Không chỉ Pháp mà chính người Úc cũng phản đối thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Không chỉ Pháp mà chính người Úc cũng phản đối thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân
Lư do thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân khiến chính người dân Australia nổi giận, Như vậy là thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân của Australia với Anh và Mỹ không chỉ khiến Pháp giận dữ mà c̣n bị nhiều người dân Australia phản đối.

Việc Mỹ, Anh nhất trí chia sẻ công nghệ và hỗ trợ đào tạo kỹ thuật giúp Australia khởi động chương tŕnh đóng tàu ngầm hạt nhân như một phần của hiệp định quốc pḥng mới được công bố giữa 3 nước, đă khiến Pháp – quốc gia đánh mất thỏa thuận lâu dài về cung cấp tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel cho Australia, nổi cơn thịnh nộ.


Tổng thống Pháp Macron thăm Australia năm 2018. (Ảnh: Le Monde).
Nhưng không chỉ người Pháp giận dữ, các nhóm phản đối hạt nhân ở Australia và nhiều người dân đă lên tiếng phản đối, cho rằng thỏa thuận có thể là bước khởi đầu cho việc phát triển ngành công nghiệp điện hạt nhân mà nước này không theo đuổi trong nhiều thập kỷ qua.

Sáu quốc gia gồm Anh, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Pháp - đă có tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong hạm đội của họ. Nhiều nền kinh tế phát triển lớn, trong đó có Mỹ và Anh đă sử dụng năng lượng hạt nhân cho nhiều mục đích khác nhau. Tại Pháp, 70% sản lượng điện đến từ các nhà máy hạt nhân. Vậy tại sao nhiều người Australia lại cảm thấy lo ngại về thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân của chính phủ?

Năng lượng hạt nhân được tạo ra như thế nào?

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), năng lượng hạt nhân là nguồn đóng góp lớn thứ hai trên thế giới về điện carbon thấp sau thủy điện. Nó chiếm khoảng 10% sản lượng điện trên thế giới, được tạo ra bởi hơn 440 ḷ phản ứng.

Năng lượng được giải phóng ra từ một quá tŕnh gọi là phân hạch hạt nhân, trong đó, các nguyên tử uranium được phân tách trong ḷ phản ứng, làm nóng nước để tạo ra hơi nước. Hơi nước được sử dụng để làm quay các tuabin, từ đó sản sinh ra điện. Uranium là một kim loại nặng được t́m thấy trong đá và đáy biển, và là một nguyên tố mạnh.

Theo công ty GE Hitachi Nuclear Energy của Mỹ, 1 viên uranium được làm giàu có kích thước tương đương với cục tẩy trên đầu của bút chỉ, chứa năng lượng tương đương với 1 tấn than hoặc 3 thùng dầu. Dù quá tŕnh sản xuất điện hạt nhân không phát thải chất khi gây hiệu ứng nhà kính nhưng quá tŕnh khai thác uranium và quá tŕnh làm giàu có thể thải nhiều carbon.


Một công nhân nhà máy điện đeo mặt nạ pḥng độc tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-Ichi (ảnh: SIPA)
Năng lượng hạt nhân có tái tạo được không?

Câu trả lời đơn giản là không. Hơi nước được tạo ra trong các ḷ phản ứng hạt nhân có thể được tái chế và đưa trở lại thành nước để sử dụng lại trong quá tŕnh phân hạch hạt nhân.

Tuy nhiên, các vật liệu được sử dụng để sản xuất điện lại không thể tái tạo. Về mặt kỹ thuật, kim loại là hữu hạn. Nhưng có một lập luận rằng, chúng có thể được sử dụng một cách bền vững. Tài nguyên uranium trên thế giới lớn đến mức các chuyên gia không nghĩ rằng một ngày nào đó nó sẽ cạn kiệt. Điều khiến nhiều người phản đối việc sử dụng điện hạt nhân là sự tàn phán môi trường do quá tŕnh khai thác uranium gây ra.

Tuy vậy, chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới đang dựa vào năng lượng hạt nhân để xây dựng nền kinh tế carbon thấp. Nhiều người cho rằng, năng lượng hạt nhân là một cách sản xuất điện hiệu quả và có thể là một nguồn điện không phát thải.

Ngoài việc phát thải carbon thấp, năng lượng hạt nhân cũng được cho là có hệ số công suất cao nhất so với bất cứ nguồn năng lượng nào, có nghĩa là các nhà máy hạt nhân có thể hoạt động với công suất tối đa trong thời gian dài hơn những nhà máy sản xuất điện khác. Ở Mỹ, các nhà máy hạt nhân hoạt động với công suất 92,5% thời gian. Trong khi các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá chỉ được 40% và chạy bằng sức gió là 35%. So với nhiên liệu hóa thạch, năng lượng hạt nhân có thể ngăn hàng triệu tấn khí thải xâm nhập vào bầu khí quyển mỗi năm.

Một cuộc biểu t́nh phản đối uranium bên ngoài Nhà hát Opera Sydney vào ngày 4/6/1979. Ảnh: Getty Images
Một cuộc biểu t́nh phản đối uranium bên ngoài Nhà hát Opera Sydney vào ngày 4/6/1979. Ảnh: Getty Images
Tại sao nhiều người Australia phản đối?

Không chỉ riêng Australia, một số quốc gia khác đă hạn chế phát triển ngành công nghiệp điện hạt nhân kể từ sau thảm họa Fukushima tại Nhật Bản.

Trận động đất và sóng thần năm 2011 đă phá hủy nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật Bản, khiến các thanh nhiên liệu phóng xạ tan chảy và gây ra một loạt vụ nổ hydro, phát tán bức xạ có hại vào bầu khí quyển. Đây là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất kể từ thảm họa hạt nhân Chernobyl vào năm 1986. Một thập kỷ sau, ngành công nghiệp hạt nhân tại Nhật Bản vẫn chưa hoàn toàn giải quyết được các vấn đề an toàn mà nhà máy Fukushima hứng chịu.

Nhưng phong trào chống hạt nhân của Australia c̣n tiến xa hơn thế, trở thành một phong trào phản đối mạnh mẽ vào những năm 1970. Điều này phần lớn là do lo ngại, việc khai thác uranium – nguyên liệu vốn sẵn có tại Australia với trữ lượng khổng lồ, tác động tiêu cực đến môi trường. Mặt khác, nhiều người cũng lo lắng rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là những khu dân cư gần các nhà máy sản xuất điện hạt nhân. Ngoài ra c̣n có những lo ngại xung quanh việc làm thế nào để lưu trữ và xử lư chất thải hạt nhân một cách an toàn. Các vụ nổ hoặc ṛ rỉ chất thải hạt nhân có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mặc dù những thảm họa như vậy hiện giờ được cho là ít xảy ra hơn so với trước kia.

Năm 1977, Phong trào Chống khai thác uranium ở Australia đă thu thập được 250.000 chữ kư phản đối ngành công nghiệp này mặc dù Australia không sử dụng điện hạt nhân. Ngày nay, Australia vẫn khai thác uranium để xuất khẩu, phục vụ cho nhu cầu điện hạt nhân tại các nước khác trên thế giới.

Tuy vậy, chính phủ Australia đang phải chịu sức ép chính trị ngày càng gia tăng từ các lănh đạo của đảng Tự do cầm quyền về sử dụng năng lượng hạt nhân. Một số người cho rằng, nếu không có năng lượng này việc đạt mục tiêu phát thải khí nhà kính xuống mức 0 vào năm 2030 là điều không thể. Australia không sử dụng điện hạt nhân v́ có nguồn dự trữ than đá và khí đốt dồi dào, nhưng nước này đang chịu áp lực phải cắt giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Phát biểu khi công bố thỏa thuận mới, Thủ tướng Morrison cho biết Australia không t́m cách phát triển "năng lực hạt nhân dân sự”, trong đó có việc xây dựng các nhà máy hạt nhân. Tuy vậy, lănh đạo Đảng Xanh, ông Adam Bandt đă chỉ trích thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân của Australia, cho rằng chính phủ có thể đặt “các nhà máy Chernobyl ở trung tâm các thành phố của Australia” khiến nước này “trở nên mất an toàn”.

Phát biểu trên chương tŕnh Australian Financial Review, Bob Brown - một cựu lănh đạo đảng Xanh, người đă vận động việc chống lại các tàu chiến chạy bằng năng lượng hạt nhân đến Tasmania vào những năm 1980 cho rằng, thỏa thuận sẽ đưa Australia tiến tiến gần hơn đến việc phát triển ngành năng lượng hạt nhân và ông cảnh báo sẽ có phản ứng dữ dội ở trong nước./.

VietBF@ sưu tập

PinaColada
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 09-19-2021
Reputation: 35341


Profile:
Join Date: Oct 2013
Posts: 101,104
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	471.jpg
Views:	0
Size:	504.8 KB
ID:	1873420   Click image for larger version

Name:	472.jpg
Views:	0
Size:	559.0 KB
ID:	1873421  
PinaColada_is_offline
Thanks: 9
Thanked 7,205 Times in 6,383 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 16 Post(s)
Rep Power: 113 PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 03:42.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06551 seconds with 15 queries