Đang đối đầu khốc liệt, v́ sao Ả Rập Saudi "xuống nước" làm lành với kẻ thù truyền kiếp Iran? - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Đang đối đầu khốc liệt, v́ sao Ả Rập Saudi "xuống nước" làm lành với kẻ thù truyền kiếp Iran?
Trước việc Mỹ cắt giảm cam kết về an ninh, không c̣n được ai bảo vệ, Ả Rập Saudi buộc phải tự thân hành động và t́m cách làm lành với kẻ thù truyền kiếp Iran.

Dấu hiệu tan băng trong quan hệ Saudi-Iran

Cuối tháng 4/2021, dưới sự trung gian hoà giải của Thủ tướng Iraq Mustafa Al-Kadhimi, tại Thủ đô Baghdad của Iraq, Ả Rập Saudi và Iran, hai địch thủ lớn nhất khu vực đă gặp nhau, đàm phán trực tiếp nhằm khôi phục lại mối quan hệ bang giao đă bị cắt đứt cách đây hơn 5 năm.

Phái đoàn Ả Rập Saudi do Giám đốc Cơ quan t́nh báo Khalid bin Ali Al-Humaidan và phái đoàn Iran do Tướng Ali Shamkhani, Tổng thư kư Hội đồng An ninh Quốc gia Iran dẫn đầu. Đây là cuộc tham vấn chính trị quan trọng đầu tiên giữa hai nước kể từ tháng 1/2016. Cả Riyadh và Tehran đều cho biết, các cuộc đàm phán đă diễn ra trong bầu không khí hiểu biết lẫn nhau và đạt được kết quả bước đầu tích cực. Hai bên thoả thuận sẽ tiếp tục các ṿng đàm phán tiếp theo vào thời gian tới sau kỳ nghỉ lễ kết thúc tháng Ramadan.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Said Khatibzade cho biết, Tehran hoan nghênh đối thoại với Ả Rập Saudi, v́ bước đi này phục vụ lợi ích của hai nước và toàn bộ khu vực. Ông nói thêm: "Iran và Ả Rập Saudi là những quốc gia quan trọng trong khu vực và thế giới Hồi giáo cần bắt đầu một chương hợp tác và hành động mới để đạt được ḥa b́nh, ổn định và phát triển trong khu vực thông qua đối thoại và đồng thuận mang tính xây dựng."

Trong khi đó, Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman nói, Iran là quốc gia láng giềng và Riyadh mong muốn thiết lập mối quan hệ "tốt đẹp và đặc biệt" với Tehran. Ông không muốn t́nh h́nh Iran khó khăn, mà muốn một nước Iran phát triển và thịnh vượng. Điều này không chỉ có lợi cho Ả Rập Saudi, mà cho cả khu vực.

Tuyên bố này hoàn toàn khác với những phát biểu trước đây của ông sau khi chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân với Iran năm 2018 và ông đă từng là một trong những những chính khách ủng hộ mạnh mẽ nhất chính sách "sức ép tối đa" và các biện pháp trừng phạt khốc liệt chưa từng có của Washington chống Iran lúc đó.

Tại sao Ả Rập Saudi và Iran là kẻ thù?

Nguyên nhân sâu xa: Xung đột giữa Ả Rập Saudi và Iran một phần rất lớn là do tranh giành ảnh hưởng giữa hai ḍng Sunni và Shiite của đạo Hồi. Iran và Ả Rập Saudi đại diện cho hai nhánh khác nhau của Hồi giáo. Hầu hết dân số Iran là người Shiite, c̣n Ả Rập Saudi được coi là nước trụ cột của Hồi giáo Sunni. Nhiều nước Hồi giáo coi Ả rập Saudi hoặc Iran là chỗ dựa tinh thần của họ.

Mâu thuẫn giữa hai ḍng Shiite và Sunni của đạo Hồi là mâu thuẫn truyền kiếp kéo dài hơn 1300 năm nay, là một trong những nguồn gốc cơ bản gây ra các cuộc xung đột đẫm máu trong suốt quá tŕnh lịch sử. Shiite và Sunni là hai nhánh chính của Hồi giáo xung đột với nhau trong nhiều thế kỷ. Nguyên nhân của sự thù địch lẫn nhau này khởi nguồn từ sự tranh giành ngôi kế vị sau khi nhà tiên tri Mohammed qua đời năm 632.

Trước khi chết nhà tiên tri Mohammed không chỉ định người kế vị. Sau khi ông qua đời, một cuộc tranh căi bùng nổ giữa các cộng sự của ông xung quanh việc ai sẽ là người kế vị. Một số người Hồi giáo ủng hộ Abu Bakr là bạn, sau này là bố vợ của nhà tiên tri, những người khác cho rằng Ali, người anh em họ và là con rể của Mohammed có chung ḍng máu mới là hậu duệ của ông và được thừa hưởng quyền lực.

Tranh giành ảnh hưởng khu vực: Mâu thuẫn giữa Ả Rập Saudi và Iran không chỉ về tôn giáo mà c̣n trong các mục tiêu chính trị.

Năm 2003, liên minh do Mỹ lănh đạo đă tấn công lật đổ chính quyền Iraq theo ḍng Sunni của Tổng thống Saddam Hussein, một trong những kẻ thù chính của Iran. Kết quả là, không có đối trọng nào ở Iraq để ngăn cản người Shiite thân Iran lên nắm quyền.

Năm 2011, phong trào "Mùa xuân Ả Rập" bùng nổ tràn qua Trung Đông. Iran và Ả Rập Saudi đă sử dụng những cuộc biểu t́nh này để tăng cường ảnh hưởng của họ, đặc biệt là ở Syria, Bahrain và Yemen. Điều này càng làm tăng thêm sự ngờ vực lẫn nhau. Ả Rập Saudi cho rằng, Tehran có tham vọng trở thành cường quốc hàng đầu trong khu vực để giành quyền kiểm soát lănh thổ kéo dài từ Iran đến Địa Trung Hải.


Thái tử Ả Rập Saudi đón Thủ tướng Iraq công du Riyadh, ngày 31/3/2021 (Ảnh: AP)

Cuộc đối đầu chiến lược giữa Ả Rập Saudi và Iran ngày càng trở nên gay gắt. Sức ép của Mỹ, Israel và một số nước vùng Vịnh Sunni không những đă không ngăn chặn được Iran, mà c̣n làm cho Iran trở nên cứng rắn hơn trong cuộc giành giật ảnh hưởng tại Trung Đông.

Tại Syria, nhờ sự hỗ trợ của Iran và Nga, Tổng thống Bashar Al-Assad đă trấn áp được hầu hết các lực lượng đối lập do Ả Rập Saudi ủng hộ. Riyadh đă không kiềm chế được ảnh hưởng ngày càng tăng của Tehran đối với Syria, Iraq, Yemen, phong trào Hezbollah và Hamas. Cuộc chiến của Ả Rập Saudi tại Yemen chống lại người Houthi thân Iran kéo dài 6 năm, theo thống kê của Viện Trung Đông (MEI) đă ngốn hết 265 tỷ USD trong ngân sách Hoàng gia đă không giành được thắng lợi, nếu không muốn nói là thất bại.

Nguyên nhân trực tiếp:Việc Ả Rập Saudi tử h́nh một lúc 47 người Shiite tháng 1/2016, trong đó có giáo sỹ Nimr Baqer Nimr thân Iran với cáo buộc chống chính phủ Hoàng gia là giọt nước tràn ly. Phẫn nộ trước hành động này, các cuộc biểu t́nh rầm rộ chống Ả Rập Saudi đă bùng nổ và lan rộng tại các thành phố lớn của Iran. Người biểu t́nh tức giận đă xông vào đốt phá Đại sứ quán Ả Rập Saudi ở Tehran và Lănh sự quán nước này tại Mashhad.

Ngày 3/1/2016, Riyadh đă cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tehran.

Riyadh cáo buộc Tehran ủng hộ những người Shiite chống chính phủ Hoàng gia, trong khi đó Iran chỉ trích Ả Rập Saudi đàn áp người thiểu số Shiite. Mâu thuẫn giữa hai nước cũng liên quan đến vấn đề người Iran hành hương đến thánh địa Mecca và Medina của người Hồi giáo ở Ả Rập Saudi. Ả Rập Saudi đă hai lần cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran vào các năm 1988 và 2016.

Động cơ thúc đẩy b́nh thường hoá quan hệ

Lư do chính thúc đẩy Ả Rập Saudi đi đến hoà giải với Iran là chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định rút khỏi khu vực, trong đó có Afghanistan, Iraq, giảm bớt cam kết về an ninh đối với các đồng minh, trong đó có việc chấm dứt sự ủng hộ liên quân do Riyadh đứng đầu trong cuộc chiến Yemen, rút các đơn vị tên lửa Patriot khỏi Ả Rập Saudi, đ́nh chỉ các hợp đồng cung cấp vũ khí cho Riyadh và Abu Dhabi, đàm phán để dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, quay trở lại Thoả thuận hạt nhân JCPOA với Iran.

Liên minh do Ả Rập Saudi lănh đạo trong cuộc chiến kéo dài 6 năm nay tại Yemen không những đă không giành được thắng lợi mà c̣n bị các lực lượng Houthi thân Iran phản công. Đặc biệt thời gian gần đây, các cuộc tấn công này đă nhằm vào các cơ sở dầu mỏ của tập đoàn Aramco bên trong lănh thổ Ả Rập Saudi, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế của Vương quốc này.

Mất đi chỗ dựa và sự ủng hộ của Mỹ, các nước khu vực buộc phải t́m cách điều chỉnh chính sách, "cài đặt" lại quan hệ với các nước trong khu vực, trước hết là với Iran.

Cuộc gặp gỡ giữa Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) tháng 1/2021, sau đó là các cuộc họp có sự tham gia của các quan chức Saudi, Jordan, Ai Cập và mới đây nhất các cuộc đàm phán Ả Rập Saudi với Iran tại Baghdad, kèm theo các tuyên bố hoà dịu của Thái tử MBS trong quan hệ với Tehran là nằm trong chính sách ngoại giao mới của các đối thủ của Tehran.

Về phần ḿnh, thời gian qua Tehran hết sức lo ngại về khả năng b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Ả Rập Saudi và Israel. Mặc dù một số nước Ả Rập như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Bahrain, Sudan, Morocco mới đây đă kư thoả thuận b́nh thường hoá quan hệ với Israel, nhưng nếu Ả Rập Saudi, nước có tiềm lực và vai tṛ lớn nhất trong thế giới Ả Rập và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) b́nh thường hoá quan hệ với Israel sẽ dẫn đến việc mở rộng liên minh chống Iran trong khu vực.

Hoà giải với Ả Rập Saudi sẽ mở đường cho việc cải thiện quan hệ với một loạt nước Ả Rập khác, cũng là lợi ích của Tehran.

Những vấn đề đàm phán

Các cuộc đàm phán giữa Ả Rập Saudi và Iran vừa qua mới chỉ là màn dạo đầu nhằm giải quyết những khác biệt giữa hai nước. Cuộc chiến Yemen giữa một bên là chính phủ của Tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi được Ả Rập Saudi hậu thuẫn và bên kia là phong trào nổi dậy Houthi thân Iran được coi là cản trở lớn nhất trong việc b́nh thường hoá quan hệ giữa Riyadh và Tehran. Đây là vấn đề nổi bật nhất trong chương tŕnh nghị sự của các cuộc đàm phán ở Baghdad. Ả Rập Saudi đưa ra đề nghị ngừng bắn và nối lại đàm phán giữa các bên xung đột tại Yemen.

Ngoài ra, các vấn đề tồn tại khác không kém phần quan trọng như chương tŕnh hạt nhân Iran JCPOA, tên lửa đạn đạo của Tehran, lực lượng dân quân Hashd Sha’abi do Iran hậu thuẫn ở Iraq, hồ sơ Lebanon cũng như vai tṛ và ảnh hưởng của Iran ở khu vực Trung Đông cũng đă được đưa ra bàn thảo.

Về phần ḿnh Tehran đă đề nghị chấm dứt các biện pháp thù địch, trong đó đặc biệt là kế hoạch thành lập một liên minh giữa Ả Rập Saudi với một số nước nhằm chống Iran.

Cuối cùng là các vấn đề thuộc quan hệ tay đôi, trong đó có việc khôi phục lại quan hệ ngoại giao và mở lại Đại sứ quán ở Thủ đô hai nước.

Thái tử MBS cho biết, Ả Rập Saudi cùng với các đối tác đang cố gắng để giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc chiến Yemen và kêu gọi người Houthi chấp nhận ngừng bắn, ngồi vào bàn đàm phán để t́m ra một giải pháp đảm bảo lợi ích của tất cả các bên xung đột Yemen và lợi ích của các nước trong khu vực.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Iran Muhammad Javad Zarif trong cuộc gặp phát ngôn viên của nhóm Houthi, Muhammad Abdul Salam tại Muscat (Oman) mới đây đă nhấn mạnh, giải pháp chính trị là phương cách duy nhất để thoát khỏi cuộc khủng hoảng Yemen.

Không thể kỳ vọng nhiều vào các cuộc đàm phán Baghdad sẽ tạo ra đột phá khẩu dẫn đến cải thiện nhanh chóng quan hệ giữa Ả Rập Saudi và Iran. Trước mắt c̣n rất nhiều vấn đề bất đồng gai góc cần giải quyết giữa hai cựu thù sau nhiều năm thù địch. Hơn nữa, hoà giải với Tehran không phải xuất phát từ thiện chí của Riyadh, mà là do t́nh thế bắt buộc khi Mỹ đang có những bước đi hoà dịu với Iran.

VietBF @ Sưu tầm

Cupcake01
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 05-09-2021
Reputation: 7469


Profile:
Join Date: May 2019
Posts: 43,437
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	i.png
Views:	0
Size:	529.0 KB
ID:	1787303  
Cupcake01_is_offline
Thanks: 39
Thanked 3,293 Times in 2,853 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 9 Post(s)
Rep Power: 48 Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 15:20.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.11451 seconds with 15 queries