt Nam t́m được nơi cha mất 45 năm trước
10/21/19

Không ít người Việt trong và ngoài nước biết đến thầy giáo-nghệ sĩ khuyết tật nhưng đa tài Nguyễn Thế Vinh. Bị mất cánh tay phải nhưng anh lại là người có thể vừa đánh đàn guitar vừa thổi harmonica rất giỏi. Không chỉ vậy, anh c̣n mở ngôi trường mang tên Hướng Dương nuôi dạy hơn 100 trẻ mồ côi khuyết tật ở Bến Cát, B́nh Dương.

Nơi chiến trường xua, người cha đă ngă xuống cùng đống đội.
Tuy nhiên, câu chuyện Nguyễn Thế Vinh vừa t́m được nơi cha anh ngă xuống vào năm 1974 ở Kon Tum trong một trận pháo kích, nhờ sự giúp đỡ từ những đồng đội cũ của cha anh đang sống ở Mỹ, hoàn tất ước mơ suốt mấy mươi năm qua của anh và gia đ́nh, th́ có lẽ chưa mấy người biết.

Khắc khoải t́m cha v́ lẽ “sống có nhà, chết có mồ”

“Ba mất khoảng Tháng Bảy, 1974, khi tôi được 4 tuổi,” anh Vinh bắt đầu câu chuyện nhân dịp ghé đến ṭa soạn nhật báo Người Việt chuẩn bị cho đêm nhạc “Góp Lá Mùa Xuân” diễn ra hồi cuối Tháng Tám vừa rồi.

Những ǵ anh được biết về cha anh là “Ba tên Nguyễn Xuân Quang, trước đây thuộc Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 44, Sư Đoàn 23. Cho đến khi mất ba tôi là thiếu úy đại đội trưởng Đại Đội 2. Ba mất khoảng Tháng Bảy, 1974, ở Kon Tum. Lúc đó gia đ́nh tôi ở Sông Mao, B́nh Thuận, nơi hậu cứ của Trung Đoàn 44, Sư Đoàn 23.”

Theo lời Vinh, dù đă có “giấy báo tử” gửi về nhà (thực ra sau này anh mới biết đó là “Tờ Tŕnh Ủy Khúc” dành cho người mất tích hoặc người chết chưa t́m thấy xác) nhưng má anh vẫn cứ đi t́m cha anh, “nghe ở trại cải tạo nào có tên ai giống ba là má tôi lại đến t́m xem có phải ba tôi không.”

Lư do gia đ́nh anh vẫn hy vọng cha anh c̣n sống là bởi “trước năm 1972, ba tôi từng mất tích một lần, nhà cũng nhận được giấy báo, và má tôi đă lập bàn thờ. Nhưng thực tế khi đó ba tôi chỉ bị bắt làm tù binh. Đến khi Mỹ và quân đội VN hành quân vào khu vực ba tôi bị giam, th́ do ba là một trong số những người bị thương rất nặng nên phía bên kia không giải đi theo mà bỏ nằm lại, nên ba tôi mới được cứu đưa về chữa trị ở bệnh viện Quảng Ngăi. Sau khi hồi phục, ba lại tiếp tục ra trận.”

“Chính v́ thế mà khi nhận được ‘giấy báo tử,’ má tôi vẫn cứ đi t́m kiếm ba là như vậy,” anh kể.

Tuy nhiên công cuộc t́m kiếm tông tích cha anh bị dừng lại vào năm 1977, bởi “má tôi bị bệnh mất vào năm đó.”

Bốn anh em Vinh tiếp tục sống trong sự bảo bọc của ông bà ngoại và các cậu d́.

Hai năm sau, khi được 9 tuổi, trong một lần đi chăn ḅ sau giờ học cho hợp tác xă để phụ giúp ông bà, Vinh bị té găy tay phải. Không tiền bạc, không thuốc men chữa trị. Tay Vinh bị hoại tử phải cắt bỏ.

Dù vậy, cậu bé mồ côi cả cha lẫn mẹ, nhưng với sự đùm bọc của gia đ́nh ngoại, dẫu trong khó khăn, nghèo khổ, vẫn tiếp tục đến trường, vừa học chữ, vừa mày ṃ tự học đàn bằng một bàn tay vừa bấm vừa khảy.

Năm 1989, anh trai của Vinh cũng qua đời. Vinh trở thành người con trai lớn, gánh vác chuyện nuôi em lẫn chuyện học hành.

Năm 1994, anh tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế ở Sài G̣n. Và cũng từ đó ư định đi t́m cha lại thôi thúc trong anh.

“Tôi luôn cảm thấy tội nghiệp ba. Người ta nói sống có cái nhà, mất có cái mồ để nhang khói, mà ba tôi th́ không biết mất nơi nào nên tôi cứ muốn đi t́m. Hơn nữa, lúc đó gia đ́nh không có hy vọng là ba tôi c̣n sống nữa, v́ lâu quá rồi, những người đi tù cải tạo cuối cùng cũng đă về hết rồi, nên phải tin chắc rằng ba tôi đă chết,” người con trai mồ côi nói.

T́m cha trong… vô vọng

“Nếu như c̣n tờ ‘giấy báo tử’ th́ mọi chuyện dễ dàng hơn, nhưng khi tôi lớn lên, muốn đi t́m ba th́ tờ giấy đó đă bị mất, nên không c̣n tung tích ǵ để t́m, chỉ nhớ được vài chi tiết như đă kể ở trên,” anh tiếp tục câu chuyện.

Dù mong manh hy vọng, nhưng Vinh vẫn cứ “có dịp đi tới đâu tôi cũng hỏi thăm xem có ai từng tham gia trong quân đội VN, thuộc Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 44, Sư Đoàn 23 ngày trước không, để hỏi thăm tin tức của ba.”

Nhưng.

Mấy chục năm rồi Vinh vẫn không nhận được câu trả lời.

Anh nhờ cả những “nhà ngoại cảm” để t́m xem cha ḿnh đang nằm ở đâu. “Họ cũng chỉ ở khu vực này khu vực kia, nhưng khi đến nơi th́ không biết nơi nào để t́m, nên cũng coi như vô vọng,” anh cho biết.

Tuy nhiên, như kinh nghiệm ông bà xưa từng nói “kẻ có ḷng th́ trời không phụ.”

Vinh kể, “T́nh cờ hồi Tháng Bảy, 2019 vừa rồi, tôi qua Úc tŕnh diễn. Hôm 12 Tháng Bảy khi đến Sydney, gặp được nhiều người bạn ở đó, tôi lại mang câu chuyện này ra hỏi. May mắn sao lúc đó có anh Luật Sư Thuần Nguyễn. Anh Thuần điện thoại gọi ngay cho chú Phạm Tín An Ninh ở Mỹ, v́ theo lời anh Thuần th́ chú Ninh là người ở Trung Đoàn 44 ngày trước.”

Liên lạc với đồng đội cũ của cha

Ông Phạm Tín An Ninh là một tên tuổi khá quen thuộc với cộng đồng người Việt tại Mỹ, v́ ông không chỉ là một cựu sĩ quan VN, mà c̣n là một nhà văn được biết nhiều đến qua các tác phẩm “Ở Cuối Hai Con Đường,” “Người Con Gái Phú Ḥa,” “Thằng Bé Đánh Giày Người Nghĩa Lộ”….

Tuy nhiên, trong cuộc gọi đó, Luật Sư Thuần đă không gặp được ông Ninh. Thế là ông Thuần email giới thiệu Vinh với ông Phạm Tín An Ninh.

Như có một sợi dây t́nh cảm đặc biệt nào đó giữa những quân nhân xưa, nay, nghe con trai của đồng đội cũ hỏi thăm về cái chết của cha họ, ông Ninh đă nhanh chóng liên lạc với những người bạn cũ, và rất nhanh sau đó, ông đă có thể gửi cho anh Vinh một email khá chi tiết về những ǵ anh Vinh cần t́m.

Trong email, ông Ninh viết:

“Hai hôm nay, chú đă liên lạc với chú Sơn và vài người khác, đă tham dự các trận chiến trong cùng thời gian, cùng và chung quanh địa điểm mà ba cháu đă hy sinh, đặc biệt trong số này có người từng sinh ra, lớn lên và đi lính tại Tiểu Khu Kon Tum.

Đến hôm nay chú và chú Sơn đă có được một số chi tiết tương đối chính xác về trường hợp hy sinh của ba cháu.

Ba cháu hy sinh tại Tiền Đồn 5 (khác với Căn Cứ 5). Tiền đồn này nằm trên con đường từ Kon Tum đi Quảng Ngăi (lúc ấy bỏ hoang, không sử dụng từ lâu v́ chiến tranh), bây giờ là Quốc Lộ 24.

Tiền Đồn 5 này nằm cách Thị Xă Kon Tum khoảng 15 km, gần khu vực Kon Xom Luh, giữa 2 địa danh có tên Kon Cha Re và Kon Se Tieu (không t́m thấy tên trên bản đố này, có lẽ v́ hai địa danh quá nhỏ).

Đặc biệt, tại Kon Xom Luh hiện có nhà thờ Kon Xom Luh.

Nếu có dịp đến Kon Tum, cháu t́m đến nhà thờ này hỏi thăm các vị linh mục, nhờ quí ngài chỉ giúp, hay hỏi thăm người dân địa phương (lớn tuổi) Kon Cha Re và Kon Se Tieu nằm ở đâu.

Riêng ngày mất của ba cháu, chú nghĩ trong khoảng 15 đến 30 Tháng Sáu, 1974, nhưng chú Sơn đang t́m hiểu từ những bạn bè có tham dự trận đánh ấy, để cho cháu một ngày chính xác hơn.

Tiếc quá, nếu cháu c̣n giữ ‘giấy báo tử’ (lúc ấy được gọi là Tờ Tŕnh Ủy Khúc, dành cho người mất tích. Lính mất không t́m thấy xác th́ không đều gọi là mất tích), th́ trong đó có ghi rơ ngày giờ và đặc biệt là tọa độ (địa điểm chính xác nhất) nơi ba cháu hy sinh.

Thời gian đă quá lâu, mọi sự đă thay đổi, các dấu tích chiến tranh và cả xương thịt những người lính hy sinh, chắc cũng không c̣n. Tuy nhiên tất cả đều để lại trong ḷng những người c̣n sống như các chú và nhất là cháu, những vết thương khó lành cùng với một nỗi hoài niệm khó nguôi.

Các chú xin được thành tâm chia sẻ về sự mất mát và nỗi buồn lớn lao này của cháu và cầu nguyện ơn Trên che chở và giúp cháu t́m lại được những điều mà cháu từng mong ước…”

Anh Nguyễn Thế Vinh (trái) và cựu Thiếu Úy Nguyễn Tuấn Khanh, người chứng kiến trận pháo kích Tiền Đồn 5 vào Tháng Sáu, 1974. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)
Đi t́m nơi cha ngă xuống từ 45 năm trước

Anh Vinh kể, “Khi có được thông tin của chú Phạm Tín An Ninh gửi, sau chuyến biểu diễn, trở về Việt Nam, tôi đi ngay đến nơi các chú hướng dẫn. Tuy nhiên, địa danh mà các chú nhớ hoàn toàn khác tên hiện tại. Những bản đồ quân sự ngày trước cũng không thể hiện rơ Tiền Đồn 5 là nằm ở ngọn đồi nào, đánh mă số mấy tôi cũng không thấy được.”

Tuy nhiên, như Vinh nói, “May mắn là tôi t́m gặp được một chú lính địa phương quân ngày xưa, người dân tộc. Chú này chỉ vị trí Tiền Đồn 5 là ở đâu. Lúc đó tôi mừng lắm, v́ chú nói rất tự tin là hồi trước chú cũng đóng quân ở khu vực này nên chú biết rơ.”

Anh cho biết khi đến được chân núi của Tiền Đồn 5 là 11 giờ trưa ngày 28 Tháng Bảy, 2019. “Lúc đó trời muốn mưa và mây phủ kín hết ngọn đồi của Tiền Đồn 5. Những ngọn đồi thấp hơn th́ ḿnh c̣n thấy thấp thoáng. Người dân nơi đó khuyên tôi không nên lên v́ đường khó đi, nhưng tôi lại cảm thấy muốn đi liền ngay lúc đó,” đứa con đi t́m cha nhớ lại.

Với sự giúp đỡ của người dân, hai thanh niên địa phương dùng hai chiếc xe gắn máy mà bánh xe phải ràng dây xích, một chiếc chở anh Vinh, một chiếc chở đồ ăn, thức uống, hoa quả, bắt đầu leo đồi.

“Sau một tiếng leo đồi bằng xe Honda qua nhiều đồi khác nhau, khi đến chân đồi của Tiền Đồn 5 th́ không c̣n đường để xe gắn máy chạy nữa, nên chúng tôi bắt đầu đi bộ, vừa đi vừa phải dùng rựa chặt cây mở đường,” Vinh tiếp tục kể.

Sau 30 phút vừa đi vừa mở đường, Vinh đến được đỉnh đồi của Tiền Đồn 5.

Những bao cát làm chiến hào bị rách nát. Những đế giày bốt-đờ-sô vương văi. Những cục pin dẹp nằm chỏng chơ. Những cọng kẽm gai phần chôn dưới đất, phần ló lên mặt đất… Là những ǵ Vinh nh́n thấy trên khoảng đồi trống của Tiền Đồn 5. Dấu tích trận đánh năm nào vẫn c̣n hiển hiện nơi đây…

“Nh́n những ǵ c̣n sót lại đó, tôi cảm thấy rất xúc động,” Vinh trầm giọng.

“Cũng thật lạ là khi đó sương mù đă phủ kín hết bầu trời, tôi lấy hoa quả bày ra và thắp bó nhang cho ba tôi cùng các chú, các bác đă nằm lại nơi này, th́ trời lại bỗng dưng ló nắng,” anh kể thêm.

Câu chuyện của người chứng kiến trận pháo kích vào Tiền Đồn 5

Cũng nhân lúc trời bỗng dưng hé sáng, Vinh kịp chụp lại vài tấm h́nh cũng như gọi điện thoại báo tin cho những người bạn cũ của ba anh đă giúp đỡ anh t́m đến nơi này. Trong số những người trong nhóm nhận được email có ông Nguyễn Tuấn Khanh, từng ở Trung Đoàn 44, Tiểu Đoàn 1 và Sư Đoàn 23 ngày trước.

Trong email gửi cho anh Vinh sau đó, ông Khanh, chứng nhân của trận đánh đó, đă kể nhiều chi tiết hơn.

Trong email, ông Khanh viết:

“Trước tiên, chú xin chúc mừng con đă t́m ra nơi ba con đă tử trận. Chú là Nguyễn Tuấn Khanh, nguyên cấp bậc thiếu úy, sĩ quan Ban 3 (về Hành quân & Huấn luyện) trong thời điểm ba con hy sinh và chú cũng có dự trận đánh đó.

Chú không nhớ rơ là ngày nào, nhưng chỉ biết là lúc đó vào Tháng Sáu, 1974, v́ Tháng Năm chú được về phép, Tháng Sáu chú trở lại đơn vị.

Là sĩ quan ban 3 nên chú đi thường hành quân chung với Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn. Lúc đó Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đóng ở Tiền Đồn 5 nằm trên một ngọn đồi, c̣n ba con là đại đội trưởng Đại Đội 2 được giao nhiệm vụ đóng dưới chung quanh chân đồi để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn. Cách đó khoảng vài tiếng lội đường rừng là một ngọn đồi khác cũng cao cỡ đồi ở Tiền Đồn 5 do Đại Đội 4 của Trung Úy Hanh trấn giữ.

Hôm trở về đơn vị, chú cùng Trung Úy Đỗ Minh Cao và một toán lính khoảng tám người của Đại Đội 4 ra tŕnh diện đơn vị. Bọn chú đi vô Đại Đội 4 trước, và v́ trời tối nên chú với Trung Úy Cao phải ngủ đêm tại đó.

Sáng hôm sau, Trung Úy Hanh cho một toán lính đưa chú và Trung Úy Cao vô Tiền Đồn 5. Nhưng đi được khoảng 10 phút th́ bị quân địch chận đánh phía trước nên toán của chú phải trở về Đại Đội 4, lúc đó khoảng 8 giờ sáng.

Khi vừa về tới Bộ Chỉ Huy Đại Đội 4 th́ chú thấy Tiền Đồn 5 bị pháo tới tấp và ngay trong những phút đầu đă nghe máy báo là tiểu đoàn trưởng Đại Úy Dương Đ́nh Chính tử trận. Sau đó cũng không nghe thấy tiếng báo máy của ba con. Có lẽ ba con cũng bị tử trận trong những giây phút đầu đó v́ địch pháo rất nhiều vào những điểm khác nhau, rừng núi cây xanh bị pháo cày lên đất đỏ. Từ ngọn đồi bên đây chú coi trong ống ḍm thấy địch rất đông tiến lên đồi và nghe thoảng theo hơi gió những tiếng hô xung phong và tiếng c̣i tu huưt. Tiền Đồn 5 thất thủ từ đó.”

Có mặt tại ṭa soạn báo Người Việt cùng với anh Vinh hồi cuối Tháng Tám vừa rồi, ông Khanh, hiện làm việc trong ngành computer cho Đại Học San Jose State, kể thêm câu chuyện tiếp theo sau khi Tiền Đồn 5 thất thủ.

“Do Trung Úy Cao và tôi không thuộc quân số Đại Đội 4 nên sáng hôm sau hai chúng tôi trở ra, về hậu cứ tŕnh diện. Khi về đến hậu cứ, tôi vô trực máy theo dơi t́nh h́nh để liên lạc truyền tin hướng dẫn cho lính gom lại chỗ nào chỗ nào. Có nhiều người đi nhưng không biết hướng th́ ḿnh truyền tin hướng dẫn. Lúc đó khoảng 4 giờ chiều, tôi nghe máy thấy có một nhóm lính ba người của đơn vị anh Quang cũng bị bao vây nên vừa đánh vừa chạy, và hiện đang ẩn trốn trong một xác máy bay trực thăng cách Tiền Đồn 5 khoảng 5 cây số về hướng Tây Bắc,” ông kể.

“Đang nói chuyện th́ họ báo là quân địch vừa phát hiện ra họ, bao vây rất nhiều. Họ kêu máy cho tôi nói ‘tụi nó đông lắm, hăy cho pháo vào để giết hết tất cả đi,’ nghĩa là họ chấp nhận hy sinh luôn. Nhưng tôi làm không được,” giọng người cựu chiến binh tắt nghẹn.

“Mất phút sau tôi nghe tiếng súng, không nghe tiếng họ nữa. Họ mất rồi…” Một quăng im lặng đến ngạt thở giữa ba chúng tôi, những người đang ngồi nghe lại trận pháo kích năm nào.

Và tiếng người lính năm xưa vỡ ̣a, “Mà sau đó tôi cũng không nỡ gọi pháo vô… không nỡ pháo vô xác họ…”

***

Tôi hỏi, “Khi đến được đỉnh đồi của Tiền Đồn 5, biết được chính xác nơi ba anh nằm lại, anh có cảm giác toại nguyện không?”

Vinh trả lời, “Không. Tôi chỉ nghĩ là ḿnh sẽ c̣n trở lại đây nhiều lần nữa.”

Anh Vinh cho biết, “Hiện giờ tôi đang liên lạc với người thân của các chú các bác đă ngă xuống cùng ba tôi trên ngọn đồi Tiền Đồn 5, để Tháng Mười Hai này, tôi sẽ cùng họ quay lại đó để tụng niệm cho các chú các bác và có thể rước vong linh của các chú các bác về một chùa nào gần đó, phía Bắc của Kon Tum, để tiện bề nhang khói cho các chú các bác đỡ quạnh hiu.”

(Ngọc Lan)

cha12 ba
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
cha12 ba's Avatar
Release: 10-21-2019
Reputation: 539418


Profile:
Join Date: Jan 2013
Posts: 37,973
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1a.jpg
Views:	0
Size:	469.8 KB
ID:	1472146   Click image for larger version

Name:	1b.jpg
Views:	0
Size:	253.9 KB
ID:	1472147  
cha12 ba_is_offline
Thanks: 81,074
Thanked 56,785 Times in 24,152 Posts
Mentioned: 430 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 10758 Post(s)
Rep Power: 75 cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11
cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11
The Following 5 Users Say Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
Blue_bonnet (10-21-2019), botbeo (10-24-2019), phitien (10-21-2019), RealMadrid (10-22-2019), trungthu (10-21-2019)
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 09:37.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.11490 seconds with 15 queries