Ngày đầu tiên đi học - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Ngày đầu tiên đi học
Ngày đầu như thế đó, cô giáo như mẹ hiền, em bây giờ cứ ngỡ, cô giáo là cô tiên… ” - Tiếng hát của những cô bé trong chương tŕnh thiếu nhi đang hát về người thày đầu tiên nhân kỷ niệm Ngày Nhà Giáo Việt Nam làm tôi bỗng nhớ đến ngày đầu tiên đi học của ḿnh, chỉ có điều khác một chút là không phải ngày đầu tiên vào mẫu giáo như cô bé trong bài hát mà là ngày đầu tiên buớc vào trường Cao Đẳng, ngày đầu tiên bắt đầu cuộc sống xa nhà, xa thành phố biển thân yêu của ḿnh.

Ông bà nội tôi là cán bộ tập kết ra Bắc mang theo bố tôi c̣n bé tí nên dù là dân Nẫu, cha tôi không hề nói tiếng B́nh Định mà lại nói giọng Bắc với âm sắc ngọt ngào của Hà Nội. Và dĩ nhiên, sau 1975, ông bà nội tôi trở về sinh sống tại quê hương B́nh Đinh của ḿnh. Mẹ tôi, cô gái xứ vơ chân chất thật thà bỗng lọt vào mắt ông bà nội và trở thành dâu con của ông bà, đứa cháu nội là tôi chẳng hiểu sao lại không nói “giọng Nẫu đặc sệt” như mẹ mà lai là giọng nói ngọt ngào của cha ḿnh dù trong khai sinh tôi là dân xứ Nẫu… Điều ngày kể ra nghe chừng như không dính dáng đến chuyện học nhưng các bạn cứ nghe rồi sẽ biết nha
Ông bà nội tôi là bộ đội, cha tôi là cán bộ đầu ngành nên dĩ nhiên tôi ưu tiên nhiều trong việc thi vào đại học, thế nhưng không hiểu sao mẹ tôi lại chỉ chọn cho tôi vào học trung cấp quân y chứ không cho thi vào đại học y dược, có lẽ mẹ tôi sợ tôi không thi đậu nổi vào đại học y, v́ anh Trung con chú Tâm ở gần nhà tôi, là học sinh giỏi cấp tỉnh mà thi không đậu, tôi làm sao thi đậu nổi chứ, nhưng măi sau này tôi mới biết anh Trung không đậu vào đại học không phải v́ anh học không giỏi mà v́ cái ǵ đó có liên quan đến lư lịch mấy đời của bố mẹ, gia đ́nh anh. (Ba anh là sĩ quan của chế độ Việt Nam Cộng Ḥa, đang c̣n ở trong trại cải tạo lúc anh đi thi đại học).
Ông bà nội tôi th́ rất đồng ư với lựa chọn này của mẹ tôi v́ ông bà cho là vào học trong một trường quân đội, cho dù là học hệ dân sự chăng nữa th́ chắc kỷ luật cũng tốt hơn, vả lại nghe chừng như học phí ở trường này thấp hơn ở những trường khác. Đó là lư do tôi có mặt ở ngôi trường này.
Tôi gặp cô lần đầu tiên khi đă nhập học được hai tháng, có nghĩa cũng đủ thời gian cho tôi lờ mờ nhận thấy những điều tôi không mong đợi đang diễn ra nơi ngôi trường tôi theo học, dĩ nhiên không phải tất cả các thày cô đều như thế, nhưng cái điều không nên có trong mội trường sư phạm dù chỉ 10% cũng là quá nhiều huống hồ chi tỷ lệ không mong muốn đó lại năm mươi / năm mươi như trong một chọn lựa của tṛ chơi truyền h́nh.
Tôi được nghe một số anh chị các khóa trước có học với cô nói về cô với vẻ thương yêu và ngưỡng mộ khiến tôi cũng ráng cầu xin sao cho ḿnh được vào lớp của cô (v́ bộ môn tiếng Anh chuyên ngành của trường tôi có tới 7 giáo viên giảng dạy nên không thể chắc chắn là ḿnh may mắn ở vào lớp có cô dạy, lại nghe nói cô lớn tuổi nên cô không dạy nhiều lớp như các thày cô khác, và v́ cô không cong lưng nên cũng khó lọt qua nhiều cánh cửa để được phân cho nhiều lớp, chỉ có điều nghe đâu cô dạy giỏi nên c̣n trụ được ở khoa).
Hôm đầu tiên có giờ tiếng Anh, tôi đi học thật sớm, vào lớp ngồi mà cứ lóng ngóng nh́n ra cửa xem thử thày ḿnh là ai. C̣n đúng năm phút là chuông reo vào lớp th́ cô xuất hiện, nghe nói cô lớn tuổi nên khi thấy một người phụ nữ đội chiếc mũ rộng vành như mũ Mexico, kính đen và bộ váy màu nâu đậm bước vào lớp tôi cứ nghĩ chắc không phải là cô (v́ trong trí tưởng tượng của tôi cô phải là một cô giáo với tà áo dài tha thướt, chứ không phải “tây” như thế, cho dù là dạy bộ môn ngoại ngữ chăng nữa), sau khi nghe cô giới thiệu danh tánh và cách nói chuyện của cô tôi có hơi thất vọng v́ h́nh như cô không hiền và dễ thương như tôi nghĩ, lúc tan học tôi đem điều này nói với các chị cùng pḥng ở Kư Túc Xá th́ các chị cười nói: “Cô vậy đó, hồi đầu tụi chị cũng sợ chết khiếp, nhưng chỉ vài hôm là thấy khác ngay, cô là người duy nhất không có hành vi tiêu cực đối với việc thi cử của học tṛ, cô rất nghiêm, nhưng cô không phải là “dũng sĩ diệt sinh viên” đâu mà lo, em cứ học hành đàng hoàng; nhưng chớ dại dột mà quay cóp trong giờ kiểm tra của cộ, cỡ nào cô cũng bắt được và cô đuổi thẳng tay ra khỏi lớp và bài đó đương nhiên cô không chấm”.
Quả thật như lời các chị nói, chỉ ngay trong buổi học thứ hai là cả lớp tôi đă thấy cô như một người mẹ bao dung, một người bạn thân thiết, và là một người thày đáng kính. Bây giờ tôi đă tốt nghiệp, đă học liên thông, lên đại học và đă có một chỗ làm ổn định, nhưng tôi vẫn không bao giờ quên được cô, quên được những bài học mang đầy tính nhân văn của cô…
Cô đă không chỉ dạy những kiến thức phong phú liên quan đến y học, cô c̣n cung cấp những thông tin cập nhật liên quan đến y dược học mới nhất mà cô đă đọc được trong các tạp chí liên quan đến ngành học của chúng tôi. Cô chia sẻ những băn khoăn thao thức của cô về hiện trạng dạy và học hiện nay của ngành giáo dục Việt Nam. Chia sẻ những câu chuyện rất đời thường thật đau ḷng và cảm động, những câu chuyện của cô khiến ḷng chúng tôi chùng xuống trong cảm thương với những t́nh cảm rất người giữa cơi đời ô trọc này.
Thỉnh thoảng cô lại hỏi chuyện lịch sử VN, khi thấy cả lớp chúng tôi như một bọn ngố trước lịch sử của đất nước ḿnh, cô rất buồn và cô gần như giảng cho chúng tôi nghe về những thời kỳ hào hùng của dân tộc qua các thời đại Đinh, Lê, Lư Trần, và nhất là cô rất tự hào về người anh hùng Áo Vải Cờ Đào Quang Trung của đất vơ Tây Sơn , người đă đánh tan hai vạn quân Tàu Phù (nhà Thanh). Nhờ cô mà chúng tôi biết yêu hơn tổ quốc ḿnh, cô lên án gắt gao những tiêu cực trong ngành sư phạm, có nhiều lúc cô tâm sự mà chúng tôi nghe muốn khóc, khi cô nói: “Làm Bác Sĩ dở, giết chết một bệnh nhân, làm Tướng dở giết chết một sư đoàn, nhưng làm Thày dở, làm thày thiếu tư cách và phẩm chất sẽ giết chết không biết bao nhiêu là thế hệ”.
Giáo dục là làm gương; Người thày là tấm gương soi rọi của học tṛ, gương ố mờ th́ c̣n soi rọi cho ai được nữa…
Cô là người đạo Công Giáo, thế nên cách thức của cô không giống những người thày cô dạy cùng trường, cô không giảng đạo, nhưng cô chỉ nói gọn một câu: “Tôi là người Công Giáo, khi tôi vào dạy trường này, lư lịch nộp cho nhà trường người ta dặn tôi không được khai ḿnh là Công Giáo, không cho tôi viết vào chỗ tôn giáo chữ ǵ, cứ để trống, ai muôn hiểu sao th́ hiểu, tôi không để chữ Công Giáo theo đúng yêu cầu nhưng tôi để Đạo Thiên Chúa. V́ tôi không thể chối Chúa của tôi. Tôi không thể v́ miếng cơm manh áo mà nói láo được”.
Đạo của tôi là Đạo T́nh Yêu. Thiên Chúa của tôi là Thiên Chúa của T́nh Yêu, tôi sống bằng t́nh yêu thương với tất cả mọi người, kể cả kẻ thù. Ngày xưa khi Chúa chết trên thập giá Chúa cầu xin với Chúa Cha là: “Xin Cha tha cho chúng v́ chúng không biết việc chúng làm”, nhưng tôi th́ sẽ cầu nguyện với Chúa Cứu Thế của tôi là: “Lạy Chúa, xin hăy tha cho chúng mặc dù chúng biết việc chúng làm”. Và quả thật, tôi thấy lắm khi cô cũng có vẻ buồn khi nhắc đến những chuyện tiêu cực trong ngành giáo dục, những tiến sĩ giấy, những kỹ sư giả, những bác sĩ dỏm, những bằng cấp chỉ có được bằng mua bán, nhưng lúc nào cô cũng kết luận bằng một câu: “Họ không được giáo dục nhân bản, họ không được học thương yêu, họ sống như thế ta nên tội nghiệp và tha thứ cho họ, cầu nguyện cho họ”.
Chúng tôi nói với cô như thế khó lắm, nhưng cô thường hay cười và nói đùa: “Không có việc chi khó, chỉ sợ ḿnh không tiền” - xí quên – “Chỉ sợ ḿnh không đủ kiên nhẫn mà thôi, cái ǵ cũng phải tập chứ, cứ tập tha thứ và yêu thương. Cuộc đời như chiếc gương soi, ta cười, nó cười, ta khóc nó khóc, ta tha thứ bao dung th́ nó cũng bao dung với ta, bởi nhân vô thập ṭan mà”.
Cũng nhờ cô nhắc nhở mà chung tôi biết yêu thương cha mẹ ḿnh nhiều hơn. Những dịp 8/3 hay Mother’s Day, Father’s Day cô luôn đọc cho chúng tôi những câu thơ như
Cái áo vá vai cái quần vá đáy
Mẹ với cha oằn lưng cày cấy
Giọt mồ hôi giọt nước mắt cân bằng
Thỉnh thỏang cô cũng hay nhắc: “Mấy nhỏ COCC coi chừng tui đó nha, học hành cho đàng ḥang chứ đừng có kiểu cậy thần ỷ thế, đừng có chuyện xin điểm với tui à nha”. Chúng tôi biết thừa COCC là ǵ nhưng cũng cứ giả bộ hỏi: “COCC là ǵ cô?”.
- Là Con Ông Cháu Cha, là Con Cháu Các Cụ Cả, Cần Chiếu Cố Có Chi Các Cụ Chịu. Các cụ cứ chịu chứ cô th́ không chịu nên đừng có lơ mơ mà xin điểm cô đó nha.
Đặc biệt cô hay hỏi chúng tôi ở tỉnh nào vào đây học, quê ở đâu, nhất là khi có đứa nào là dân Qui Nhơn, B́nh Định, cô hay nói đùa “Trời quơi… xứ Nẫu ḿnh đây há!”. Chúng tôi cứ tưởng cô là người B́nh Định, ngay cả trưởng khoa lâm sàng trường tôi cũng nhận đồng hương với cô, có khi cô nói giọng Bắc, giọng Huế nhưng thường th́ giọng Nam Kỳ, hỏi ra mới biết cô có thời con gái ở Qui Nhơn, nhưng cô gốc Bắc Kỳ, tuy nhiên cô vẫn thường nói: “Xứ Nẫu ḿnh”.
Cô là người thày mà tôi thấy thật t́nh yêu thương kể từ ngày bước vào đại học, nhờ cô mà chúng tôi thấy tin tưởng vào cuộc đời hơn, bởi sau khi phân tích và chỉ trích những sai trái của xă hội, cô lại luôn chỉ cho chúng tôi thấy những con người tốt, biết hy sinh cho cuộc đời, những người chuyên tâm làm việc thiện không hề tư lợi, những gương sáng trong cuộc đời và cô luôn kết luận: “Đời vẫn c̣n nhiều người tốt các bạn ạ! Hăy sống chân thành và hết ḿnh với cuộc đời, đừng bào giờ để cái xấu đồng hóa ḿnh với nó. Cô sợ nhất là khi con người chúng ta mất cảm thức về tội, cái ǵ cũng cho là điều đương nhiên, thế mới là xă hội, thế mới là cuộc đời”.
Hàng năm, cứ đến ngày 20/11 tôi lại nhớ cô vô cùng, tôi muốn nghe vô cùng giọng nói của cô, ngay cả khi cô gay gắt mắng chúng tôi, v́ có bạn đă dại dột gửi tấm thiệp chúc mừng cô trong đó có tiền, mà lại gửi ở văn pḥng khoa cho tổ trưởng bộ môn trao lại. Cô không nói ǵ, cầm tiền vào lớp và nói “Giá trị của nguời thày chỉ đáng giá bấy nhiêu sao các bạn? Các bạn trả giá cô rẻ quá thế, lên nhận lại tiền đóng góp vào trợ giúp băo lụt”.
Cô là thế đó, người thày yêu thương của tôi là thế đó, nghe nói năm nay cô yếu và bịnh nhiều, tôi thấy buồn và thương cô quá. Cô sống có một ḿnh trong căn nhà mênh mông của bố mẹ.
Chắc phải thu xếp về thăm cô thôi, có nhiều chuyện buồn trong cuộc sống quá, chắc phải về bên cô để nghe cô an ủi, để được ôm cô nhơng nhẽo mới được: “Cô ơi… Con nhớ cô!”.


Phạm Thiên Thu ______

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 06-15-2021
Reputation: 200920


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,156
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	u.jpg
Views:	0
Size:	64.2 KB
ID:	1811009  
florida80_is_offline
Thanks: 7,284
Thanked 45,861 Times in 12,760 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139 florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 06:14.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08440 seconds with 15 queries