Trung Quốc chuẩn bị cuộc chiến công nghệ với Mỹ vừa ra khỏi dịch - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Trung Quốc chuẩn bị cuộc chiến công nghệ với Mỹ vừa ra khỏi dịch
Nỗ lực nội địa hoá sản xuất là cơ hội có một không hai để thế hệ các công ty sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc như Yangtze và nhiều nhà cung ứng, vốn đă trở nên ngày càng lớn mạnh kể từ khi nổ ra cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Sau khi Vũ Hán mở cửa trở lại vào tháng 4 năm ngoái, "ông lớn" công nghệ Yangtze của Trung Quốc đă huy động hàng trăm kĩ sư, làm việc và sinh hoạt ngay trong khu vực sản xuất.

"Họ vẫn đang chạy đua với thời gian, bởi bất cứ lúc nào, Mỹ có thể lại giáng một đ̣n mạnh vào ngành bán dẫn của Trung Quốc", Roger Sheng, một chuyên gia phân tích tại công ty tư vấn Gartner cho biết.

"Ông lớn" công nghệ Trung Quốc đua thời gian, né trừng phạt từ Mỹ

Cứ mỗi tháng 1 lần, giám đốc điều hành công ty Yangtze Memory Technologies sẽ có một chuyến bay đến Bắc Kinh để gặp các quan chức quản lư cấp cao của chính phủ, trong đó trọng tâm trao đổi sẽ là chiến lược của công ty trong việc phát triển mẫu chip thẻ nhớ hiện đại nhất thế giới, cũng như nỗ lực dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào công nghệ của Mỹ.

Với trụ sở tại thành phố Vũ Hán, Yangtze Memory được coi là công ty đi tiên phong trong chiến lược của Trung Quốc nhằm tạo dựng ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn trong nước, vốn hiện đă có thể sản xuất các chip thẻ nhớ NAND 64 và 128 lớp, vốn được sử dụng trong hầu hết các thiết bị điện thoại di động, xe ô tô tới các thiết bị mạng.

Những sản phẩm thẻ nhớ này đă đưa Yangtze có thể cạnh tranh với các tập đoàn sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới hiện nay như Micron Technology (Mỹ) hay Samsung (Hàn Quốc).

Trong quá khứ, việc sản xuất các sản phẩm chip máy tính công nghệ cao này gần như là sự độc quyền của các công ty Mỹ, vốn chiếm 80% thị phần toàn cầu.

Đây có lẽ là điều khiến Trung Quốc luôn đau đầu, khi trong năm ngoái nước này đă nhập khẩu các sản phẩm chất bán dẫn lên tới 350 tỷ USD

Theo đó, việc giảm bớt sự phụ thuộc này vào Mỹ đối với nền kinh tế Trung Quốc là ưu tiên mang tính quốc gia kể từ 2 năm trước, khi Washington áp đặt lệnh trừng phạt lên nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất của Trung Quốc là Huawei, và sau đó là các công ty công nghệ Trung Quốc hàng đầu khác như Semiconductor Manufacturing International, hay Hikvision.

Đến nay, đă có hàng trăm công ty Trung Quốc bị Mỹ đưa vào danh sách đen cấm việc chuyển giao công nghệ giữa công ty hai nước, điều đă thúc đẩy Bắc Kinh phải đẩy mạnh nỗ lực t́m kiếm các nhà cung cấp thay thế.

Kế hoạch của Bắc Kinh: 800 người, 2 năm, làm 3 ca, sinh hoạt ngay ở khu sản xuất

Đến nay, Yangtze Memory vẫn tiếp tục nằm dưới sự giám sát sát sao của chính phủ Mỹ. Nhưng công ty rơ ràng đang cố gắng giảm thiểu các rủi ro. Dưới sự hỗ trợ từ Bắc Kinh, Yangtze đă tiến hành rà soát toàn diện chuỗi cung ứng của công ty để t́m kiếm các phương án thay thế từ trong nước, hoặc ít nhất là từ nước ngoài.

Quá tŕnh này có sự tham gia của hơn 800 người trong suốt 2 năm qua, và đến nay, quá tŕnh này vẫn chưa kết thúc.

"Việc xem xét này chi tiết tới mức mọi chi tiết nhỏ nhất đều được đánh giá có thể thu thập từ đâu, thời gian vận chuyển, hay các phương án có thể thay thế", một nguồn tin thân cận với thông tin cho biết.

Việc rà soát toàn diện chuỗi cung ứng của Yangtze được tiến hành với sự khẩn trương mang tính cấp bách. Với việc trụ sở nằm ở thành phố Vũ Hán, các nỗ lực này đă không hề ngừng lại ngay khi thành phố trở thành nơi bùng phát đại dịch Covid-19 vào mùa xuân năm ngoái.

Trong khi gần như toàn thành phố rơi vào t́nh trạng cô lập hoàn toàn, các chuyến tàu tốc độ cao vẫn tiếp tục vận chuyển các nhân viên tới nhà máy sản xuất chip 3D NAND trị giá tới 24 tỷ USD.

Sau khi Vũ Hán mở cửa trở lại vào tháng 4 năm ngoái, Yangtze đă huy động hàng trăm kĩ sư, bao gồm cả những nhà cung ứng thiết bị chất bán dẫn ít tên tuổi trong nước. Tất cả làm việc và sinh hoạt ngay trong khu vực sản xuất, với việc chia ra 3 ca mỗi ngày, nhằm cải tổ toàn diện chuỗi sản xuất và thay thế tới mức tối đa các thiết bị có nguồn gốc từ nước ngoài.

"Ban quản lư công ty luôn đặt mục tiêu tăng cao hơn mức độ nội địa hoá sản xuất trong mỗi tháng, và họ ḱ vọng ít nhất là có thể nắm được liệu công ty có phương án B sẽ giúp thoát khỏi sự kiểm soát của Mỹ", nguồn tin cho biết.

Thương chiến giúp công ty nội địa Trung Quốc lớn mạnh

Nỗ lực nội địa hoá sản xuất là cơ hội có một không hai để thế hệ các công ty sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc như Yangtze và nhiều nhà cung ứng, vốn đă trở nên ngày càng lớn mạnh kể từ khi nổ ra cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Trong khi mối đe doạ về lệnh trừng phạt từ Mỹ vẫn treo trên đầu, công ty tiếp tục nhận được các trợ cấp từ chính phủ và các khoản đầu tư từ chính quyền địa phương, khu vực tư nhân, vốn lên tới ít nhất là 170 tỷ USD kể từ năm 2014.

Ngoài ra, họ cũng nhận được cam kết các đơn đặt hàng từ những công ty công nghệ lớn khác của Trung Quốc như Xiaomi, Oppo, Vivo hay Lenovo.

Năm 2020, sản lượng chip sản xuất nội địa của Trung Quốc chỉ chiếm gần 16% thị phần trong nước, và dự kiến con số này sẽ tăng lên 19,4% vào 2025. Cũng trong năm ngoái, các công ty có trụ sở chính tại Trung Quốc đạt 6% thị phần doanh số, và phần c̣n lại là của các công ty nước ngoài.

Trong năm 2020, công ty sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc Naura Technology Group ghi nhận mức lợi nhuận kỉ lục, tăng hơn 73% so với cùng kỳ năm ngoái. Một công ty khác là AMEC dù nằm trong danh sách đen của Mỹ, cũng công bố danh số kỉ lục trong cùng kỳ.

Luôn đứng ở sự lựa chọn thứ 3, nhưng giờ các sản phẩm hoá chất bán dẫn của Hwatsing Technology giờ được sử dụng rộng răi bởi các nhà sản xuất chip của Trung Quốc như SMIC, Hua Hong Semiconductor Group và Yangtze.

Dù triển vọng về tăng trưởng của ngành bán dẫn Trung Quốc là khá sáng sửa, thực tế vẫn phải thừa nhận sự phát triển của ngành này vẫn phụ thuộc vào phần nào vào cơ hội tiếp cận nguồn cung chip từ phương tây.

Trong trường hợp của Yangtze, việc rà soát lại chuỗi cung ứng cho thấy nhiều thành phần quan trọng khó có thể t́m nguồn cung nội địa thay thế, đó là chưa kể một số bộ phận thiết yếu trong sản xuất chip th́ chưa một nhà cung ứng nội địa nào sản xuất được.

Để có thể sản xuất các chất bán dẫn công nghệ cao, hiện không có cách nào nếu không sử dụng công nghệ và thiết bị từ các công ty Mỹ, như Applied Materials, Lam Research, Teradyne hay DuPont.

Những công ty này hiện giữ tới 80% thi phần toàn cầu về các thiết bị trong chuỗi sản xuất chất bán dẫn công nghệ cao. Ở một số thị phần đặc thù , con số này thậm chí c̣n lên tới gần 100%.

Về phần Mỹ, việc hoàn toàn ngăn cản ngành công nghệ và bán dẫn Mỹ có lẽ cũng không hoàn toàn thực tế, nhất là trong bối cảnh 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn có sự kết nối. Hiện Trung Quốc mua tới 25% số lượng chip của các công ty Mỹ, và có lẽ không ai muốn "vị khách sộp" này biến mất.

Hiện hầu hết các nhà sản xuất chip trên thế giới vẫn phải "về phe Mỹ", do công nghệ Mỹ vẫn là thành phần cốt yếu trong sản phẩm và dịch vụ của các công ty này, Su Tzu-yn, chuyên gia phân tích tại Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc pḥng đánh giá.

"Họ sẽ phải lựa chọn đâu là lợi ích lớn nhất nếu bị kẹt giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới".

Tuy nhiên, vẫn là rất khó khăn để có thể ngăn hoàn toàn nguồn cung chất bán dẫn cho Trung Quốc, vốn có liên hệ tới hàng ngh́n nhà cung ứng trên toàn cầu.

Trung Quốc có thể cố gắng giảm sự phụ thuộc vào Mỹ, nhưng nếu không có công nghệ Mỹ, nước này sẽ không thể thúc đẩy sự phát triển công nghệ.

Ngược lại, sẽ là không thực tế để Mỹ có thể xoá bỏ vai tṛ của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng của nước này, nhất là khi Bắc Kinh vẫn là nguồn cung lớn của các vật liệu thô và đất hiếm sử dụng trong sản xuất chất bán dẫn và hợp phần điện tử.

"Về ngắn hạn, trước những bất ổn về địa chính trị, sự phát triển của ngành công nghệ Trung Quốc có thể sẽ bị chậm lại", Miin Wu, người sáng lập và chủ tịch Macronix International, nhà sản xuất chip lớn tại Đài Loan, nói. "Nhưng về lâu dài, từ góc nh́n của Trung Quốc, nước này sẽ ḱ vọng sẽ có thể xây dựng một ngành công nghiệp cạnh tranh. Đây là một xu hướng khó có thể ngăn cản, và sẽ không thể quay trở lại".

vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 05-08-2021
Reputation: 67076


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 137,813
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	0
Size:	63.7 KB
ID:	1787167  
vuitoichat_is_offline
Thanks: 11
Thanked 12,646 Times in 10,067 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 157 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 02:32.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07012 seconds with 13 queries