Lùm xùm của vụ nâng điểm đại học và nhưng đứa trẻ lớn lên xong sự độc hại từ chính bố mẹ của ḿnh - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Vietnam News | Tin Việt Nam


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Lùm xùm của vụ nâng điểm đại học và nhưng đứa trẻ lớn lên xong sự độc hại từ chính bố mẹ của ḿnh
Những ngày vừa qua trên mạng xă hội đang ồn ào về việc nâng điểm đại học của các thí sinh đến từ Ḥa B́nh. ngay từ cái ghế nhà trường bố mẹ đă đầu độc con cái. đến khi sự việc bung ra gay ảnh hướng đến cả phụ huynh và học sinh

Vụ nâng điểm ở Ḥa B́nh lại một lần nữa nấu sôi dư luận khi hàng loạt thí sinh gian lận điểm bị lộ diện cha mẹ là người có chức quyền tại địa phương. Những thí sinh từng là thủ khoa và hănh diện tuyên bố về khả năng, sự chăm chỉ cần mẫn của ḿnh sau khi bị lộ đă được nâng rất nhiều điểm, bị cộng đồng mạng đào t́m nhân thân và không tiếc lời chế giễu, thậm chí đến mức mạt sát.

V́ đă 18 tuổi nên xă hội có quyền đ̣i hỏi các thí sinh đó phải nhận thức trách nhiệm của bản thân họ tới đâu trong vụ việc đáng xấu hổ này.

Ở một mặt khác, cũng do họ chỉ mới 18 tuổi - vừa bước qua ngưỡng thành niên, cho nên để có một cái nh́n công bằng với các thí sinh, cần phải xem xét thật sâu trách nhiệm của người lớn, cha mẹ họ.

Xin giới thiệu bài viết của cô Nguyễn Thị Chung, Thạc sĩ Tâm lư học, Giảng viên trường Cao đẳng sư phạm Trung ương TP.HCM, chuyên viên chương tŕnh SPM Việt Nam - một phương pháp giáo dục mầm non.

-----

Mỗi lần con hư, ba mẹ bị mắng vốn, bị liên lụy thường hay nói câu “Con dại cái mang”. Thế trong những trường hợp ba mẹ là người chẳng ra chi, khiến con điêu đứng th́ phận làm con có được thốt lên “Cái dại con mang”?

Trước khi nói về nguyên nhân và cách hành xử của các em thí sinh trong vụ việc gian lận điểm, tôi muốn phân tích một chút về các kiểu cha mẹ.

Việc phân loại kiểu cha mẹ đă có từ lâu. Cho đến ngày nay, tâm lư học đă chỉ rơ ra những kiểu cha mẹ gây hại cho con cái. Có thể điểm mặt là kiểu cha mẹ độc đoán, kiểu cha mẹ quá bảo bọc, kiểu cha mẹ dễ dăi dung túng, kiểu cha mẹ ái kỷ - điều khiển con phục vụ cho mục đích của ḿnh, bỏ bê, phụ thuộc, bất đồng quan điểm và thậm chí là kiểu cha mẹ độc hại.

Tại sao một số thanh niên ít có sự trưởng thành, ít thể hiện được là người có trách nhiệm với chính bản thân ḿnh và xă hội? Không phải hoàn toàn do bản thân họ, mà có một phần nguyên nhân là do họ đă không may mắn làm con của những cha mẹ kiểu gây hại.

Phổ biến là ép con học trường cha mẹ muốn, làm ở nơi cha mẹ sắp xếp, gặp gỡ những ai cha mẹ vừa mắt. Nhiều gia đ́nh giàu có dung túng con tới mức chỉ cần con đi học nước ngoài cho có mác, c̣n không phải học ǵ. Con chỉ việc ăn chơi xả láng, cha mẹ sẵn sàng chi rất nhiều tiền để thuê người làm bài. Bao nhiêu tiền cũng chi. Họ chỉ cần con cái làm một vật trang trí cho gia đ́nh, cho danh tiếng của họ chứ không cần con được sống, sống có ước mơ, có khát vọng hay đam mê ǵ cả, hoặc thậm chí không có trách nhiệm với chính đời ḿnh. Không chỉ trong đời sống mà ngay cả hôn nhân là chuyện quan trọng bậc nhất trong đời mỗi người, vẫn có những đứa con sẵn sàng móc nối với nhau kết hôn giả, sau đó lại tính toán để làm sao có con. Chỉ v́ chúng không hề biết bản thân ḿnh yêu ai, mà chỉ hành động cốt hài ḷng cha mẹ.

Đó chính là vấn nạn! Đó chính là làm tội con. Chỉ v́ mê sự hào nhoáng về thanh danh, quyền lực và tiền bạc, hay sự yên ổn cho bản thân mà các cha mẹ đă cố t́nh “thí” con ḿnh.

Những đứa con sống với kiểu cha mẹ như vậy sẽ có xu hướng hư hỏng lộ - như ăn chơi đàng điếm, cư xử ngông nghênh coi trời bằng vung một cách lộ liễu … . Hoặc, chúng hư hỏng kín - tức vẫn có mác học hành đàng hoàng, thậm chí khéo léo tạo vỏ bọc tới mức mang h́nh ảnh thành đạt, nhưng để che đậy nội tâm rỗng tuếch và mục ruỗng. Hoặc sẽ trở thành những chiếc bóng vật vờ trong hào quang của gia đ́nh. Có những đứa con phản kháng bằng cách tự gây hại cho ḿnh, bất cần, nghiện ngập. Có những đứa con phản kháng yếu ớt - rồi buông xuôi. Tất cả các trường hợp đều đau ḷng.

Gerald Frederick Schoenewolf - nhà phân tâm học người Mỹ nổi tiếng, tác giả của 13 cuốn sách về phân tâm học và tâm lư trị liệu đưa ra nhận xét trong một nghiên cứu của ḿnh về phân loại các bậc cha mẹ như sau: “Con của cha mẹ độc hại thường không biết chuyện ǵ xảy ra với ḿnh cho đến măi về sau. Nếu chúng có phàn nàn với chính cha mẹ độc hại của chúng về hành xử của họ th́ họ chỉ cười. C̣n nếu như chúng nói ra với người ngoài th́ luôn luôn nhận được phản ứng: “Sao con lại nói như vậy? Tất cả những ǵ cha mẹ con làm đều là quan tâm đến con mà!”

Tôi cho rằng, kiểu ba mẹ quá bảo bọc, đồng thời lại là người ái kỷ dùng con cho mục đích của ḿnh chính là nguyên nhân của câu chuyện nhức nhối kiểu như câu chuyện nâng điểm.

Đứa con trong cuộc đă trở thành một nhân cách lệch lạc. Có thể từ bé chúng đă sống trong môi trường đó. Từ bé chúng đă bị cha mẹ uốn nắn và thực hành những tấm gương xấu. Xấu nhưng có hiệu quả tức thời với việc dùng tiền, quyền chạy chọt, mua bán, giành giật đặc quyền đặc lợi. Hiệu quả đó có thể cực kỳ ngắn hạn và mang lại hậu quả khôn lường như vụ chạy điểm này. Nhưng nếu báo chí không phát hiện, xă hội không phẫn nộ th́ sao? Rơ ràng nó đă trót lọt và êm ái. Những thí sinh đó có thể cứ thế yên vị trong những ngôi trường danh giá. Không đủ sức thi tốt nghiệp à? Th́ lại mua. Không đủ sức làm việc à? Ai trong cơ quan dám phản kháng với con của người có quyền có chức?

Con cái của những cha mẹ này lâm vào trạng thái bất lực. Chúng không thể phản kháng với quyền lực và xa hoa mà cha mẹ chúng đă trải ra để vô hiệu hóa chúng TỪ NHỎ, nên buông xuôi. Có những trường hợp trở thành đồng lơa một cách ngoạn mục với cha mẹ, tạo một vỏ bọc hoàn hảo, chấp nhận dối trá. Tất cả đều là nạn nhân của người lớn.

Mọi người xôn xao: 18 tuổi, lớn rồi th́ phải biết đúng sai để hành động chứ?

Theo nghiên cứu của ngành tâm lư, những đứa con sống trong môi trường như vậy từ nhỏ hầu như mất hẳn khả năng phản kháng. Vô cùng hiếm cậu ấm cô chiêu trong các gia đ́nh có cha mẹ gây hại trở thành người mạnh mẽ rũ bỏ sự êm ái trải sẵn, dám lao vào cuộc đối đầu cam go với cả gia đ́nh và thậm chí nhiều thế lực lớn hơn gia đ́nh khi cha mẹ có quyền lực che trời.

Việc có em c̣n mạnh dạn biện minh rằng đó là kết quả học tập khổ sở… cũng không nói lên được điều ǵ ngoài việc các em đă bị điều khiển và ảnh hưởng xấu quá nhiều đến nỗi không c̣n nhận thức được đúng sai. Bản thân em cũng đă trở thành lệch lạc.

Những đứa con “được” nâng điểm: Lớn lên trong sự độc hại của cha mẹ, ai cho chúng quyền được phản kháng đúng sai? - Ảnh 5.
Có, nhưng quá ít trong t́nh thế hiện nay. Thay đổi văn hóa gia đ́nh dường như hơi vô vọng. Chỉ c̣n một khe hẹp, chính là tạo nên môi trường xă hội lành mạnh để những đứa con bất hạnh có đủ kháng sinh chống chọi với môi trường gia đ́nh.

Việc nh́n nhận đúng sự việc, đúng người đúng tội là chuyện cần làm và phải làm cho ra lẽ. Song song đó, việc giữ tính nhân văn trong đối xử với những người vừa đáng giận lại vừa đáng thương như các nạn nhân - tội nhân này lại là điều xă hội cần phải học. Những đứa con này lệch lạc, các em đă sai, nhưng xin nhắc lại, các em cũng mới chỉ có 18 tuổi. Không phải là con trẻ, nhưng dĩ nhiên c̣n rất non trẻ. Hăy chỉ dẫn, đừng hủy diệt các em.

Các em có cần được tha thứ không? Các em có cơ hội làm lại như những đứa con khác khi chúng mắc sai lầm không?




Dưới góc độ tâm lư học, cần hỗ trợ những em học sinh trong vụ án nâng điểm này bằng con đường tự nhận thức và môi trường xă hội nhân văn, lành mạnh. Có những liệu pháp tâm lư dành cho người bị sốc sau các vụ bê bối, chấn thương tâm lư, bắt nạt. Có những môi trường để các em b́nh phục và ḥa nhập trở lại. Thậm chí là những môi trường chữa trị nếu cần.

Với xă hội, điều cần làm là chấm dứt ngay các chỉ trích ác ư. Hăy chỉ ra chỗ sai và giải pháp chứ không phải rủa xả mạt sát rồi đưa ra các đ̣i hỏi quá sức với lứa tuổi và hoàn cảnh sống của các em, như phải đứng lên chống lại ba mẹ, không được câu kết với cha mẹ, phải …

V́ bạo lực luôn chỉ được trả lại bằng bạo lực nhiều hơn mà thôi.

Chúng ta có đang vô t́nh hay hữu ư làm “kẻ bắt nạt trên mạng” (cyberbully)

Khi đọc những b́nh luận về vụ việc trên, tôi thấy dấu hiệu tốt là mọi người đang rất tham gia vào các vấn đề chính trị xă hội. Nhưng hiện tượng xấu là sự tham gia chưa kiểm soát được hậu quả.

Cứ h́nh dung những em học sinh được nâng điểm đó tựa những đứa con, em, cháu của chúng ta khi phạm sai lầm. Khi chúng phạm phải sai lầm - chuyện này luôn luôn có - chúng ta sẽ làm ǵ? Nhảy xổ vào phán xử? Đ̣i đền tội? Ra rả suốt ngày này qua tháng nọ những lỗi lầm chúng mắc? Lôi những ai thân cận với chúng ra xỉa xói? Nhất cử nhất động của chúng đều bị lôi ra mổ xẻ đến tận chân tơ kẽ tóc?

Với những em ấy, việc tạo cơ hội để chuyển biến thành người không lệch lạc là điều mà xă hội cần phải có trách nhiệm v́ nếu không, đó lại chính là gánh nặng mà xă hội phải mang. Nhưng hiện nay, các em không những phải đối mặt với môi trường gia đ́nh không lành mạnh mà c̣n ngập ch́m trong những đợt khủng bố trên mạng. Hầu như chúng không có cơ hội quay đầu.

Có người nói những học sinh trong cuộc ấy chắc sẽ được gửi ra nước ngoài đi học ngay. Giả sử có điều đó th́ đấy vẫn không phải để đi học mà là để chạy trốn, Vết thương vẫn mang trong ḷng. Sau đó, các em sẽ lớn lên ra sao, trở thành người như thế nào… vẫn là một đáp án phức tạp.

Theo rất nhiều các nghiên cứu được công bố trên các trang về bắt nạt và xâm hại th́ việc khủng bố bằng các h́nh thức khác nhau trên các mạng xă hội, trên các phương tiện truyền thông cá nhân và công cộng đều mang lại các chấn thương về tâm lư và thể chất.

Ai trong chúng ta muốn các người trẻ tuổi sẽ phải chịu những hậu quả như thế này khi họ sai lầm?

Và khi chịu những hậu quả như thế này th́ bao nhiêu phần trăm nạn nhân sẽ tự đứng dậy được? Nếu không tự đứng dậy th́ họ sẽ thành ǵ?

Đó là nhiều câu hỏi cũng nhức nhối không kém những con điểm đă được nâng.

VietBF Sưu Tầm

TinNhanh247
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 04-20-2019
Reputation: 13423


Profile:
Join Date: Oct 2014
Location: GB
Posts: 31,062
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	6.1.png
Views:	0
Size:	7.7 KB
ID:	1368954   Click image for larger version

Name:	6.2.jpg
Views:	0
Size:	45.6 KB
ID:	1368955   Click image for larger version

Name:	6.3.png
Views:	0
Size:	2.4 KB
ID:	1368956   Click image for larger version

Name:	6.4.jpg
Views:	0
Size:	58.3 KB
ID:	1368957  

Click image for larger version

Name:	6.5.png
Views:	0
Size:	7.1 KB
ID:	1368958   Click image for larger version

Name:	6.6.png
Views:	0
Size:	1.3 KB
ID:	1368959   Click image for larger version

Name:	6.7.jpg
Views:	0
Size:	64.5 KB
ID:	1368960  
TinNhanh247_is_offline
Thanks: 16
Thanked 1,570 Times in 1,425 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 10 Post(s)
Rep Power: 41 TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6
TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 20:50.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09987 seconds with 13 queries