Nghệ sĩ Ngô Mạnh Lân trọn đời cống hiến cho hoạt hình - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Vietnam News | Tin Việt Nam


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Nghệ sĩ Ngô Mạnh Lân trọn đời cống hiến cho hoạt hình
Thông tin NSND Ngô Mạnh Lân qua đời. Đạo diễn Hà Bắc tiếc nuối vì không được gặp mặt thầy lần cuối. Nhiều tháng qua biết ông không khỏe, anh chẳng thể ghé thăm vì dịch.



Đạo diễn Hà Bắc nhớ lần gặp thầy tại triển lãm Nét thời gian cuối năm 2019, anh gửi tặng bức chân dung bằng mực nho. Lần đầu tiên sau 43 năm, người thầy nổi tiếng khó tính, nghiêm khắc trong công việc khen anh vẽ đẹp. Sau đó, ông dặn anh phải luôn nỗ lực, cống hiến với nghề. Anh nói: "Vĩnh biệt người thầy, người cha đáng kính. Vĩnh biệt một tượng đài của ngành phim hoạt hình Việt Nam".

Nghệ sĩ dành trọn tâm huyết cho việc đạo diễn và vẽ phim hoạt hình. Thuở bé, những buổi trưa nằm chõng tre ở hiên nhà ngắm mây trời, ông tưởng tượng ra hình ảnh con vật đang chuyển động, rồi đưa chúng vào tranh vẽ. Sau này, ông thi vào Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, là học trò của Tô Ngọc Vân. Họa sĩ Trần Văn Cẩn từng nhận xét: "Nghệ thuật của Ngô Mạnh Lân rất trong sáng, khoáng hoạt mà chừng mực, biểu lộ cái nhìn lạc quan, dí dỏm, thoáng trào lộng nhưng không lộ liễu với bảng màu phong phú và giàu sắc nhị cùng tạo hình thông tuệ, vững vàng". Từ tài năng vẽ, ông được cử đi học ngành Họa sĩ, Đạo diễn phim hoạt hình tại Nga - bắt đầu cuộc đời gắn bó với hoạt hình.

Năm 1960, ông về nước, làm phim đầu tay Một ước mơ (phim hoạt họa đen trắng). Khi đó, sản xuất hoạt hình còn sơ khai, thiếu thốn đủ bề. Giấy và màu kém chất lượng, trời nóng thì màu bị chảy, gió hanh khô lại bong tróc từng mảng. Phim khi tráng lúc già, lúc non, phải bỏ đi nhiều lần. Ông và êkíp ròng rã ba năm để hoàn thành bộ phim hơn chục phút. Tác phẩm khi đó được đánh giá cao về nội dung, khuôn hình biểu cảm, sống động. "Khoảnh khắc các em nhỏ reo vui, thích thú thậm chí nhảy cẫng lên vì vui sướng với nhân vật chính là phần thưởng tuyệt vời nhất cho chúng tôi", ông nói năm 2018.

Ngô Mạnh Lân tâm niệm người làm phim hoạt hình phải có tâm hồn trẻ nhỏ. Ông thường nhớ về những ký ức ấu thơ, kết hợp quan sát thực tế rồi đưa vào trong tác phẩm. Năm 1965, khi sản xuất Mèo con (phim vẽ tay đen trắng), ê-kíp phải sơ tán đến một vùng quê ở Mê Linh. Ông vui sướng khi quang cảnh nơi ở với buồng chuối, bờ ao, chuồng gà... hệt những gì Nguyễn Đình Thi miêu tả trong truyện ngắn Cái Tết của mèo con - kịch bản gốc.

Nơi ở mới không có điện, hoạt động sáng tác dựa vào ánh mặt trời. Ban ngày, nhóm họa sĩ ra sân vẽ. Đội ngũ kỹ thuật cũng chọn lúc ánh nắng đẹp nhất để quay chụp. Hai ba ngày một lần, ông cùng ê-kíp phải đi bộ từ làng ra thị xã, mượn nhà dân có điện để xem bản nháp.

Khi được yêu cầu làm phim Chuyện ông Gióng (phim búp bê), Ngô Mạnh Lân cùng họa sĩ Mai Long đến đền Gióng ở Sóc Sơn xem bối cảnh thực. Khi leo lên đỉnh, phóng tầm mắt ra xa, ông thấy xung quanh nhiều ao hồ rồi tưởng tượng đó là dấu chân ngựa để lại. Từ đó, ông khắc họa hình tượng Thánh Gióng trên phim.

Trong suốt sự nghiệp, ông sản xuất 17 phim với đủ thể loại: vẽ tay, cắt giấy, búp bê, giành nhiều giải thưởng lớn trong nước và quốc tế. Ngoài ra, ông vẽ tranh minh họa, đồ họa cho thiếu nhi như: Dế Mèn phiêu lưu ký, Cái Tết của mèo con, Đám cưới chuột, Bộ quần áo của ông hoàng đế, Mèo con, Trê Cóc, Những chiếc áo ấm...

Gần cuối đời, nghệ sĩ Ngọc Lan - vợ ông - vẫn thấy chồng gò lưng trên giấy, đưa cọ vẽ tranh cho trẻ em. Ông từng nói: "Gắn bó nhiều năm khiến tôi hiểu rằng, hoạt hình cho thiếu nhi phù hợp với mình. Tôi yêu sự hồn nhiên, trong trẻo của con trẻ. Cuộc đời nghệ thuật của tôi, luôn muốn thể hiện những ước mơ thơ trẻ".

Nghệ sĩ Ngô Mạnh Lân nghiêm khắc với công việc, giản dị ở đời thường. Năm 1976, khi mới 19 tuổi, Hà Bắc làm việc với ông trong tác phẩm Bộ đồ nghề nổi giận. Anh cùng nhóm họa sĩ được ông yêu cầu sáng tạo nhân vật độc đáo, biểu cảm sắc nét, chân thực. Nhiều cảnh phim, anh phải vẽ đi vẽ lại nhiều lần vì không đúng ý tưởng của ông. Phim dài hơn 10 phút nhưng mất cả năm để thực hiện.

Nhiều lúc, chàng trai trẻ căng thẳng, tưởng như bỏ cuộc. Năm 1977, tác phẩm lên sóng, được khán giả đón nhận, Hà Bắc mới thở phào. Khi được đạo diễn khen có tiềm năng nhưng cần phải cố gắng, anh vui như một đứa trẻ. "Tôi khi đó như miếng bọt biển khô được thấm đẫm kiến thức, kinh nghiệm và tình yêu nghệ thuật do thầy truyền lại. Kiếm được lời khen của thầy khó quá nhưng nhờ vậy mà tôi trưởng thành nhanh chóng", anh nói. Sau này, thầy trò đồng hành trong nhiều phim như Bước ngoặt (1982), Trê cóc (1994)...

Họa sĩ Mai Long cho biết khi cả hai đi quan sát thực tế để làm phim Chuyện ông Gióng, ông từng nghĩ đến bỏ cuộc khi leo hơn 4.000 bậc thang lên đỉnh nhưng Ngô Mạnh Lân thì không. Trong quá trình thực hiện, nghệ sĩ khắt khe đến từng chi tiết, từ phân cảnh, nhân vật đến chỉ đạo diễn xuất. "Ê-kíp phải thực hiện hơn 100 con rối, hơn 10 bối cảnh lớn, anh ấy luôn yêu cầu ở mức hoàn hảo. Con ngựa sắt đẽo bằng gỗ cũng làm đi làm lại nhiều lần. Để có một phút chiếu trên màn ảnh, các nghệ sĩ phải quay chụp ngót 1.500 lần. Thế nhưng kết quả rất mỹ mãn", ông nói. Phim sau đó nhận bằng khen tại Liên hoan phim quốc tế Moskva 1972, giải Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ hai (1973).

Trong quá trình công tác tại Nhà xuất bản Kim Đồng, nhà văn Lê Phương Liên nhiều lần gặp gỡ, làm việc với ông. Bà ngưỡng mộ ông vì tài năng và tâm huyết dành cho trẻ em. Ông thổi hồn vào mỗi tác phẩm bằng màu sắc vui tươi, hóm hỉnh, sinh động, kết hợp phong cách phương Tây và bản sắc Việt Nam. Ngoài đời, nghệ sĩ có tác phong lịch lãm, sống giản dị và hòa đồng. Mỗi lần gặp, ông luôn hỏi han về công việc, đưa ra bình luận, góp ý khi cần thiết.

Lần cuối bà gặp nghệ sĩ là tại triển lãm tác phẩm Ký ức đường Trường Sơn (2019). Khi ấy, dù tuổi cao, phải chống gậy, ông vẫn kiên nhẫn đứng xem từng bức tranh. Bà hỏi thăm sức khỏe và xin chụp chung tấm ảnh kỷ niệm, ông cười khà đồng ý.

Nhà văn nói: "Tôi biết nghệ sĩ từ khi còn trẻ, sung sức nên khi chứng kiến hình ảnh ông lúc về già trong lòng có sự xúc động. Ông ra đi nhưng tâm hồn ở lại mãi, trong những tác phẩm".

nguoiduatinabc
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 09-17-2021
Reputation: 20850


Profile:
Join Date: Apr 2016
Posts: 68,331
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	ha-bac-5880-1631838276.jpg
Views:	0
Size:	353.6 KB
ID:	1871698  
nguoiduatinabc is_online_now
Thanks: 168
Thanked 4,956 Times in 3,990 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 21 Post(s)
Rep Power: 77 nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7
nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 09:02.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08004 seconds with 13 queries