Tài liệu giải mật Hiroshima : Tokyo suưt lănh quả bom nguyên tử thứ ba - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Japan Icon Tài liệu giải mật Hiroshima : Tokyo suưt lănh quả bom nguyên tử thứ ba
Đúng 75 năm sau khi quả bom nguyên tử đầu tiên rơi xuống Hiroshima làm hàng trăm ngàn người chết, tuần báo L’Obs cho biết các tài liệu được giải mật của Mỹ và Nhật đă tiết lộ nhiều điều mới mẻ.

V́ sao phải dùng đến bom nguyên tử đối với Nhật ?

Tại sao Hiroshima, một thành phố loại trung b́nh lại được chọn để làm mục tiêu của quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử ? Liệu có cần thả thêm quả bom thứ hai xuống Nagasaki để buộc Nhật phải đầu hàng hay không ? Phải chăng tổng thống Mỹ Truman trước hết muốn gây ấn tượng với Stalin ? Từ cuối Đệ nhị Thế chiến, những câu hỏi này luôn ám ảnh các nhà sử học và những người sống sót.

Cùng với nhịp độ giải mật của Washington và Tokyo, những câu trả lời bắt đầu hiện rơ. Mới đây, việc công bố các liên lạc mật của phía Nhật, mà t́nh báo Mỹ đă bắt sóng được trong suốt cuộc chiến nhờ chiến dịch mang mật danh « Magic », cũng như biên bản các cuộc họp với Nhật hoàng Hirohito vào mùa hè 1945 đă giúp vén lên bức màn bí mật cuối cùng về Hiroshima.


H́nh minh hoạ - internet

Các quan chức cao cấp Mỹ chưa bao giờ có ư định dùng vũ khí nguyên tử để chống lại Đức mà chỉ tấn công Nhật. Hai năm trước, khi nhà máy làm giàu uranium c̣n chưa hoạt động, chưa đủ nguyên liệu chế tạo bom, tướng Groves và ê-kíp của ông đă suy tính về mục tiêu tương lai : căn cứ hải quân lớn nhất của Nhật tại quần đảo Truk. Một sĩ quan đề nghị Tokyo nhưng bị bác v́ quả bom phải nằm thật sâu dưới nước để địch không thể vớt được trong trường hợp nó không nổ, vả lại nếu người Nhật thu hồi th́ cũng không đủ khả năng nghiên cứu như người Đức.

Hai năm sau, ngày 10/05/1945, ngay sau khi Đức đầu hàng và quả bom đầu tiên đă sẵn sàng, một ủy ban « xác định mục tiêu » đưa ra danh sách năm thành phố Nhật. Trước hết là cố đô Kyoto, sẽ tạo được tác động tâm lư mạnh nhất. Thứ nh́ là Hiroshima, cảng công nghệ có kho vũ khí lớn ; Yokohama xếp thứ ba v́ có pḥng không mạnh, rồi đến Kokura và Niigata. Bộ trưởng Chiến Tranh Henry Stimson ban đầu rất hào hứng, nhưng một tuần sau lại lo sợ vũ khí nguyên tử sẽ làm Hoa Kỳ bị mang tiếng xấu « c̣n hơn cả Hitler ». Cùng với sự ủng hộ của tướng Marshall, Kyoto được loại khỏi danh sách và Hiroshima trở thành mục tiêu số 1.

Ngày 18/06, tổng thống Truman họp bộ tham mưu để vạch kế hoạch tấn công Nhật. Thời điểm được ấn định vào ngày 01/11/1945, với 766.000 GI đổ bộ lên đảo Cửu Châu (Kyushu). Số lượng binh sĩ tử trận được dự đoán trong trường hợp tốt nhất là khoảng 31.000 người, nhưng sau khi thế chiến kết thúc, người ta ước tính Mỹ phải thiệt hại từ vài trăm ngàn đến trên một triệu binh sĩ. Trong hồi kư, tổng thống Harry Truman cho rằng quả bom nguyên tử đă tránh cho 250.000 quân nhân Mỹ khỏi thiệt mạng. Dù vậy đi nữa, liệu có nên phá hủy hai thành phố với nhiều phụ nữ, trẻ em ? Liệu Nhật Bản có đang định giải giáp vô điều kiện ?

Tướng lănh Nhật không muốn đầu hàng, kể cả sau Nagasaki !

Tranh căi giảm xuống từ những năm 2000, sau khi chiến dịch « Magic » và bản dịch các tranh luận ở Hoàng cung tháng 8/1945 được giải mật. Người ta khám phá rằng đa số nhà lănh đạo quân đội Nhật không hề muốn đầu hàng, kể cả sau khi Hiroshima đă bị hứng quả bom đầu tiên.

Ngày 26/07/1945, tổng thống Mỹ Truman, thủ tướng Anh Churchill và tổng bí thư Liên Xô Stalin họp ở Potsdam, Đức, đưa ra tối hậu thư cho Nhật, đe dọa « hủy diệt nhanh chóng và toàn bộ », nhưng không cho biết bằng phương tiện ǵ. Một số quan chức Nhật cảm nhận được nguy cơ, thúc giục chính phủ chấp nhận ngay để c̣n có được các điều kiện tốt nhất, nhưng Tokyo chần chừ. Đại sứ Nhật tại Matxcơva, ông Sato tức giận, sợ rằng « toàn bộ nước Nhật sẽ biến thành tro bụi ».

Hai tuần sau tối hậu thư, Hiroshima lănh nhận ngọn lửa hạch tâm. Bộ máy chiến tranh Nhật họp lại trong bunker của Hoàng cung, lần này Nhật chấp nhận đầu hàng, nhưng với điều kiện Nhật hoàng vẫn là lănh đạo. Washington từ chối. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vẫn để ngỏ cánh cửa thương lượng, nhưng một cuộc nghe lén của « Magic » cho thấy phe quân sự Nhật vẫn quyết chiến, bất kể kết quả đàm phán.

Hôm sau, tổng thống Truman ra lệnh thả quả bom thứ hai mang tên « Fat Man ». Do thời tiết xấu, Kokura không c̣n là mục tiêu, mà thành phố cảng Nagasaki bị hủy diệt ngày 13/08/1945. Nhật hoàng lập tức họp các cố vấn. Do sợ một bộ phận quân đội sẽ lật đổ, ông quyết định chấp nhận mọi điều kiện của Mỹ và lần đầu tiên phát biểu với quốc dân trên đài phát thanh.

Tuyên bố của Nhật hoàng phát đi ngày 15/08, vừa đúng lúc để tránh một thảm họa mới. Trước đó một hôm, Truman đă quyết định nếu Nhật không đầu hàng toàn bộ, ông sẽ ra lệnh thả quả bom nguyên tử thứ ba, và mục tiêu lần này là Tokyo !

Đối đầu Mỹ-Trung sẽ c̣n đi xa hơn ?

Xung đột Mỹ-Trung tiếp tục là đề tài được báo Pháp chú ư. Tuần này đến lượt Le Point dành hồ sơ nhiều trang cho vấn đề này. Trang b́a của tờ báo là ảnh tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc mặt đối mặt, với hàng tựa « Họ sẽ đi đến đâu ? »Theo Le Point, trong cuộc so găng giữa hai cường quốc, châu Âu có thể được hưởng lợi với điều kiện phải biết đoàn kết.

Từ khi Trung Quốc trở thành cường quốc thuộc loại hàng đầu, ông Tập Cận B́nh có thái độ ngày càng hung hăng. Đối mặt với ông Tập là tổng thống Mỹ Donald Trump, mà một trong những lư do khiến ông được bầu lên là tâm lư bất măn v́ hàng Trung Quốc làm nhiều công nhân Mỹ mất việc. Cuộc chiến thương mại rồi đến đại dịch virus corona xuất phát từ Vũ Hán càng khiến xung đột lên cao.

« Không thể có ḥa b́nh nhưng cũng khó thể xảy ra chiến tranh », đó là nhận xét của triết gia Raymond Aron năm 1947 về chiến tranh lạnh, có thể áp dụng cho quan hệ Mỹ-Trung hiện nay. Cuộc đối đầu không chỉ về kinh tế, thương mại mà cả chính trị. Nhà nước độc đảng Trung Quốc muốn áp đặt ư thức hệ lên các giá trị dân chủ, ngay cả gu-lắc cũng tái sinh với các trại cải tạo giam giữ cả triệu người Duy Ngô Nhĩ.

Trung Quốc từ đối tác thành đối thủ của EU

Châu Âu trong một thời gian dài không quan tâm những ǵ xảy ra tại Hoa lục, tự hài ḷng qua việc buôn bán với « công xưởng thế giới ». Cách đây vài năm, Pháp, Đức, Anh vẫn c̣n tin rằng Trung Quốc với kinh tế thị trường sẽ trở nên dân chủ, nhưng thực tế Bắc Kinh từ chối mở cửa, ngày càng độc tài hơn. Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông, đe dọa Đài Loan, ngang nhiên vi phạm thỏa thuận với Anh về Hồng Kông khiến h́nh ảnh Bắc Kinh trở nên tồi tệ.

Từ đối tác, Trung Quốc trở thành « đối thủ có hệ thống » của EU. « Ngoại giao khẩu trang » rồi « ngoại giao chiến lang » khiến châu Âu thêm cảnh giác. Khi đại dịch hoành hành, được EU viện trợ 60 tấn trang thiết bị y tế th́ Bắc Kinh yêu cầu kín tiếng, ngược lại khi đến lượt châu Âu bị con virus từ Vũ Hán tấn công, những chuyến hàng khẩu trang được tuyên truyền rầm rộ một cách thiếu liêm sỉ, dù đó là hàng xuất bán chứ chẳng phải cho không.

Trung Quốc c̣n chia rẽ EU : ưu tiên cho nơi này, trừng phạt nơi nọ. Le Point kết luận, các nước châu Âu cần đồng ḷng bảo vệ lợi ích chung trước Bắc Kinh nếu không muốn đóng vai một con cờ trong cuộc chiến tranh lạnh mới. Trâu ḅ húc nhau ruồi muỗi chết, nếu Liên Hiệp Châu Âu (EU) không muốn bị chà đạp, th́ phải biết cách làm cho người khác tôn trọng ḿnh.

Bức tường Berlin sụp đổ, nhưng Stasi hồi sinh tại Hồng Kông

Về Hồng Kông, Le Point cho rằng Stasi đă được dựng dậy tại đặc khu. Sáng tinh mơ 08/07 những con đường c̣n vắng tanh, văn pḥng an ninh quốc gia được khai trương tại Hồng Kông, với một ít nhà báo được chọn lọc kỹ càng để tránh người biểu t́nh kéo đến. Giám đốc Trịnh Nhạn Hùng (Zheng Yanxiong) nổi tiếng v́ vụ đàn áp dân làng Ô Khảm ở Quảng Đông. Hai người phó là Lư Giang Chu (Li Jiangzhou) lâu nay phụ trách việc liên lạc giữa công an Trung Quốc và Hồng Kông, c̣n Tôn Thanh Dă (Sun Qingye) là quan chức t́nh báo.


H́nh minh hoạ - internet

Thực chất đây là một chi nhánh của an ninh Trung Quốc, có thể so sánh với cơ quan mật vụ Stasi của Đông Đức cũ. Cựu ngoại trưởng Anh Ernest Bevin năm 1949 gọi Hồng Kông là « Berlin của châu Á », nhưng nay lịch sử đảo ngược : đô thị này từ thế giới tự do rơi vào bàn tay độc tài, một t́nh huống chưa có xă hội nào gặp phải kể từ sau Đệ nhị Thế chiến.

Hôm 01/07 bất chấp cấm đoán và đe dọa, người dân vẫn biểu t́nh. Tuy nhiên trong số 370 người bị bắt chỉ có 10 người bị cáo buộc theo luật an ninh mới, và chỉ 1 trong 10 người này bị tạm giam. Theo luật sư, cảnh sát Hồng Kông vốn quen theo luật thừa hưởng từ thời Anh, không biết xử trí ra sao. Đến 06/07, chính quyền mới công bố các quy định cụ thể theo luật an ninh mới.

Ngày 29/07, mẻ lưới đầu tiên mới chụp xuống bốn sinh viên tuổi từ 16 đến 21 của nhóm Student Localism tuy nhóm này đă giải thể. Do nhóm không bạo động nên bị buộc « tội phạm về tư tưởng » với khung h́nh phạt đến chung thân, nhưng dường như thiếu chứng cứ nên trưởng nhóm Chung Hàn Lâm (Tony Chung Hon Lam) được tại ngoại hầu tra.

Anh cùng nhiều thành viên gần đây bị theo dơi sát sao. Tỉ phú Lê Trí Anh (Jimmy Lai), chủ báo đối lập Apple Daily cho biết có một xe tải nhẹ giám sát thường xuyên đậu trước nhà ông. Bắc Kinh thưởng tiền cho một số nhà báo thiếu lương tâm cung cấp thông tin về Lê Trí Anh, c̣n Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) sau vụ đụng độ với một trong những kẻ theo dơi đă kêu gọi giúp đỡ để thuê một người bảo vệ.

Cuộc thanh trừng của Trung Quốc đă bắt đầu tại đặc khu

Chung Hàn Lâm có « vinh dự » trở thành nhà hoạt động đầu tiên bị bắt theo luật an ninh, do anh là một mục tiêu dễ tổn thương. Hầu như ở nước ngoài không ai biết đến, sinh viên 19 tuổi này đứng đầu một nhóm chỉ khoảng 50 người, và chủ trương độc lập chỉ được khoảng 10-20% người Hồng Kông ủng hộ. Tiếp đến 12 ứng cử viên dân chủ trong đó có Hoàng Chi Phong bị gạt khỏi danh sách cùng với 4 thành viên của một đảng đối lập. Nhưng chiến thắng vẫn chưa chắc đứng về phía chính quyền, nên cuộc bầu cử Nghị Viện bị dời lại sang năm 2021 với cớ dịch Covid.

Chuyên gia Jean-Pierre Cabestan thú nhận bản thân ông cũng bất ngờ với bàn tay sắt của Bắc Kinh, quyền tự trị của Hồng Kông chỉ c̣n là ảo tưởng. Tại Văn pḥng liên lạc, mỗi cố vấn phụ trách một lănh vực, thực hiện các chỉ thị từ Bắc Kinh tuy trên lư thuyết chính quyền Hồng Kông vẫn điều hành. Giáo sư Cabestan nêu ra một nghịch lư là lănh đạo các tỉnh ở Hoa lục có thể bảo vệ quyền lợi địa phương của ḿnh tốt hơn chính quyền Hồng Kông.

Phía sau các đại diện của Bắc Kinh là một dự án đầy tham vọng : thay đổi xă hội Hồng Kông bằng giáo dục và tuyên truyền. Cuộc thanh trừng đă bắt đầu tại các trường đại học với việc sa thải hai ông Thiệu Gia Trăn (Shiu Kachun) và Đái Diệu Đ́nh (Benny Tai), việc bắt giữ Chung Hàn Lâm là phát súng cảnh cáo cho những sinh viên bắt đầu tham gia đấu tranh từ năm 2019.

Đài Loan không phải là nước duy nhất bị Trung Quốc đe dọa

Liên quan đến một vùng đất khác đang chịu sức ép nặng nề của quân đội Trung Quốc là Đài Loan, ngoại trưởng Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu) khi trả lời phỏng vấn tuần báo Pháp đă khẳng định « Đài Loan không phải là nước duy nhất trong tầm ngắm của Trung Quốc ».

Phản bác tuyên bố của ông Josep Borrell, người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu « Trung Quốc không phải là mối đe dọa cho ḥa b́nh thế giới », ông Ngô Chiêu Tiếp nhấn mạnh, nh́n từ châu Âu, Trung Quốc quá xa xôi, nhưng Đài Loan chỉ cách chưa đầy 200 km, cảm nhận rất rơ áp lực.

Từ đầu năm, không chỉ cho phi cơ và chiến hạm lượn lờ xung quanh ḥn đảo mà Bắc Kinh c̣n lớn tiếng đe dọa sẽ sử dụng vũ lực. Nhật Bản cũng trong t́nh trạng báo động thường trực ở Biển Hoa Đông. Tại Biển Đông, việc Trung Quốc quân sự hóa khiến các nước Đông Nam Á phải cứng rắn hơn, chưa kể vụ đụng độ với Ấn Độ tại biên giới. Trong nước, Bắc Kinh đàn áp Tân Cương, Tây Tạng và bây giờ đến lượt Hồng Kông, hủy hoại mô h́nh dân chủ và Nhà nước pháp quyền tại đặc khu.

Về việc Trung Quốc t́m cách khống chế các tổ chức quốc tế mà điển h́nh là Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hay Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Interpol, ngoại trưởng Đài Loan nhắc lại kinh nghiệm đau thương với Liên Hiệp Quốc. Khi cho Trung Quốc gia nhập năm 1971, nghị quyết 2758 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ghi rằng Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa là đại diện duy nhất, c̣n đại diện của ông Tưởng Giới Thạch bị trục xuất. Hoàn toàn không nói đến Đài Loan. Bắc Kinh vịn vào đó để diễn dịch rằng Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc.


Theo RFI

cuopbank
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
cuopbank's Avatar
Release: 08-09-2020
Reputation: 10869


Profile:
Join Date: Jul 2008
Location: US
Posts: 2,240
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1 E9TZYdnuluRLfcLKqJAyag.jpeg
Views:	0
Size:	329.2 KB
ID:	1633247  
cuopbank_is_offline
Thanks: 2
Thanked 311 Times in 213 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 3 Post(s)
Rep Power: 18 cuopbank Reputation Uy Tín Level 6
cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6cuopbank Reputation Uy Tín Level 6
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 11:45.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10532 seconds with 15 queries