Điều ǵ khiến VN, TQ, Nga, Ấn Độ ngăn LHQ 'mạnh tay' với Myanmar? - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Điều ǵ khiến VN, TQ, Nga, Ấn Độ ngăn LHQ 'mạnh tay' với Myanmar?

Các nước ASEAN 'kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, không kích động thêm bạo lực và để cho các bên kiềm chế cũng như linh hoạt tối đa', khiến ngay sau đó, chính phủ Việt Nam cùng Trung Quốc, Nga, Ấn Độ được báo chí quốc tế nêu tên và bị các tổ chức nhân quyền chỉ trích là bốn quốc gia ngăn Liên Hiệp Quốc (LHQ) có tuyên bố cứng rắn về Myanmar sau cuộc đảo chính hồi tháng Hai. V́ vậy Myanmar đang ở trong t́nh trạng vô cùng căng thẳng, khi t́nh trạng vô pháp luật đang làm tăng khả năng xảy ra một cuộc nội chiến kéo dài, thậm chí có thể là cách mạng, sau cuộc đảo chính quân sự đầu tháng Hai.


Các nhà lănh đạo chính trị bị lật đổ vẫn đang bị giam giữ, được canh gác bởi binh lính

Người dân Myanmar, trong các cuộc biểu t́nh đẫm máu, đă kêu gọi quốc tế vào cuộc bảo vệ họ.

Một số cường quốc như Anh, Mỹ đă đáp lại, bằng các phản ứng quyết liệt như áp đặt lệnh trừng phạt lên các quan chức quân đội Myanmar.

Nhưng một số nước khác, trong đó có Việt Nam, lại có phản ứng yếu ớt và thái độ dè dặt.

Trong một văn bản gửi đi ngày 2/3/2021, các nước ASEAN 'kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, không kích động thêm bạo lực và để cho các bên kiềm chế cũng như linh hoạt tối đa'.

Ngay sau đó, chính phủ Việt Nam cùng Trung Quốc, Nga, Ấn Độ được báo chí quốc tế nêu tên và bị các tổ chức nhân quyền chỉ trích là bốn quốc gia ngăn Liên Hiệp Quốc (LHQ) có tuyên bố cứng rắn về Myanmar sau cuộc đảo chính hồi tháng Hai.

Sự việc này xảy ra như thế nào? Đâu là lư do then chốt khiến bốn nước nói trên dường như đi ngược lại với những ǵ mà cộng đồng quốc tế những ngày qua đang lên án mạnh mẽ?

BBC phỏng vấn ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dơi Nhân quyền, khu vực châu Á về vấn đề này.

BBC: Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ là bốn nước không ủng hộ LHQ trong việc lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề quân đội Myanmar bị cáo buộc là đàn áp người biểu t́nh. Theo ông tại sao họ làm như vậy?

Phil Robertson: Cả bốn nước này đều hiện đều là thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ, Cuộc thảo luận vừa qua diễn ra tại Hội đồng Bảo an LQH cuối cùng đưa đến một nghị quyết của chủ tịch hội đồng về việc liệu lên án Myanmar có đưa lại kết quả là bà Aung Sang Suu Kyi và các lănh đạo khác được thả, chấm dứt bạo lực và vũ lực, hay không. Nghị quyết, do Anh soạn thảo, lẽ ra đă có thể mạnh mẽ hơn nếu Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ không ngăn cản hội đồng đưa ra các lên án quyết liệt hơn.

Về mặt căn bản, bốn nước này phản đối việc đưa vào nghị quyết cụm từ 'cuộc đảo chính quân sự', và ngăn cản LHQ đưa ra tuyên bố về bất kỳ khả năng hợp tác nào để tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế lên Myanmar.

Trung Quốc, tất nhiên, từng là một trong những quốc gia bảo vệ Myanmar trong nhiều năm qua. Họ có mối quan hệ mật thiết với Myanmar, cả về quân sự và kinh tế. Đó là một trong những lư do khiến họ không ủng hộ các điều trên.

Nga, là một nhà cung cấp vũ khí lớn cho Myanmar. Thống tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh quân đội Myanmar đă thăm Nga hơn 6 lần trong ṿng 2 năm qua và đă gửi nhiều binh lính sang Nga để đào tạo. Do đó họ có quan hệ quân sự chặt chẽ với nhau.
Ấn Độ có biên giới với Myamnar và họ không muốn nghị quyết của LQH gây sức ép lên hai nước.

Nhưng quan trọng hơn, tôi cho rằng, vào năm 2011, 52% tiền bán vũ khí của Ấn Độ là đến từ Myanmar. Và cũng vậy, ở đây chúng ta thấy có mối liên hệ về quân sự giữa hai nước là yếu tố để họ đưa ra quan điểm nói trên dưới dạng quan ngại nào về ngoại giao và nhân quyền.

Việt Nam có mối quan hệ rất thân thiết với quân đội Myanmar. Thực tế đă có một liên doanh được thành lập. Đó là mạng điện thoại di động Mytel giữa công ty quân đội Myanmar và Viettel thuộc sở hữu của Bộ Quốc pḥng Việt Nam.

Việt Nam cũng là thành viên của ASEAN - một tổ chức rất thận trọng, tin rằng không nước nào nên can thiệp vào vấn đề nội bộ của nước khác. Họ tiếp tụng dùng lập luận này để ngăn chặn mọi h́nh thức can thiệp vào vấn đề nhân quyền trong nội bộ ASEAN và họ cũng dùng tinh thần đoàn kết của các nước độc tài để ngăn Hội đồng bảo an LHQ ra tuyên bố mạnh mẽ hơn với Myanmar.

BBC: Có giả thuyết cho rằng, TQ thực ra ngầm ủng hộ cuộc đảo chính ở Myanmar và giúp đỡ Myanmar về mặt tài chính, khiến nước này ít bị ảnh hưởng từ các trừng phạt kinh tế. Ông có chia sẻ quan điểm này không?

Phil Robertson: Chưa rơ việc Trung Quốc tham gia vào những việc này như thế nào. Có những phân tích cho thấy Trung Quốc không thực sự hài ḷng về những ǵ đang xảy ra, bởi v́ họ có mối quan hệ thân thiết với lănh đạo phe đối lập - bà Aung San Su Kyi.

Trên thực tế Trung Quốc luôn quan tâm đến việc bảo vệ các lợi ích kinh tế và bảo vệ các dự án đầu tư của ḿnh liên quan đến dự án Vành đai Con đường tại 'hành lang Myanmar-Trung Quốc' kéo dài từ tỉnh Hải Nam tới Ấn Độ Dương. Hành lang này là nơi chuyển trở không chỉ hàng hóa mà c̣n khí ga tự nhiên cho Hải Nam - đây là bước quan trọng cho vấn đề an ninh của Hải Nam - nơi có vị trí quan trọng chiến lược của Trung Quốc.

Do đó có một số lo ngại ở Trung Quốc rằng t́nh h́nh tương đối ổn định trước đây dưới chính quyền được bầu của bà Aung San Su Kyi sẽ bị thay thế bởi một chính quyền mới bất ổn, do tiếng xấu từ lâu nay về quân đội Mynamar.

Nhưng Mymanar cũng nhận thấy có những tiếng nói bảo về ḿnh trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Điều quan trọng là Trung Quốc muốn có một sự đảm bảo rằng quân đội Myanmar không chống lại họ và chống lại các dự án kinh tế của ḿnh. Đó là vấn đề chính trị thực sự của Trung Quốc.

Chúng tôi không nghĩ rằng Trung Quốc 'ủng hộ cuộc đảo chính', nói như vậy là nói quá. Nhưng rơ ràng là có sự nghi ngờ như vậy trong xă hội Mymanar là v́ Trung Quốc luôn có tai tiếng về các vấn đề ở Myanma.

Nhiều người dân Myanmar tin rằng quân đội Myanmar và quân đội Trung Quốc hoạt động chặt chẽ với nhau. Chúng ta không có bằng chứng về điều này. Nhưng chúng tôi tin rằng bất cứ khi nào Trung Quốc có hành động vảo vệ các hành vi của quân đội Myamar trước Liên Hiệp Quốc th́ điều này sẽ phá hoại sâu sắc hơn danh tiếng của nước này trên trường quốc tế.

Điều ǵ đang xảy ra ở Myanmar?

Hơn 700 người đă bị lực lượng an ninh giết chết kể từ khi quân đội Myanmar nắm chính quyền trong cuộc đảo chính ngày 1/2, theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (Miến Điện).

Một số người thiệt mạng từng tham gia các cuộc biểu t́nh chống đảo chính, trong khi những người khác - gồm cả trẻ em - chỉ đơn giản đang ở trong nhà khi các em bị giết.

27/3 được coi là một trong những ngày đẫm máu nhất kể từ khi cuộc đảo chính bắt đầu - ít nhất 114 người, trong đó có 11 trẻ em, đă thiệt mạng.

Sơ lược về Myanmar

Myanmar là quốc gia có 54 triệu dân ở khu vực Đông Nam Á, có chung biên giới với Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc. Thái Lan và Lào.

Nước này được cai trị bởi một chính phủ quân sự áp bức từ năm 1962 đến năm 2011, dẫn đến sự lên án và trừng phạt của quốc tế một cách thẳng thừng hoặc gián tiếp.

Aung San Suu Kyi đă dành nhiều năm vận động cho việc cải cách dân chủ. Quá tŕnh tự do hóa dần dần bắt đầu vào năm 2010, dù rằng quân đội vẫn giữ được ảnh hưởng đáng kể.

Chính phủ do bà Suu Kyi lănh đạo đă lên nắm quyền sau cuộc bầu cử tự do vào năm 2015. Nhưng một cuộc đàn áp quân sự thiệt hại về nhân mạng hai năm sau đó đối với người Hồi giáo Rohingya đă khiến hàng trăm ngh́n người chạy trốn sang Bangladesh và nổ ra sự rạn nứt giữa bà Suu Kyi và cộng đồng quốc tế.

Bà vẫn được yêu mến ở quê nhà và đảng của bà đă giành chiến thắng áp đảo một lần nữa trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020. Nhưng quân đội hiện đă can dự để nắm quyền kiểm soát một lần nữa.

vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 04-15-2021
Reputation: 67078


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 137,813
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	0
Size:	74.4 KB
ID:	1774513   Click image for larger version

Name:	2.jpg
Views:	0
Size:	51.3 KB
ID:	1774514   Click image for larger version

Name:	4.png
Views:	0
Size:	580.4 KB
ID:	1774515  
vuitoichat_is_offline
Thanks: 11
Thanked 12,647 Times in 10,068 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 157 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 12:46.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08951 seconds with 15 queries