Người gắn phù điêu chợ Bến Thành… - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Supseries Resize Người gắn phù điêu chợ Bến Thành…
“Chưa đặt chân đến chợ Bến Thành coi như chưa tới ḥn ngọc Viễn Đông”, câu cửa miệng một thời của người dân miền Nam đến nay vẫn c̣n nhiều thế hệ nhắc đến. Với họ, chợ Bến Thành mới là biểu tượng của thành phố xa hoa lộng lẫy Sài G̣n chứ không phải công tŕnh kiến trúc bề thế, hiện đại như Dinh Xă Tây hay Dinh Độc Lập.

Nhiều người gắn bó ở đây c̣n thuộc ḷng tên chủ chợ, sạp hàng của ngôi chợ sang trọng bậc nhất Sài G̣n lúc bấy giờ. Nhưng hiếm ai để ư đến mấy bức phù điêu nơi cửa chợ, chúng được gắn khi nào, ai là tác giả, họ c̣n hay mất?

Lần theo dấu tích xưa

Thế nhưng có mấy ai biết, thậm chí cả những người bảo vệ già, miệng “hét ra lửa” ở ngôi chợ nổi tiếng hơn thế kỷ qua, khi nghe hỏi về mấy bức phù điêu gắn ở bốn cửa chợ hướng tây, bắc, đông, nam cũng chỉ biết lắc đầu.

Ở tuổi 86, nghệ nhân Nguyễn Trí Dạng lúc nào cũng khát khao cống hiến cho đời những tác phẩm nghệ thuật.

Mà không riêng ǵ họ, nhiều chủ sạp gắn bó lâu đời với ngôi chợ nổi tiếng nói thách ở đây cũng chỉ xem mấy bức phù điêu như bao tấm gạch vô hồn khác. Họ không quan tâm đến cũng chẳng có ǵ lạ, chủ sạp là người thuê nên hằng ngày lo kiếm tiền cho đủ “sở hụi”, c̣n mấy tấm đất nung mà người đời gọi là phù điêu kia không có nhiều ư nghĩa đối với họ.

Sau nhiều ngày ḍ t́m, cuối cùng chúng tôi cũng gặp được ông sau bao năm “vật đổi sao dời”, bạn đồng môn ngày trước nay c̣n lại ḿnh ông. Ông là người gốc Biên Ḥa, dân Nam bộ gọi ông là nghệ nhân Tư Dạng, c̣n tên cha sinh mẹ đẻ năm 1932 đặt cho ông là Nguyễn Trí Dạng, hiện có ngôi nhà nhỏ ở sâu bên trong đường ray xe lửa, thuộc phường Thống Nhất, TP. Biên Ḥa, tỉnh Đồng Nai. Nghệ nhân Tư Dạng là người trong cuộc nên biết rất rơ câu chuyện mấy bức phù điêu nơi cửa chợ Bến Thành.

Mở đầu câu chuyện, ông nhắc đến người cha tôn kính của ḿnh là nghệ nhân Nguyễn Trí Đồng, từng làm Chủ nhiệm HTX Mỹ nghệ Biên Ḥa những năm 1950. HTX trực thuộc trường Mỹ Nghệ thực hành Biên Ḥa do người Pháp lập ra năm 1903, nay là trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai. Thời đó trường này c̣n được gọi là trường Bá Nghệ, v́ dạy rất nhiều nghề như: mộc, đồng, dệt lụa và thế mạnh là nghề gốm. Trên xứ Nam Kỳ khi đó c̣n có hai trường Bá Nghệ nữa là trường Bá Nghệ Thủ Dầu Một ở B́nh Dương, thế mạnh dạy mộc mỹ nghệ và trường Bá Nghệ Sài G̣n đào tạo chuyên sâu lĩnh vực cơ khí.

Năm 14 tuổi Tư Dạng được cha gửi vào trường Bá Nghệ Biên Ḥa để nối nghiệp gia đ́nh. Sau 4 năm học, năm 1950 Tư Dạng ra trường. Cũng vừa lúc trường thành lập HTX, v́ trường thiên về thực hành nên HTX chính là nơi để cho các cựu học viên “dụng vơ”, nếu không muốn mở ḷ riêng th́ về đây vẫy vùng sáng tác. Khi đó sản phẩm gốm của HTX được coi là “nhất xứ Đông Dương” nên hầu hết sản phẩm ra ḷ được xuất khẩu đi nước ngoài mà chủ yếu là các quốc gia ở châu Âu.

Một số thương gia lớn có cửa hàng nằm trên đường Catinat thời đó, nay là đường Đồng Khởi, từng có thời gian dài lấy sản phẩm gốm Biên Ḥa về bán cho khách ngoại quốc và bán rất chạy. Ngay cả những ông bà “quan lớn” người Việt thời đó muốn chơi đồ gốm Biên Ḥa cũng ra đây mua chứ hiếm có cơ hội mua được sản phẩm mới ra ḷ tại HTX. Đủ để thấy sản phẩm gốm Biên Ḥa thời đó có giá như thế nào. Nghệ nhân Tư Dạng nhớ lại khi mới về HTX, 1 tháng lương của ông bằng 3 tháng lương công chức.

Một ngày đầu năm 1952, Tư Dạng khi đó mới 20 tuổi, nhớ có một nhà thầu tu sửa chợ Bến Thành từ Sài G̣n lên Biên Ḥa đặt trường Bá Nghệ làm 12 bức phù điêu, bức lớn có kích thước 2,2×1,5 mét; bức nhỏ 2,0×1,4 mét về đặt nơi 4 cửa chợ. Mỗi cửa gắn 3 bức, 1 bức lớn ở trên và 2 bức nhỏ ở dưới như hiện thấy. Phụ trách ban gốm của trường khi đó là thầy giáo tài hoa Lê Văn Mậu – sau năm 1975 từng là giảng viên cơ hữu của trường Đại học Mỹ thuật TP. HCM, nhận trách nhiệm thực hiện đơn hàng.

Lăo nghệ nhân Tư Dạng nói ḿnh không biết giá trị đơn hàng khi đó bao nhiêu nhưng khoảng 2 tuần sau, thầy Mậu chuyển trực tiếp xuống HTX cho ông bản phác họa mấy bức phù điêu để bắt tay thực hiện. Ông lấy đất cuốc (cao lanh) từ chiến khu D, ngày trước thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai nay thuộc thị xă Tân Uyên, tỉnh B́nh Dương đem về để tạo h́nh, tráng men rồi đưa vào ḷ nung củi. Nghệ nhân Tư Dạng nhớ các công đoạn này làm xong tṛn trèm 3 tháng.

Trong đó công đoạn nung men được cho là khó khăn nhất v́ nhà thầu yêu cầu kỹ thuật rất cao, sản phẩm mang tính trường cửu mới chịu được nắng mưa đỏng đảnh của Sài G̣n. Ông nói sản phẩm gốm chịu được thời tiết mưa nắng bất thường như vậy th́ nhất định phải được nung cao độ. Để không phụ ḷng thầy, ông tự nguyện làm người canh lửa cho 12 bức phù điêu.


Vũ điệu của men và lửa

Ông không nhớ rơ chúng được nung trong bao lâu, hết bao nhiêu thước củi, chỉ nhớ chúng được đưa vào ḷ một lượt, nung liên tục nhiều ngày ở nhiệt độ cao lên đến 4.280ºC, trong khi sản phẩm gốm sứ thông thường xuất ḷ khi đó chỉ cần nung 1.150ºC là đủ.

Ở đây chúng được nung tới độ vật liệu kết dính thành khối, sản phẩn cứng như đá núi nên dẫu có bỏ ngoài mưa gió trăm năm cũng không phai sắc. Vào thời kỳ đó hiếm có hóa chất nhập khẩu dùng cho ngành gốm, màu men dùng cho sản phẩm gốm được nghệ nhân pha chế từ nguyên liệu gốc là đồng với nguyên liệu lấy từ thiên nhiên để cho ra một hợp chất theo ư muốn, gọi là “men ta”.

C̣n men nhập cảng gọi là “men tàu”, v́ chúng được vận chuyển bằng tàu. Ḍng sản phẩm gốm Biên Ḥa một thời nổi tiếng Đông Dương cũng chính từ cách pha chế truyền thống này. Do vậy mà 12 bức phù điêu cũng được làm từ “men ta” do chính tay Tư Dạng pha chế.

Tuy nhiên do nung bằng củi, lửa trong ḷ không đều nên màu men trên cùng một sản phẩm có màu sắc đậm nhạt khác nhau. Không riêng ǵ màu sắc của 12 bức phù điêu mà hầu hết sản phẩm gốm thời đó đều như vậy. Ngày nay quan sát các h́nh tượng trên cùng sản phẩm của những bức phù điêu ở chợ Bến Thành như đầu ḅ, cá đuối, nải chuối, con vịt xiêm…, người ta rất dễ nhận ra chúng có màu trắng, trắng ngà, màu mỡ gà, màu chu… điều này rất hiếm thấy trên các ḍng sản phẩm gốm hiện thời. Có lẽ do người canh lửa không đều vô t́nh tạo nên tính độc đáo của mấy bức phù điêu!

Sau khi sản phẩm ra ḷ, thầy Mậu là người trực tiếp chọn lựa, kiểm tra và cho mài giũa sơ qua góc cạnh. Sau đó giao lại cho Tư Dạng cùng với 2 người khác khác là Vơ Ngọc Hảo (mất năm 2016) và Lê Văn Ngà (mất năm 1980) mang xuống chợ Bến Thành lắp đặt. Các vị trí lắp đặt đă được nhà thầu định khung sẵn cùng với giàn giáo được dựng lên trước đó.

Tư Dạng cùng hai người bạn đồng môn chỉ việc đưa mấy bức phù điêu lên khung lắp ghép. Nghệ nhân Tư Dạng nhớ mới xuống Sài G̣n được hai ngày, ông Ngà không chịu nổi cái nắng như rải lửa của tháng Giêng nên ngă bệnh và trở về Biên Ḥa. C̣n lại hai người lắp đặt liên tục gần hai tháng rưỡi mới hoàn thành 12 bức phù điêu. Trong suốt thời gian ở đây, cả hai tối đến ngủ ngay dưới chân tháp đồng hồ trước chợ.

Trước khi gặp ông, chúng tôi đă quan sát rất kỹ những bức phù điêu được gắn lên từ năm 1952, đến nay hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng vẫn giữ được độ bóng của màu men và không hề thấy có bất kỳ dấu rạn nứt nào. Nghệ nhân Tư Dạng cho rằng tác phẩm của ḿnh làm ra th́ nhiều, song, mấy bức phù điêu ở chợ Bến Thành ông luôn để tâm theo dơi mỗi khi có dịp xuống Sài G̣n và chưa hề nghe ai chê trách, hoặc “mắng vốn” v́ chúng bong tróc, rơi rớt hay màu men phai nhạt. Ông nói, mỗi lần ghé lại chợ “trông nó vẫn y như ngày xưa”. V́ thế, theo ông, nó vẫn c̣n thích hợp và có giá trị lâu dài đối với ngôi chợ truyền thống lâu đời này.

Bí ẩn chưa có lời giải thỏa đáng

Có một điều đến nay ông cũng thắc mắc là tại 4 cửa chợ gắn phù điêu mang biểu tượng: cá đuối với nải chuối (cửa tây), con vịt xiêm với nải chuối (cửa bắc), ḅ với heo (cửa đông), đầu ḅ với cá chép (cửa nam), kể từ ngày ông gắn mấy bức phù điêu tới giờ không thấy khu vực bên dưới biểu tượng bày bán những món hàng hóa nông sản giống trên phù điêu.

Bởi theo ông suy đoán rất có thể là khi ngôi chợ này được xây mới và đi vào hoạt động năm 1914, ở khu vực 4 cửa chợ từng được bày bán các món hàng nông sản giống như biểu tượng?

C̣n theo một số tài liệu nghiên cứu lịch sử Sài G̣n – Gia Định th́ đầu năm 1859, Pháp chiếm thành Gia Định, binh lính được lệnh hỏa công ngôi chợ tạm Bến Thành. Một năm sau, trên nền chợ cũ, người Pháp cho xây dựng lại một ngôi chợ khác bằng cột gạch, sườn gỗ, mái lợp lá.

Đến năm 1870, ngôi chợ này lại bị cháy mất một gian nên phải xây cất lại, khi đó có tất cả 5 gian: gian thực phẩm, gian hàng cá, gian hàng thịt, gian hàng ăn uống và gian hàng tạp hóa. Năm 1911, ngôi chợ này trở nên cũ kỹ và hư hỏng. Để tránh tai họa, người Pháp cho xây dựng lại và từ đó chợ Bến Thành c̣n có tên là “chợ mới”.

Chợ mới bắt đầu xây dựng từ năm 1912 và 3 năm sau mới hoàn tất. Các gian hàng vẫn được bố trí lại như chợ cũ. Đó là lư do mà sau khi sửa chữa chợ Bến Thành vào năm 1952, nhà thầu cho gắn những bức phù điêu này. Có vẻ như không ngoài mục đích lưu dấu biểu tượng truyền thống ban đầu của ngôi chợ?

C̣n về sau, do nhiều yếu tố khách quan của thị trường, nhu cầu phát triển của một xă hội văn minh tác động đến môi trường giao thương nên các biểu tượng một thời của ngôi chợ sang trọng bậc nhất Sài G̣n đă khiến cho nhiều du khách thập phương ngộ nhận. Và, ngày nay người ta biết đến chợ Bến Thành như là ngôi chợ du lịch của Sài G̣n với các ngành hàng kinh doanh chủ yếu là quần áo, vải sợi, giày dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ, trái cây, hoa tươi…

Lăo nghệ nhân Tư Dạng cũng là người góp phần làm nên tên tuổi của ḍng gốm sứ Biên Ḥa một thời nhất xứ Đông Dương. Nhưng, trong nhà ông hiện thời lưu giữ chưa đến 10 tác phẩm gốm sứ. Trong đó có một bức tượng ông Thọ, do ông sáng tác khi c̣n học và được lưu ở trường.

Ông nói tác phẩm này thật có duyên với ông v́ trong một lần trường tổ chức bốc thăm làm quà cho cựu học viên khoảng giữa năm 1960, ông bốc thăm trúng tác phẩm của ḿnh nên ông rất quư bức tượng này. Rất nhiều tay buôn đồ cổ đến năn nỉ ông mua bức tượng với giá cao nhưng ông nhất quyết không bán.

Ngày trước, có thời gian dài khoảng 30 năm ông “trưng” bức tượng ở trụ rào trước cổng nhà cùng với bức tượng Đế Thiên Đế Thích, đă nhiều năm nhưng màu men vẫn không phai. Tượng Đế Thiên Đế Thích bị trộm cạy lấy mất, ông sợ mất luôn bức tượng ông Thọ nên gỡ đem vào nhà. Ông nói đùa đó là “kỷ vật son sắt trăm năm” bởi dẫu có bỏ ngoài mưa gió trăm năm cũng không bị hư hại, v́ tượng được nung nhiệt độ cao, vật liệu kết khối.

Tết vừa qua, lăo nghệ nhân Tư Dạng tṛn 86 tuổi. Mặc dù chục năm nay ông phải qua 8 lần phẫu thuật van tim, túi mật, đại tràng, tuyến tiền liệt… vậy mà “lửa” sáng tác trong ông lúc nào cũng rừng rực cháy như ḷ nung gốm. Sở trường của ông không chỉ làm các bức phù điêu lớn mà c̣n sáng tác các tượng gốm sứ tâm linh như tượng Đế Thiên Đế Thích, tượng ông Thọ… Tháng nào ông cũng có khách đến đặt hàng, trong đó có không ít nghệ nhân từ làng gốm Bát Tràng cũng vào đặt ông làm các tượng gốm mỹ thuật cao cấp.

Trong số 170 xă viên cùng ông ở HTX ngày trước, nay chỉ c̣n lại một ḿnh ông. Người bạn đồng môn thân thiết ở HTX từ năm 18 tuổi là ông Vơ Ngọc Hảo, sinh cùng năm, học nghề cùng lớp, cũng mất cách đây 2 năm. Giờ đây, ông trở thành nhân chứng cuối cùng của 12 bức phù điêu gắn nơi cửa chợ Bến Thành. Với ông nó vẫn c̣n nguyên vẹn sau hơn nửa thế kỷ trôi qua…

SƯU TẦM

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 01-07-2021
Reputation: 200804


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,001
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Tu-Dang.jpg
Views:	0
Size:	43.6 KB
ID:	1721375  
florida80_is_offline
Thanks: 7,276
Thanked 45,823 Times in 12,742 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139 florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
The Following User Says Thank You to florida80 For This Useful Post:
maivang18 (01-07-2021)
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 10:08.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10696 seconds with 13 queries