Miếng Ăn - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Miếng Ăn
Sáu giờ sáng. Vừa mới thức dậy, My xem liền tin nhắn của gia đ́nh trong cell phone. Mấy chị em vẫn thường dùng cách “text” để tṛ chuyện với nhau. Bên này là sáng sớm, bên Việt Nam mọi người đă ăn xong cơm tối.

Em gái út nhắn:

“Hôm nay chùa cho mấy ổ bánh ḿ, để trước nhà, ḿnh ra lấy.”

My trả lời:

“Vậy sao? Tốt quá! Bữa trước em nói thèm bánh ḿ nhưng không đi mua được. Nay th́ ước ǵ được nấy rồi nhé!”

“Mấy bữa chùa cho gạo, em không lấy, để nhường cho người nghèo hơn. Chùa bảo cứ lấy đi, chùa cho đồng đều hết. Hôm nay gặp bánh ḿ nên em lấy. Chùa c̣n bỏ tiền ra để đi thu mua rau ở các nhà vườn, về phát cho người dân quanh đây. Nhà ḿnh hay đi cúng chùa, nên chùa cho lại như phát lộc. Ḿnh lại đóng góp tiếp cho chùa.”

“T́nh h́nh bên đó sao rồi, em?”

“Chị ơi, hôm nay khu vực gần nhà ḿnh bị phong tỏa. Sắp tới chắc lại khó khăn thêm. Lo nhất là mua không được hàng, nhất là thức ăn.”

Hai chị em kể hết chuyện nọ đến chuyện kia cho bớt căng thẳng. Kể cho đến khi em gái chào để đi ngủ.

Đến đêm ở bên này, My lại trằn trọc khi nghĩ đến miếng ăn. My vẫn luôn nhớ câu Má hay nói:

“Miếng ăn là miếng tồi tàn,

Mất ăn một miếng lộn gan lên đầu.”

Hồi nhỏ nghe câu ca dao này cảm thấy tức cười, nhưng nghe Má giải thích My thấy thấm thía vô cùng. Chắc cũng không mấy ai mất ăn mà tức giận dữ dội lắm đâu! Nhưng nói miếng ăn quư giá th́ chắc đúng. Đặc biệt là trong những ngày thiếu thốn, xếp hàng cả ngày để mua gạo. Mà nếu không mua được th́ người ta buồn lắm. Nhưng rồi có được trăm phần trăm gạo đâu! C̣n có thứ độn nữa, không khoai lang hay khoai ḿ xắt lát phơi khô, th́ bo bo, và cả bột ḿ. Miếng ăn lúc đó không c̣n là miếng tồi tàn, mà quư lắm. Cái thời phải chuyển đổi từ mua bán tự do sang cách mua hàng phân phối, cũng khó khăn lắm để thích nghi. Đôi khi con người c̣n có tâm trạng buồn chán, tự hỏi tại sao ḿnh lại phải chạy theo miếng ăn hàng ngày như vậy. Ba của My, ông công chức quanh năm quen công việc văn pḥng, từ chối măi không chịu mang những thực phẩm được “phân phối” về nhà. Ông nói ông không quen! Cuối cùng ông cũng chịu thua, v́ không nỡ để gia đ́nh thiếu ăn.

Đó là câu chuyện của thời cách nay mấy mươi năm. Sau này, khi cuộc sống tương đối thong thả hơn, đă xuất hiện những cảnh ở thành thị nhiều người ăn uống thừa mứa, thậm chí phung phí thức ăn. Nhưng người dân nghèo, người ở miền quê, người ở miền núi th́ vẫn không đủ ăn, vẫn phải vất vả kiếm sống. Cái ăn hàng ngày luôn là một nỗi nhức đầu…

Rồi trong giấc ngủ chập chờn, My mơ thấy ḿnh đang trở về những ngày tháng sau cuộc “đổi đời” cách nay mấy mươi năm. My thấy bà ngoại mỗi ngày ngồi lượm gạo, nhặt những hột sạn gom lại một đống, nh́n mà rùng ḿnh. Chưa hết, những con sâu gạo cũng đông đảo không kém! Bà ngoại nói lượm gạo riết thành “cái nghề” cho bà, một cái nghề không lương, cũng vui! My mơ thấy Má đem bo bo đi xay cho vỡ ra, nấu dễ mềm, và đỡ làm đau bao tử. Bo bo có cái tên mỹ miều là “cao lương” nhưng ai cũng sợ, không muốn ăn. My mơ thấy mấy chị em lựa những lát khoai lang, khoai ḿ bị mốc đem bỏ. Mà đa số là đă mốc! My mơ thấy hôm nào mua được bột ḿ để ăn độn là coi như hôm đó trúng số. Mấy chị em xúm lại tập làm bánh ḿ, làm ḿ sợi, làm nui. Những ngày đến trường, đem một “lon gô” cơm hay nui, ḿ, bo bo, ăn với muối ớt, là xong, cho cái bụng được vững để vào giảng đường, vào pḥng thực tập.

Đó là cảnh “đổi đời” của người dân. C̣n cảnh “đổi đời” của những người bị giam trong những nơi gọi là “trại cải tạo” nữa, giấy bút nào tả cho hết! Lúc cái đói trở nên khủng khiếp, người tù t́m bất cứ thứ ǵ để ăn cho no bụng, bất kể đó là rắn rết, chuột bọ hay côn trùng. Chỉ với một ước muốn: sống c̣n để trở về với người thân!


2

Sài G̣n đang trong một mùa hè nóng bỏng. Không phải chỉ v́ thời tiết, mà như đang ở trong một cuộc chiến. Sài G̣n giới nghiêm! Nói theo từ ngữ thời đại là phong tỏa. Sẽ có dây giăng, rào chắn để không ai ra vào khu vực cách ly. Người có xét nghiệm dương tính với Covid sẽ phải vào khu cách ly. Dịch bệnh mang lại sự sợ hăi đă đành, cái ăn cũng là một nỗi âu lo. Chợ búa đóng cửa, xe cộ nằm ụ nên không chuyên chở được hàng. Người dân dù có tiền cũng không mua được thức ăn.

Hôm nay em gái út nhắn tin, kể:

“Nhà kia có một vạt rau muống thật tốt. Họ để tấm bảng chữ in rơ ràng: Điểm tặng rau miễn phí. Ai cần đến lấy. Thêm một tấm bảng to, ghi chữ viết tay: Rau muống giải cứu. Ai mua th́ bán, 5 ngàn một bó. Ai xin th́ cho. Tự bỏ bọc, xin đừng bới móc.”

“Nghe dễ thương quá, em à!”

“Dạ, bây giờ nhiều nơi làm như vậy đó chị! Quyên được nhiều tiền như nhà chùa, nhà thờ, th́ mua gạo, ḿ gói, hàng hóa thiết yếu đem tặng bà con. Người trồng được rau quả th́ nửa bán nửa cho, như nhà trồng rau muống kia vậy. Không có xe chuyên chở, chẳng lẽ đem đổ bỏ, mang tội.”

“Hơn thế nữa, em à! Đó là sự tử tế, là ḷng thương người, là sự đùm bọc.”

“Đúng vậy. Chị biết không, nhiều người mang thực phẩm đến tặng cho những người ở trong khu cách ly đang rất thiếu thốn, rất tội.”

“Em gái có nhớ năm ngoái nước Mỹ thê thảm thế nào? Ai nghe nói cũng xót xa cho nước Mỹ. Số người nhiễm Covid và số người chết hàng ngày thật không thể tưởng tượng được. Nay nước Mỹ tương đối yên ổn rồi v́ đă có vaccine. Nhưng cả thế giới sẽ không thể yên ổn nếu vẫn c̣n dịch bệnh.”

“Nay đến lượt Việt Nam!”

Có một khoảng lặng, hai chị em không viết ǵ. Rồi cùng một lượt, hai câu giống nhau:

“Má có buồn v́ con cháu không thể tụ họp ở nhà Má không?”

“Má buồn, hơi trách móc, nhưng đành chịu, phải giải thích cho Má hiểu thôi!”

“Chị không biết đến bao giờ mới có thể về được để thăm Má!”

Em gửi một cái h́nh “emoji” mặt buồn.


3

Hôm nay em hỏi một câu rất hay:

“Ở bên Mỹ, lúc dịch bệnh, có khi nào phải nhịn ăn không chị?”

“Ồ, có chứ em! Người ta hạn chế đi chợ, hạn chế đi ăn tiệm, nên ăn uống trong nhà cũng phải dè xẻn. Có khi ḿnh nhịn bớt để… mọi người ăn nhiều một chút.”

“Vậy là giống Má ngày xưa.”

“Đại khái là vậy.”

“Mấy bà mẹ thường vậy ha!”

“Thuở di tản, em út c̣n bé quá chắc không nhớ, bữa nào Má ḿnh cũng nấu một nồi cơm cho mấy chục người ăn, thêm một nồi canh to, một nồi cá to. Nhưng ngày nào bụng Má cũng đói meo.”

“Hi hi, mấy bà mẹ là vậy.”

“Em út biết không, xưa nay ở xứ ḿnh, có những gia đ́nh nghèo, trẻ con có thói quen ăn cơm không, có miếng thịt th́ chừa lại. Ăn mấy chén cơm cho no bụng, miếng thịt vẫn c̣n nguyên, để dành đến cuối cùng…”

“Người ḿnh đa số nghèo khổ ha chị!”

“Ừ. Bởi vậy, lúc học trung học, khi chị kể câu chuyện cha mẹ con cái trong một gia đ́nh nhường nhau một con tôm do người mẹ đi chợ lượm được về kho, chị được cô giáo Việt Văn khen, các bạn cũng tấm tắc khen cảm động. Nếu bây giờ kể câu chuyện này th́ sao nhỉ?”

“Ngày xưa ăn tôm là sang hả chị?”

“Tùy nhà thôi! Nghèo th́ cái ǵ cũng quư. Mà ngộ lắm, ăn thịt gà là sang, ăn cá là nghèo. Qua bên Mỹ th́ ngược lại, thịt gà rẻ, coi như b́nh thường. C̣n ăn cá là “healthy” tức là lành mạnh. Ăn cá là sang.”

“Ngộ quá ha chị!”

“À, c̣n nữa, có một dạo người Việt ḿnh hay nói đến thức ăn “xuất khẩu” để chỉ những mặt hàng phẩm chất cao. Đương nhiên, giá cả cũng cao. Do đó, người dân nghèo khó ḷng mua được hàng “xuất khẩu” để dùng. Thí dụ, tôm xuất khẩu th́ người nghèo chẳng bao giờ thấy. Thời đó, ra chợ, thấy có bán đầu tôm xuất khẩu. Có nghĩa là… cái ḿnh con tôm th́ đă được xuất ngoại rồi!”

“Hi hi, nói chuyện thức ăn cho vui, quên dịch bệnh ha chị!”

“Ừ.”

“Ở bên ḿnh bây giờ người ta cũng dùng cách đặt hàng online, tiện lắm chị à! Nhưng chỉ có một số nào đó thôi, c̣n đa số dân ḿnh mua hàng theo cách truyền thống, cầm tiền mặt ra chợ, mua bán, trả giá, khen chê… Bây giờ cách này gặp khó khăn, v́ ngăn sông cấm chợ. Có một nghề mới, gồm những người đi giao hàng, được gọi là “shipper” nghe hay ha! Họ thường đi bằng xe gắn máy, giao hàng tận nhà. Nhưng lúc này họ cũng gặp không ít khó khăn.”

“Thời Covid bên Mỹ cũng vậy. Người giao hàng an toàn hơn, nhưng cũng tránh tối đa việc tiếp xúc. Họ đặt các túi hàng trước cửa nhà ḿnh, bấm chuông rồi đi. Ḿnh chờ mười mấy phút rồi ra lấy. Thức ăn đem vào đều được rửa sạch sẽ trước khi cất hoặc dùng. Lúc chưa có vaccine, chỉ trông mong vào chiếc khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng cách và tránh tụ họp. Sau này, chích vaccine rồi, nhiều người cũng vẫn giữ những thói quen đó. Thật ra, điều ǵ tốt th́ ḿnh cứ làm thôi!”


4

Vẫn là trong giấc mơ chập chờn, My thấy những người bệnh nằm trong bệnh viện, với máy trợ thở. My nghe tiếng xe cứu thương hụ c̣i đưa người vào khu cách ly. My thấy ḿnh cầu khấn các đấng thiêng liêng cứu dân ḿnh. Rồi My tự nhủ ḷng, thôi th́ nghĩ tới miếng ăn… chắc đỡ sợ hơn!

Và thật thế, miếng ăn là miếng tồi tàn, như Má nói, nhưng quư giá lắm. Nghĩ đến miếng ăn, tự nhiên bớt sợ. Chẳng trách nhiều người t́m đến sự ăn uống như một cách để giảm buồn phiền. Nhiều người xem ăn uống là một nghệ thuật. Thời đại dịch, ngay cả ở nước Mỹ, cái ăn cũng trở nên thiết yếu, quan trọng vô cùng. Nhưng trên tất cả, miếng ăn là phương tiện truyền tải ḷng nhân, t́nh thương yêu, sự đùm bọc. Chị em ở Mỹ thời đại dịch không tụ họp với nhau được, vẫn không quên nấu hoặc mua những món ăn, đem đến để trước cửa nhà nhau. Ở Việt Nam bây giờ cũng vậy. C̣n nữa, có những người ở tỉnh khác, t́m mọi cách gửi thực phẩm về tiếp tế cho Sài G̣n. Người ở các vùng quê cũng nói thương Sài G̣n lắm!

Một thuở, Sài G̣n và những nơi khác có những thùng bánh ḿ miễn phí, những thùng trà đá miễn phí, dành cho người nghèo, người lao động, người lỡ đường… Một thuở, Sài G̣n và những nơi khác c̣n có những quán cơm mang tên Nụ Cười, quán cơm T́nh Thương, mang h́nh bóng của những Quán Cơm Xă Hội thời Việt Nam Cộng Ḥa. Người ta vẫn sống với nhau bằng tấm ḷng!

My thiếp ngủ trong một niềm ao ước…


Tháng 7/2021

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 09-18-2021
Reputation: 200802


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,001
Last Update: None Rating: None
Attached Images
 
florida80_is_offline
Thanks: 7,276
Thanked 45,822 Times in 12,742 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139 florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 17:17.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08560 seconds with 15 queries