Cuộc trường chinh 100 năm đi t́m một quốc gia cho một dân tộc - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Cuộc trường chinh 100 năm đi t́m một quốc gia cho một dân tộc
Quyết định của Tổng thống Donald Trump mở đường cho chiến dịch của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở miền đông bắc Syria được người Kurds coi là “cú đâm sau lưng”. Trong hơn ba năm qua, Lực lượng Syria Tự Do, một mặt trận của người Kurd hợp tác với một số nhóm Ả Rập, đă chiến đấu sát cánh bên các quân nhân Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống lại Islamic State. Nay, thay đổi chính sách Hoa Kỳ mới nhất của Tổng thống Donald Trump đă khiến họ sẽ bị tấn công bởi Thổ Nhĩ Kỳ. Người Kurd thường nói họ “không có bạn nhưng có núi non”, nhắc đến lịch sử dài bị phản bội của dân tộc họ.

Nguồn gốc dân tộc Kurd?

Khoảng từ 25 đến 35 triệu người Kurd sống ở vùng rừng núi nằm giữa biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Syria, Iran và Armenia. Họ là khối sắc tộc lớn thứ tư trên toàn vùng Trung Đông, nhưng họ chưa bao giờ đạt được quy chế một quốc gia độc lập vĩnh viễn.

Điều cay đắng hơn nữa là dân tộc Kurd là dân bản xứ của các vùng đồng bằng ở Mesopotamia và vùng cao nguyên trong khu vực nay là đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, đông bắc Syria, miền bắc Iraq, miền tây bắc Iran và miền tây nam Armenia. Tất cả các dân tộc khác từ người Ả Rập, người Ba Tư đến người Thổ đều là di dân từ Trung Á đến.

Tuy không có quốc gia họ vẫn kết hợp lại thành một cộng đồng khác biệt, đoàn kết qua sắc tộc, văn hóa và ngôn ngữ, tuy rằng họ không có một ngôn ngữ chuẩn. Qua nhiều thời đại, họ theo nhiều tôn giáo kể cả Ki-tô giáo, nhưng đa số ngày nay là Hồi giáo Sunni.

Dân tộc Kurd có lẽ là một trong số cư dân cổ nhất ở vùng đất này. Từ thiên niên kỷ thứ ba trước công nguyên, một tấm bảng đất sét đă ghi nhận đây là “Vùng đất của người Karda” và vùng đất này có cư dân là người Su. Không biết người Su này có phải là người Kurd hay không, nhưng các tài liệu Sumer đều nói đến người Qarti hay Qartas đă sống ở miền núi phía bắc Lưỡng Hà, vốn được coi là tổ tiên của người Kurd. Giai đoạn hùng mạnh nhất của dân tộc này là vào năm 2150 trước Công nguyên khi họ thành lập một vương quốc với 21 vị vua trị v́ cho đến khi bị Sumer chinh phục. Dân tộc Kurd ngày nay th́ nhận họ là nguồn gốc của người Medes, dân tộc gốc của người Iran, một điều được ghi nhận trong bài quốc ca vốn nói “Chúng ta là con cái của người Medes.”

Vào thời Trung Cổ, Kurzestan bị xâm lăng bởi người Ả Rập và người Kurd bị sáp nhập vào thế giới Hồi giáo. Ngay thời đó họ đă chứng tỏ là những chiến sĩ tài ba và thường được gọi nhập ngũ trong các lực lượng Ả Rập. Từ thế kỷ thứ 10 đến thứ 12 nhiều vương quốc Kurd được thành lập, cai trị Kurdistan và vùng phụ cận. Nhưng đến thế kỷ thứ 11, người Thổ xâm lăng Anatolia và chiếm vùng đất của người Kurd. Trở thành một bộ phận của Đế quốc Thổ, một trong những lănh tụ nổi tiếng nhất của thế giới Hồi Giáo, Saladin vốn cầm đầu cuộc chiến chống lại Thập Tự Chinh để giành lại Jerusalem, là người Kurd. Ḍng họ của Saladin kết thúc khi bị Mông Cổ xâm lăng.

Dưới triều Đế quốc Ottoman của người Thổ, vùng đất của người Kurd mà Sultan Selim I chinh phục được đă được trao cho một người Kurd, một sử gia cầm đầu, và ông này đă để cho người Kurd tự cai trị. Đó là khoảng thập niên 1500. Trong suốt giai đoạn từ lúc đó cho đến nửa đầu của thế kỷ thứ 19, vùng đất quê hương của người Kurd đă bị tranh chấp giữa Đế quốc Ottoman của người Thổ và các triều đại Ba Tư trong nhiều cuộc chiến giữa Ottoman và Ba Tư.

Phong trào quốc gia mang danh Kurd đầu tiên xuất hiện vào năm 1880 với một cuộc nổi dậy của một chủ điền người Kurd Sheik Ubeydullah, vốn đ̣i tự trị hay độc lập cho người Kurd cũng như sự công nhận một quốc gia Kurdistan không bị can thiệp bởi Thổ Nhĩ Kỳ hay Ba Tư. Cuộc nổi dậy thất bại và ông cùng các lănh tụ bị đi đầy ở Istanbul.

Một thế kỷ dài cho người Kurds

Năm 1920: Người Kurds được hứa sẽ có một lănh thổ và một đất nước theo Hiệp ước Sèvres. Được kư kết ở pḥng trưng bày của xưởng làm đồ sứ Sèvres ở Pháp tháng 8 năm 1920, hiệp ước này là khởi đầu của việc phân chia Đế quốc Ottoman. Điều 62 đến 64 hứa hẹn một cuộc trưng cầu dân ư ở vùng Kurdistan để quyết định số phận cho một khu vực bao gồm tỉnh Mosul. Hiệp ước phác họa một Kurdistan nằm ở nay là vùng lănh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ, bỏ ra những vùng người Kurd ở Iraq do Anh cai trị, và Syria do Pháp cai trị. Nhưng lời hứa của Anh, Pháp và Hoa kỳ cho người Kurd v́ đă tham gia chống lại Đế Quốc Ottoman đă không được thực hiện.

Năm 1923: Việc phân chia Đế quốc Ottoman, vốn là của người Thổ, đă làm phục hưng tinh thần ái quốc của họ. Dưới sự chỉ huy của Mustafa Kemal Ataturk, cuộc chiến giành độc lập cho Thổ Nhĩ Kỳ bùng lên và ông đă lănh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đánh bại các phe đă kư vào Hiệp ước Sèvres. Một hiệp ước khác được kư ở Lausanne năm 1923 thành lập nước Cộng Ḥa Thổ Nhĩ Kỳ. Lănh thổ của người Kurd bị phân chia giữa nước cộng ḥa mới thành lập, lănh địa Syria của Pháp, lănh địa Iraq của Anh và Ba Tư.

Ước mơ của phong trào dân tộc Kurd cho họ có một vùng lănh thổ và một quốc gia tuy vậy không bị dập tắt. Và suốt thế kỷ 20 đă chứng kiến nhiều cuộc nổi dậy và kháng chiến của người Kurd chống lại những quốc gia đă từ chối những đ̣i hỏi tự trị và đàn áp dân tộc Kurd.

Nước Cộng ḥa Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia đặt trên chủ nghĩa dân tộc Thổ, tập trung và độc đoán, trong đó không có chỗ đứng cho đ̣i hỏi tự trị của người Kurd. Những cuộc nổi dậy của họ đă bị đàn áp dă man. Ngôn ngữ Kurd bị cấm và người Kurd bị buộc phải ‘Thổ hóa’ tên tuổi của họ, và ngay cả tên địa danh trong vùng đất của họ.

Năm 1946: Liên Sô, vốn chiếm đóng Iran cùng với các đồng minh đă t́m cách sáp nhập miền tây-bắc của Ba Tư nay được gọi là Iran, khuyến khích chủ nghĩa dân tộc Kurd và đă cho thành lập một tiểu quốc tự trị bên trong Iran mang cái tên là Cộng Ḥa Mahabad. Số phận của nước cộng ḥa này đă tiêu tan khi Liên sô rút khỏi Iran.

Năm 1958: Lănh tụ bộ tộc Mustafa Barzani, vốn đă chiến đấu cho nước Cộng Ḥa Mahabad, trở về quê hương của ḿnh ở miền bắc Iraq, cầm đầu một cuộc nổi dậy để thành lập một quốc gia Kurd tự trị. Việc này dẫn đến chiến tranh với nhà nước Iraq dưới sự lănh đạo cua ông Saddam Hussein, một cuộc chiến kéo dài đến năm 1970.

Năm 1962: Một phần năm người Kurd ở Syria trong khu vực miền đông-bắc đa số vốn là đất của người Kurd bị tước quốc tịch Syria, cấm không được đi làm, đi học, cấm không được sở hữu đất đai, và tước quyền có đại diện chính trị. Nhiều người trong số họ mất đất đai, bị nhà nước tịch thu trao cho những người Ả rập hay Assyria đến định cư.

Năm 1972: Quốc vương Iran yêu cầu Tổng thống Richard Nixon giúp ông hỗ trợ cho cuộc nổi dậy của ông Barzani chống lại quốc gia Iraq. Iraq lúc đó thân Nga nên ông Nixon đồng ư và bắt đầu cung cấp cho người Kurd vũ khí. Năm 1975, Sa hoàng Iran đi đến một thỏa thuận với Iraq, cắt người Kurd ra khỏi cuộc điều đ́nh, và khiến người Kurd bị người Mỹ bỏ rơi.

Năm 1978: Đảng Công Nhân Kurdistan gọi tắt là PKK được thành lập bởi Abdullah Ocalan, một người Kurd sống ở Thổ Nhĩ Kỳ, với mục đích tạo nên một quốc gia Kurd qua bạo động.

Năm 1984: Đảng PKK sử dụng vùng miền bắc Iraq làm căn cứ cho cuộc chiến tranh du kích chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, vốn tiếp tục lai rai trong suốt bốn thập niên sau đó. PKK đă tổ chức những cuộc nổ bom và các hành động khủng bố nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đă đàn áp và bỏ tù nhiều người Kurd.

Năm 1987-1988: Trong những ngày cuối của cuộc chiến tranh Iran-Iraq, nhà độc tài của đảng Ba’ath Saddam Hussein, tung ra một trận tàn sát người Kurd ở Iraq, dẫn đến một cuộc tấn công bằng bom hóa học vào thành phố Halabja. Cuộc tấn công đă giết 5,000 người trong một ngày.

Năm 1991: Một cuộc nổi dậy ở miền bắc Iraq của người Kurd được khuyến khích bởi chính phủ của Tổng thống George H. W. Bush, sau khi Saddam Hussein bị đẩy lui ra khỏi Kuwait trong cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất. Cuộc nổi dậy bị dẹp tan bởi nhà độc tài Iraq. Nhiều trăm ngàn người Kurd bỏ trốn lên những rặng núi nằm giữa biên giới Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ. Sự tàn nhẫn của cuộc tấn công đă khiến Hoa Kỳ và các đồng minh Tây phương tạo một vùng cấm bay để chặn Saddam Hussein bỏ bom người Kurd. Khu cấm bay này tiếp tục cho đến năm 2003 khi Hoa Kỳ xâm lăng Iraq.

Năm 2003: Hoa Kỳ đă hợp tác với những người Kurd ở Iraq và vùng Kurdistan trong cuộc xâm lăng Iraq. Sau khi Saddam Hussein bị lật đổ, vùng Kurdistan của Iraq giành được quy chế tự trị và đă phát triển mạnh về kinh tế.

Năm 2011: Cuộc nội chiến ở Syria đưa cho người Kurd một cơ hội để thành lập một khu tự trị ở miền đông bắc Syria. Hoa Kỳ, sau nhiều lần thất bại, đă chọn những chiến sĩ đầy kinh nghiệm của Lực Lượng Pḥng Vệ Nhân dân (YPG) vốn là đồng minh của đảng PKK ở Thổ Nhĩ Kỳ, để cầm đầu cuộc chiến ở vùng đông bắc Syria chống lại Islamic State hay c̣n gọi là ISIS, vốn lợi dụng một khoảng trống quyền lực để chiếm một vùng đất rộng lớn trên cả Syria lẫn Iraq.

Năm 2018: Tháng 12, Tổng thống Donald Trump đă lần đầu tiên đe dọa rút quân đội Hoa Kỳ ra khỏi cuộc chiến chống IS, nói là đám này đă bị đánh bại. Ông giảm bớt lập trường và chỉ rút một phần lực lượng sau khi gặp phản ứng tức giận ở Hoa Kỳ và ở ngoại quốc từ bỏ người Kurd vốn đă đứng đầu trong lực lượng liên minh với Hoa kỳ chống lại IS ở miền đông bắc Syria.

Năm 2019: Lực lượng Syria Dân chủ (SDF) –gồm những chiến binh Kurd và một số nhóm Ả rập chống lại chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad- sau cùng đă chiến thắng giành lại được vùng lănh thổ của IS ở miền đông bắc Syria với sự hỗ trợ của một liên minh do Hoa Kỳ cầm đầu.


Tháng 10 năm 2019: Tổng thống Trump ra lệnh cho quân đội Hoa Kỳ rút lui khỏi biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với Syria, nơi mà họ đă tổ chức đi tuần chung với Thổ Nhĩ Kỳ như là một phần của một cơ chế nhằm trấn an Ankara là các chiến sĩ đ̣i ly khai người Kurd sẽ không sử dụng khu vực này để tấn công Thổ Nhĩ Kỳ. Tuyên bố của tổng thống được coi như là bật đèn xanh cho đe dọa lâu nay của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đ̣i tiến vào vùng lănh thổ này, đưa các đồng minh Kurd của Hoa Kỳ chống lại kẻ thù mà họ coi là một đe dọa lớn hơn IS.

Gần 100 năm sau Hiệp ước Sèvres, người Kurd vẫn chưa có lănh thổ và vẫn lâm nguy v́ bị bỏ rơi.

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 10-22-2019
Reputation: 200894


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,151
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	779.jpg
Views:	0
Size:	44.5 KB
ID:	1472664  
florida80_is_offline
Thanks: 7,282
Thanked 45,854 Times in 12,759 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139 florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 00:35.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09535 seconds with 13 queries