Go Back   VietBF > Funny Boxes > Bad News | Tin Xấu

 
 
Thread Tools
Old 02-19-2018   #1
therealrtz
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Join Date: Nov 2014
Posts: 77,650
Thanks: 22
Thanked 6,209 Times in 5,522 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 25 Post(s)
Rep Power: 88
therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7
therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7
Default Năm 2018 vẫn là năm xa vời đối với Brexit

Năm 2017 là thời điểm mà Brexit gặp vô số khó khăn để Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Liệu năm 2018 có khả thi hơn đối với tiến tŕnh Brexit?

* Kịch bản xấu nhất của Brexit

Kịch bản xấu nhất là khi Anh rời EU mà không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào, hoặc với một thỏa thuận thay đổi đáng kể những ǵ đang diễn ra.

Đức, nền kinh tế hàng đầu châu Âu, trong suốt nhiều thập kỷ qua đă duy tŕ mối quan hệ vô cùng chặt chẽ với nền kinh tế lớn thứ hai châu lục là Anh. Việc mối quan hệ này chấm dứt là điều không thể tưởng tượng được. Tuy nhiên, điều ai cũng biết là sẽ có những thách thức chờ đón giới doanh nghiệp Đức, các nhà kinh tế, các liên đoàn thương mại và các đại diện ngành công nghiệp ở phía trước.



Hầu hết các phân tích về tác động của một Brexit “cứng” đối với Đức đều chỉ ra rằng ngành sản xuất ôtô - một mặt hàng thế mạnh của Đức, chiếm tới 11% ngành xuất khẩu trong năm 2016 với tổng giá trị lên tới 126 tỷ euro (tương đương 150 tỷ USD) - sẽ chịu thiệt hại đầu tiên. 15% số ôtô mà Đức xuất khẩu là tới Anh. Điều này khiến lĩnh vực xuất khẩu ôtô đóng vai tṛ cực kỳ quan trọng trong quan hệ thương mại hai chiều này.

Ngành công nghiệp ôtô trong EU phụ thuộc nhiều vào ḍng chảy hàng hóa tự do. Giới chuyên môn đặc biệt nhấn mạnh tới những vấn đề có thể nảy sinh tại cửa khẩu Dover-Calais (tuyến đường giữa Anh và Pháp) trong trường hợp Anh rời EU mà không đạt thỏa thuận thương mại toàn diện, và một trong số đó là khả năng nếu mỗi xe tải vận chuyển hàng hóa qua đây mất trung b́nh 3 phút cho các thủ tục hải quan ở mỗi bên Kênh đào Anh, hàng dài các xe xếp hàng chờ đợi và tắc nghẽn sẽ kéo tới tận 17km. Đối với các doanh nghiệp sản xuất tại Đức, các quy định, tiêu chuẩn về chất lượng và kho vận là những vấn đề đáng lo ngại nhất.

Ông Christoph M. Schmidt - Chủ tịch Hội đồng Chuyên gia Kinh tế Đức (RWI), hội đồng đặc biệt chuyên cố vấn chính phủ liên bang về các chính sách kinh tế - cho rằng: “Chính bản thân Anh sẽ chịu những tác động tiêu cực nhất, song những ǵ Đức phải gánh cũng không hề nhỏ”. Ông đặc biệt lo ngại về những ảnh hưởng trong dài hạn, nhất là bởi một “Brexit cứng” có thể sẽ càng gây chia rẽ trong tầng lớp lao động. Tư cách thành viên EU đă giúp các nước châu Âu cùng đón nhận và chia sẻ những lợi ích đáng kể từ ḍng chảy lao động tự do và đa dạng.

* Điều ǵ sẽ diễn ra hậu Brexit?

Một vấn đề đang làm nóng tiến tŕnh đàm phán Brexit là quan hệ của Anh với phần c̣n lại của thế giới thời hậu Brexit. Cho dù Thủ tướng Anh Theresa May có đạt được một thỏa thuận để duy tŕ phần lớn nguyên trạng sau khi Anh rời khỏi EU năm 2019, nhưng việc “tái tạo” một loạt các hiệp định định h́nh quan hệ của Anh với hàng chục nước khác vẫn là điều khó khăn.

Thỏa thuận chuyến tiếp mà Anh đang t́m cách đàm phán vào đầu năm 2018 sẽ chỉ bao gồm các quan hệ của Anh với khối EU chứ không gồm các hiệp định mà EU kư kết với phần c̣n lại của thế giới. Kết quả là khi Anh chính thức rời khỏi EU vào tháng 3/2019, nước này có nguy cơ mất đi hàng trăm hiệp định có lợi cho lợi ích của Anh, bao gồm mọi lĩnh vực từ hợp tác hạt nhân và thương mại tự do tới quyền hàng không. Cách các hiệp định này - bao gồm 168 quốc gia không thuộc EU - được kéo dài, thiết lập lại hay thay thế hậu Brexit sẽ là cuộc “vật lộn lớn” ở EU trong các tháng tới.

Khi Anh gia nhập EU, nước này đă từ bỏ các quyền tự quyết để tham gia các thỏa thuận quốc tế, cụ thể nhất là trong lĩnh vực thương mại, nơi EU điều hành chính sách thương mại chung. Là một khối thị trường chung, EU đă kư kết hơn 50 hiệp định thương mại tự do. Mặc dù có nhiều hiệp định nếu không c̣n hiệu lực sẽ không gây nhiều sự chú ư, nhưng có một số hiệp định sẽ rất quan trọng đối với các lĩnh vực đặc biệt trong nền kinh tế, và một số mang tính sống c̣n cho các lợi ích cốt lơi của quốc gia. Theo tờ Financial Times, khoảng 750 hiệp định liên quan trực tiếp tới Anh và khoảng 200-400 hiệp định sẽ có tác động thực sự nếu Anh không thể thay thế chúng hậu Brexit.

Bối cảnh pháp lư hiện rất phức tạp và việc kéo dài như vậy không hoàn toàn nằm trong thẩm quyền của EU hay Anh. Một số hiệp định (bao gồm trong lĩnh vực hàng không) được vạch ra một cách đủ bao quát để áp dụng trong thời gian chuyển tiếp; nhưng một số khác bao gồm các điều khoản địa lư rơ ràng, điều đồng nghĩa rằng Anh sẽ nằm ngoài phạm vi áp dụng. Trên thực tế, các nhà đàm phán Brexit dự đoán rằng Anh sẽ bị loại khỏi các thỏa thuận đó trừ phi các nước thứ ba - gồm hơn 100 nước - đồng ư và thông qua các thay đổi cần thiết trong các quy định trong nước. Điều đó đồng nghĩa rằng các quan chức Anh có khoảng 14 tháng để thay thế các hiệp định đó trước ngày ra đi nếu họ muốn duy tŕ các điều khoản hiện nay được áp dụng cho các công ty Anh trên toàn thế giới. Mặc dù EU có thể giúp đỡ hay gây trở ngại cho các cuộc đàm phán của Anh với các nước thứ ba, nhưng hiện không có các thỏa thuận pháp lư nào giữa Anh và EU để rút ngắn các thủ tục ngoại giao. Trong giai đoạn chuyển tiếp, Anh có thể sẽ phải duy tŕ các quy định của EU khi đàm phán về các thỏa thuận thương mại với các nước thứ ba.

* Brexit khó có thể đảo ngược?

Có nhiều ư kiến băn khoăn rằng liệu trong năm 2018, Anh có thay đổi ư định rời EU hay không? Một luồng ư kiến khẳng định việc ngừng tiến tŕnh Brexit là không thể trong khi một luồng ư kiến khác nhận định trong thời kỳ cách mạng, những sự kiện có thể biến từ không thể thành điều chắc chắn sẽ xảy ra và Brexit là một sự kiện như vậy.

Theo các nhà phân tích, để ngăn chặn Brexit trong năm nay, cần phải có 4 sự thay đổi tương đối trong cách hành động. Ư kiến công chúng phải thay đổi để chống lại quyết định Brexit. Các chính trị gia từng “ghét” Brexit phải công khai lên tiếng. Sự phản đối với lập luận chặt chẽ trước các chính sách của chính phủ phải được công nhận như một dấu hiệu của nền dân chủ. Và cảm nhận Brexit là điều không thể tránh khỏi phải được xua tan. Những yêu cầu này phụ thuộc lẫn nhau. Các chính trị gia sẽ chỉ lên tiếng nếu họ cảm thấy ư kiến công chúng thay đổi; nhưng công chúng sẽ chỉ đổi ư khi có sự lănh đạo chính trị đáng tin cậy. Dư luận lo ngại các chính khách sẽ im lặng nếu tất cả các ư kiến đối lập được quy là phản dân chủ.

Quan niệm cho rằng Brexit là không thể tránh khỏi có thể biến mất bởi những thay đổi gần đây trong đời sống chính trị nội bộ của cả chính phủ của đảng Bảo thủ lẫn Công đảng đối lập. Công đảng đă bắt đầu nhận ra rằng chỉ có thể trở lại nắm quyền bằng cách phản đối Brexit. Những phân tích chi tiết về các kết quả cuộc bầu cử năm 2017 cho thấy những chiến thắng của Công đảng phần lớn là nhờ vào các cử tri trẻ, những người hy vọng vào sự trật bánh của con tàu Brexit. Nếu không có những cử tri chống Brexit này, Thủ tướng Theresa May có thể đă giành chiến thắng áp đảo như nhiều người dự báo.

Vào tháng 12/2017, bà May đă thất bại trong trận chiến Brexit quan trọng đầu tiên của ḿnh, khi các nghị sĩ Công đảng liên minh với 12 thành viên trong đảng Bảo thủ thông qua một điều khoản sửa đổi yêu cầu có một Đạo luật riêng của Quốc hội để thông qua bất cứ thỏa thuận nào được đàm phán với EU. Điều này có nghĩa là bất cứ kế hoạch Brexit nào gây ra sự phản đối mạnh mẽ, hoặc từ những người theo chủ nghĩa dân tộc cứng rắn hoặc từ những nghị sĩ đảng Bảo thủ có tư tưởng thân châu Âu, cũng có thể được sử dụng để kích hoạt một cuộc trưng cầu ư dân mới. Ông David Davis, trưởng đoàn đàm phán Brexit của Anh, từng nói rằng "nếu một nền dân chủ không thể thay đổi ư kiến th́ nó không c̣n là một nền dân chủ nữa”. Nước Anh vẫn là một nền dân chủ, và nó vẫn có thể thay đổi ư kiến về Brexit, giới quan sát nhận định.

Therealrtz © VietBF
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	8.jpg
Views:	0
Size:	30.3 KB
ID:	1177913  
therealrtz_is_offline  
 
User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.