Tương lai mờ mịt của Afghanistan một năm sau ngày Taliban nắm quyền - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Tương lai mờ mịt của Afghanistan một năm sau ngày Taliban nắm quyền
Một vài người đă đổ xuống đường phố thủ đô Kabul nổ súng ăn mừng một năm cầm quyền của Taliban, nhưng không khí trên hầu khắp thành phố 4,5 triệu dân lại khá tĩnh lặng.

Mỹ rời đi, chính quyền thân phương Tây ở Afghanistan sụp đổ. Các tay súng Taliban cách đây đúng một năm, ngày 15/8/2021, tiến thẳng vào thủ đô Kabul mà không gặp trở ngại nào, sau đó tiếp quản Phủ Tổng thống và nhanh chóng trở thành lực lượng nắm quyền thực tế. Trong những tuyên bố đầu tiên tháng 8 năm ngoái, Taliban ám chỉ họ đă trưởng thành hơn giai đoạn nắm quyền 1996-2001 khi khẳng định muốn xây dựng một một chính phủ với nhiều thành phần và không trở thành mối đe dọa với phương Tây. Taliban cũng hứa đảm bảo quyền học tập của trẻ em gái và quyền làm việc của phụ nữ.


Một gia đ́nh người Afghanistan bước qua một tay súng Taliban ở Kabul. Ảnh: AP.

Tuy nhiên, thực tế không diễn ra như mong đợi. Qua vài tháng đóng cửa trường học v́ lí do COVID-19, Bộ Giáo dục Afghanistan đầu tháng 3/2022 thông báo các nữ sinh trung học sẽ được phép trở lại trường và được giảng dạy bởi các nữ giáo viên. Nhưng ngay trước thời khắc tựu trường, Taliban đổi ư, không cho phép hàng chục ngàn nữ sinh từ độ tuổi trung học trở lên tới lớp nữa.

Taliban sau đó tiếp tục ban bố sắc lệnh hạn chế quyền của phụ nữ họ đi lại ngoài phạm vi 72km tính từ nhà mà không có mahram, tức người giám hộ nam giới đi cùng. Trước quy định che mặt mới, hầu hết phụ nữ Afghanistan vốn đă mặc hijab, loại khăn che đầu và cổ, hoặc các loại khăn tương tự. Nhưng sắc lệnh mới buộc phụ nữ mặc niqab (trang phục che mặt, hở mắt) hoặc burqa (trang phục che kín toàn thân, phần mắt có lưới) khi ra đường. "Kể từ ngày Taliban đến, cuộc sống mất đi ư nghĩa", Ogai Amail, một cư dân Kabul, nói, France24 dẫn lời.

Theo báo cáo mới nhất của Phái bộ Hỗ trợ của Liên Hợp Quốc tại Afghanistan (UNAMA), các sắc lệnh của Taliban gây ra "những hạn chế nghiêm trọng” đối với quyền con người của phụ nữ và trẻ em gái, "dẫn đến việc họ bị loại khỏi hầu hết khía cạnh của cuộc sống hằng ngày".

Về kinh tế, Taliban muốn chấm dứt sự phụ thuộc của Afghanistan vào viện trợ nước ngoài thông qua tăng cường thu thuế. Taliban cũng t́m cách xóa bớt thủ tục giấy tờ trong xuất khẩu trái cây và than tới các nước láng giềng. Liên Hợp Quốc ước tính kim ngạch xuất khẩu của Afghanistan trong năm 2022 sẽ là 1,8 tỷ USD, tăng khoảng 1,5 lần so với con số 1,2 tỷ USD năm 2019.

Trước khi Taliban giành kiểm soát Afghanistan vào tháng 8/2021, viện trợ quốc tế chiếm 40% GDP và 80% ngân sách Afghanistan. Taliban ước tính những nỗ lực trên giúp họ có tổng cộng 231 tỷ afghani (khoảng 2,5 tỷ USD) ngân sách trong năm 2022. Thế nhưng khoản tiền này sẽ giúp họ chi trả lương viên chức, chứ không c̣n lại đáng kể để tái đầu tư phát triển.

Bên cạnh đó, t́nh trạng hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh kéo dài 2 năm qua khiến sản lượng lương thực và cả nền kinh tế của Afghanistan khủng hoảng nghiêm trọng. Theo nghiên cứu của Tổ chức Cứu trợ trẻ em (Save the Children), khoảng 9,2 triệu trẻ em Afghanistan có thể phải đối mặt với t́nh trạng mất an ninh lương thực khẩn cấp hoặc trong nửa sau năm 2022. Tháng 6 và tháng 7/2022, quốc gia Nam Á tiếp tục hứng chịu loạt vụ động đất kinh hoàng không chỉ làm hơn 1.000 người chết mà c̣n tiếp tục kéo lùi điều kiện sống tại nhiều khu vực.

Thảm cảnh là vậy, nhưng chính quyền Taliban lại không thể sử dụng các khoản tiền của Ngân hàng Trung ương Afghansitan gửi ở nước ngoài. Thời điểm Taliban lên nắm quyền cũng là lúc Mỹ đóng băng khối tài sản 9,5 tỷ USD thuộc về Ngân hàng Trung ương Afghanistan và dừng viện trợ tiền mặt cho Kabul.

Taliban không hiện thực hóa các cam kết, đồng nghĩa với việc họ rất khó t́m kiếm sự công nhận của cộng đồng quốc tế. Khi chiếm Kabul lần đầu năm 1996, có 3 quốc gia là Pakistan, Arab Saudi và Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) công nhận chính quyền Taliban. Lần này, chưa có quốc gia nào sẵn sàng làm vậy. Tài sản bị phong tỏa, chính quyền thực tế không được công nhận, Afghanistan không có động lực vực dậy nền kinh tế trong ngắn hạn.

Bên cạnh đó, cần nhắc lại rằng, Taliban đă thắng chính quyền thân phương Tây nhờ kỷ luật nội bộ, sức mạnh quân sự và sự sợ hăi của các đối tượng tiềm năng. Thế nhưng chiếm quyền kiểm soát đất nước là một câu chuyện, quản lư của đất nước ra sao lại là một câu chuyện đầy thách thức khác.

Dù xung đột giữa các nhóm vũ trang ở Afghanistan thuyên giảm, nhưng quốc gia Nam Á lại đang đối mặt với việc nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thường xuyên tiến hành các cuộc tấn công nhắm vào tín đồ Hồi giáo Shiite, hiện chiếm khoảng 10 đến 20% trong tổng dân số 38 triệu dân ở Afghanistan.

Trong nỗ lực trấn an các nước láng giềng trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố, Ngoại trưởng chính quyền Taliban Amir Khan Muttaqi hôm 26/7 khẳng định, Kabul sẽ không để bất cứ "cá nhân hay tổ chức nào, bao gồm al-Qaeda, dấy lên mối đe dọa an ninh tại các nước khác từ lănh thổ Afghanistan".

Thế nhưng chỉ sau vài ngày, quyết tâm của Taliban trước al-Qaeda bị đặt dấu hỏi, sau khi Mỹ hôm 30/7 tiêu diệt thành công thủ lĩnh hàng đầu của al-Qaeda Ayman al-Zawahihi tại nhà riêng của hắn giữa Kabul. Sau vụ tập kích của Mỹ, Taliban đă lên tiếng phản đối. Sự kiện này cho thấy các mối liên hệ giữa Taliban và cộng đồng quốc tế, ít nhất là khối phương Tây do Mỹ dẫn đầu, rất xa cách. Nếu không có sự hợp tác của Afghanistan - từng là nơi ẩn náu của các phần tử khủng bố khét tiếng, cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu sẽ gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, Taliban được cho là c̣n đương đầu với các khúc mắc nội bộ, với một bên là lực lượng Taliban đến từ Kandahar và các tỉnh phía Nam, thân cận với ông Mullah Abdul Ghani Baradar, người đồng sáng lập Taliban và là một trong những nhà lănh đạo chính trị quan trọng nhất của lực lượng này. Bên c̣n lại là mạng lưới Haqqani, nổi tiếng với sức mạnh quân sự, đến từ phía Đông.

Căng thẳng giữa hai phe chủ yếu xoay quanh việc bên nào xứng đáng được công nhận nhiều hơn v́ chuỗi sự kiện tháng 8/2021. Những người ủng hộ ông Mullah Baradar, người đă đàm phán thỏa thuận mở đường cho việc Mỹ rút quân, coi đó là một chiến thắng ngoại giao. Ngược lại, người Haqqanis, với nhiệm vụ đào tạo những kẻ đánh bom, nói rằng thắng lợi đạt được là nhờ giao tranh.

Nh́n tổng thể, t́nh thế hiện nay cho thấy chính quyền mới do Taliban lập ra vẫn chưa bảo đảm tính ổn định, thống nhất và chưa đủ sức để xử lư khủng hoảng, các kịch bản diễn biến phức tạp khi thiếu sự hỗ trợ tức thời của quốc tế. Trong trường hợp Taliban và cộng đồng quốc tế không đi đến một giải pháp, dù là tức thời, t́nh h́nh tại Afghanistan sẽ tiếp tục diễn biến xấu đi, thậm chí đẩy quốc gia này vào t́nh trạng trở thành "thiên đường" của các tổ chức cực đoan.

miro1510
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 08-16-2022
Reputation: 13083


Profile:
Join Date: Oct 2014
Posts: 39,096
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	461be0213063d93d8072.jpg
Views:	0
Size:	55.3 KB
ID:	2097774  
miro1510_is_offline
Thanks: 9
Thanked 1,856 Times in 1,715 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 49 miro1510 Reputation Uy Tín Level 6
miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 03:38.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08307 seconds with 13 queries