Núi băng trôi lớn nhất TG biến mất tăm rồi - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Núi băng trôi lớn nhất TG biến mất tăm rồi
Ảnh vệ tinh cho thấy núi băng trôi lớn nhất thế giới biến mất. Sau khi bị tan tành nhiều mảnh nỏ, núi băng trôi một thời có diện tích lớn nhất thế giới hiện không thể quan sát từ vệ tinh.

A68 là núi băng trôi một thời có kích thước lớn nhất thế giới, với diện tích 6.000 km2 khi vừa vỡ khỏi Nam Cực năm 2017. Diện tích của A68 lớn hơn 32 quốc gia khác, theo BBC.

Nhưng ảnh vệ tinh mới đây cho thấy núi băng trôi khổng lồ A68 đã biến mất. Theo Trung tâm nghiên cứu băng tuyết Mỹ, A68 đã vỡ thành nhiều mảnh nhỏ và không còn cần tiếp tục theo dõi.

Biến mất khỏi ảnh vệ tinh
A68 ban đầu là một phần của thềm băng Larson C, tại bờ rìa của Nam Cực gần Nam Mỹ. Khi tách ra khỏi Larson C vào tháng 7/2017, núi băng này hầu như không di chuyển nhiều trong suốt một năm. Sau đó, A68 bắt đầu trôi về phía bắc với tốc độ tăng dần, do tác động của dòng hải lưu mạnh và gió biển.

Hành trình của núi băng nặng hàng tỷ tấn cũng giống với nhiều núi băng trôi khác. Nó xoay tròn ra khỏi Nam Cực, trôi vào vùng biển Nam Đại Tây Dương, hướng về phía South Georgia, một lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh.

South Georgia là nơi vô số núi băng trôi đã hướng đến và hoàn toàn biến mất. Mắc kẹt trong vùng biển nông, những núi băng này không tránh khỏi số phận dần tan chảy.


Núi băng trôi A68 từng có diện tích lớn nhất thế giới. Ảnh: CPL PHIL DYE RAF/CROWN.
Nhưng A68 thì khác. Số phận của núi băng một thời lớn nhất thế giới bị định đoạt bởi sóng biển, nước ấm và nhiệt độ cao tại phía Nam Đại Tây Dương. Thay vì tan chảy hoàn toàn, A68 đã vỡ thành những mảnh băng đá nhỏ hơn.

"Thật kinh ngạc, A68 đã tồn tại được lâu đến như vậy", Andrian Luckman, nhà khoa học từ Đại học Swansea, Anh, cho biết.

Dù rộng hàng nghìn km2, núi băng trôi A68 chỉ có độ dày trung bình khoảng 230 m, khiến nó được miêu tả giống như một "tờ giấy A4 trôi nổi giữa đại dương".

"Núi băng này cực kỳ mong manh khi di chuyển trên đại dương. A68 đã tồn tại nhiều năm, nó cuối cùng vỡ thành 4-5 mảnh. Nhưng mảnh này sau đó tiếp tục vỡ ra", ông Luckman cho biết.

Trung tâm nghiên cứu băng tuyết Mỹ là cơ quan được cộng đồng quốc tế công nhận chức năng truy dấu và đặt tên các núi băng trôi có nguy cơ đe dọa tới vận chuyển hàng hải.

Những núi băng trôi được liệt kê trong danh sách của Trung tâm nghiên cứu băng tuyết Mỹ phải có chiều dài tối thiểu 18,5 km, hoặc tổng diện tích ít nhất 68,5 km2.

Giờ đây, không mảnh nhỏ nào vỡ ra từ A68 đủ điều kiện kích thước để được liệt kê trong danh sách núi băng trôi. Mảnh vỡ lớn nhất, được đặt tên A68a, được đo hôm 16/4 chỉ có kích thước hai chiều lần lượt là 5,4 km và 3,6 km.

Các nhà khoa học nói gì?
A68 từng nổi danh khắp toàn cầu khi lần đầu xuất hiện, núi băng trôi này là ngôi sao trên mạng xã hội.

Người dân khắp thế giới chia sẻ hình ảnh vệ tinh về núi băng này, đặc biệt khi A68 trôi về phía đảo South Georgia.

Khi va chạm với hòn đảo này, núi băng A68 làm gián đoạn cuộc sống của hàng nghìn con chim cánh cụt tại South Georgia, tạo ra tin tức thu hút sự chú ý của dư luận thế giới.

Nhưng không chỉ có ý nghĩa giải trí, A68 là đối tượng nghiên cứu nghiêm túc của giới khoa học.

Nguồn gốc của núi băng này, thềm băng Larsen C, là một tảng băng trôi khổng lồ, hình thành từ hai sông băng. Larsen C đã tách khỏi đất liền và trượt vào đại dương.


A68a là mảnh vỡ lớn nhất còn sót lại. Trong ảnh, A68a bên cạnh đám băng vụn bị tan ra trước đó. Nguồn: BBC.
Số phận của A68 giúp các nhà khoa học hiểu rõ thêm về sự hình thành của các thềm băng như Larsen C, cũng như nguyên nhân chúng vỡ ra, tạo nên những núi băng trôi.

"Một kết quả khoa học cần nhắc tới là những gì chúng ta đã nghiên cứu được về những đứt gãy nơi các sông băng trên đất liền gặp nhau, tạo ra những thềm băng trôi nổi", Christopher Shuman, chuyên gia từ Đại học Maryland, cho biết.

"Bởi chúng ta đã có những thiết bị cảm biến mới, chúng tôi có thể quan sát sự đứt gãy tiến triển thường xuyên hơn, điều không thể quan sát được trong nhiều thập kỷ trước", ông Shuman nói thêm.

Đa phần giới nghiên cứu coi A68 là sản phẩm của một quá trình hết sức tự nhiên. Các thềm băng sẽ duy trì sự cân bằng. Việc giải phóng các núi băng là một cách để chúng cân bằng với lượng tuyết hấp thụ, cũng như lượng băng tuyết nhận được từ các sông băng Nam Cực.

Dù vậy, các nhà khoa học đều thừa nhận A68 thực sự là ví dụ của những quá trình giúp con người nhận thức rõ ấm lên toàn cầu có thể phá hủy các cấu trúc băng giá trên Trái Đất.

Một trong những quá trình như thế có tên "cắt phá thủy lực". Trong quá trình này, hiện tượng ấm lên sản sinh ra nước tan chảy trên bề mặt, chúng sau đó sẽ lấp đầy các vết nứt và lỗ hổng, khiến những khe nứt này ngày càng rộng, ăn mòn vào tận lõi của tảng băng.

Trong khoảng thời gian tồn tại cuối cùng của A68, quá trình cắt phá thủy lực đã khiến những mảng băng lớn bị xé nhỏ chỉ sau một đêm.

"Đây là một ví dụ nữa về sự biến đổi của núi băng trôi, cho thấy các thềm băng có thể sụp đổ nhanh chóng khi thế giới trở nên ấm hơn", Ted Scambos, chuyên gia từ Đại học Colorado, cho biết.

VietBF@ sưu tập.

PinaColada
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 04-18-2021
Reputation: 35341


Profile:
Join Date: Oct 2013
Posts: 101,115
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	191.jpg
Views:	0
Size:	91.2 KB
ID:	1776023   Click image for larger version

Name:	192.jpg
Views:	0
Size:	63.9 KB
ID:	1776024  
PinaColada_is_offline
Thanks: 9
Thanked 7,205 Times in 6,383 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 16 Post(s)
Rep Power: 113 PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 23:21.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06998 seconds with 13 queries