Việt Nam Cộng Ḥa lừng lững đi vào ḷng đất nước - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Supseries Resize Việt Nam Cộng Ḥa lừng lững đi vào ḷng đất nước
1. 30/4/1975, Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) tức tưởi chết!

Đọc được từ một email t́nh cờ lạc vào inbox tôi:

“C̣n nhớ trưa ngày 30/4/1975 dưới bầu trời u ám như muốn đổ lệ, tôi đứng ngay cổng xe lửa số 6 trên đường Trương Minh Giảng – Phú Nhuận. Lúc đó lính Cộng Ḥa đă trút bỏ quần áo đi bộ từng đoàn thất thểu. Súng ống, ba-lô, quân phục họ vất đầy lề đường. Xe tăng và các binh đoàn Motolova của Cộng Sản đă tràn vào thủ đô Sài G̣n, chạy rầm rầm hướng về Bộ Tổng Tham Mưu. Chung quanh ai cũng hốt hoảng lo t́m đường chạy về nhà, giờ này đi di tản kể như đă quá trễ. Lâu lâu lại thấy một vài đứa khốn nạn Cách Mạng 30/4 đeo băng đỏ ngồi trên xe Jeep cầm súng chĩa lên trời, chúng bắn từng tràng đạn chào mừng ngày Giải Phóng. (…)

Sau ngày 30/4 vào khoảng tháng 5 khi có chiến dịch Bài Trừ Văn Hóa Đồi Trụy Mỹ Ngụy, có một vụ chấn động Sài G̣n là vụ nổ ở một tiệm cho mướn sách cũ. Chủ tiệm lùa hết bọn đeo băng đỏ vào trong rồi mở kíp lựu đạn tự sát cho dính chùm. Nghe đâu chết vài mống Cách Mạng 30/4, ông chủ cũng chết. Tiệm này nằm trong phường 10, quận Phú Nhuận (chung với phường của nhà ḿnh bên đường Thiệu Trị – Nguyễn Huỳnh Đức). C̣n một vụ khác vào khoảng năm 1976, có một gia đ́nh bên khu đường rầy xe lửa hướng đi ra Cống Bà Xếp. Gia đ́nh này có hai vợ chồng và tám đứa con. V́ căm phẫn chế độ Cộng Sản, họ đă t́m ra đường thoát. Hôm đó, họ nấu một nồi cháo vịt, bỏ thuốc giết chuột vô, cả nhà cùng ăn chung bữa cuối cùng rồi nắm tay nhau chết hết...."...

Đọc được từ một nữ bộ đội miền Bắc, sau này là nhà văn nổi tiếng Dương Thu Hương:

“Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài G̣n năm 1975, trong khi tất cả mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười th́ tôi lại khóc. V́ tôi thấy tuổi xuân của tôi đă hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp v́ nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà v́ tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ.”

2. Chao ôi, đă bốn mươi lăm năm rồi kể từ cái ngày tang thương 30/4/1975!

Trong những ngày này, khi tất cả chúng ta ngậm ngùi nhớ lại thời điểm bi thảm đó, th́ trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, chính quyền Cộng Sản Việt Nam đang cố gắng vô hiệu hóa công hàm nhượng bộ Trung Quốc của thủ tướng VC Phạm Văn Đồng năm 1958 bằng cách khẳng định tính cách hợp pháp của chế độ VNCH trong cuộc đấu tranh pháp lư giành lại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua hai Công Hàm 257-HC năm 2016 và A/72/692 năm 2018 do họ gửi cho Liên Hiệp Quốc. Xin dẫn một trích đoạn liên hệ:

“Từ khi quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1956, chính quyền VNCH đă tiếp quản quần đảo Trường Sa từ Pháp. Bằng Sắc Lệnh Số 143-NV đề ngày 22 tháng 10 năm 1956, Chính Phủ nước Việt Nam Cộng Hoà đă chuyển quần đảo Trường Sa từ tỉnh Bà Rịa về tỉnh Phước Tuy. Trong khoảng thời gian giữa 1954 và 1975, Việt Nam tạm thời bị chia thành hai phần. Do vị trí địa lư, vào thời gian này, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được đặt dưới quyền cai trị của chính phủ VNCH (Miền Nam Việt Nam). Như thế, sự kiện chính phủ VNCH hành xử việc cai trị lănh thổ hai Quần Đảo trong thời điểm đó là phù hợp với thực tế và luật pháp trong bối cảnh của giai đoạn này. Thông lệ quốc tế chỉ rơ rằng trong thời Chiến Tranh Lạnh, có sự hiện diện của hai quốc gia giống Việt Nam như Đức, Yemen…(…) Vào năm 1975, sau khi Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm cứ quần đảo Hoàng Sa (vào tháng 1 năm 1974), Chính Phủ VNCH đă công bố một Bạch Thư đưa ra những bằng chứng lịch sử xác định một cách rơ ràng và đầy thuyết phục chủ quyền lâu dài của Việt Nam trên hai quần đảo này.”

Trong lúc nguy cấp, rốt cuộc, nhà cầm quyền Cộng Sản buộc phải bỏ cái thói kiêu ngạo cố hữu, chính thức thừa nhận sự hiện hữu hợp pháp của VNCH như một cái phao cứu sinh.

Thực tế là, VNCH đă từng là một quốc gia có cương thổ, có quân đội, có chủ quyền pháp lư, được 87 quốc gia trên thế giới công nhận và đă là thành viên của nhiều Uỷ Ban trong Liên Hiệp Quốc, trong lúc vào thời điểm đó, chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa của miền Bắc chỉ được một số rất ít các quốc gia trong khối Cộng Sản thừa nhận.

Khi nói đến VNCH, thường th́ người ta chỉ nghĩ đến các chính quyền: chính quyền Ngô Đ́nh Diệm, chính quyền Nguyễn Khánh, chính quyền Nguyễn Cao Kỳ, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu… Và khi nghĩ đến các chính quyền, người ta chỉ nh́n thấy một VNCH đầy những h́nh ảnh tiêu cực: tham nhũng thối nát, thay ngôi đổi chủ xoành xoạch, lệ thuộc ngoại bang…và dựa vào đó, quy cho VNCH là phồn vinh giả tạo, là đầy dẫy các tệ nạn xă hội, là bất công, áp bức, vân vân và vân vân. Thực ra, cũng như những quốc gia khác, VNCH là một tổng thế, có cái tiêu cực, nhưng không thiếu những điều tích cực. Và những điều tích cực đó là h́nh ảnh của một VNCH khác, đẹp đẽ, nhân bản, dân tộc, thường bị che giấu bởi thiên kiến hay bị xuyên tạc một cách bất công.

Với riêng tôi (mà cũng là cả thế hệ chúng tôi) sinh trưởng trong ḷng chế độ VNCH, nơi chúng tôi được trưởng thành như những con người tự do, được học hành, được mơ ước, được tranh đấu chống bất công, áp bức, nói tóm lại, được tự hào là người Việt Nam, th́ VNCH không chỉ là một một quốc gia, một dân tộc mà hơn thế nữa, đó là một quá khứ thân thuộc, êm đềm, sinh động, đa dạng và phong phú. VNCH tuy không c̣n nữa, nhưng với chúng tôi, VNCH không hề biến mất.

3. Người bạn học thời trẻ của tôi, Lê Hiếu Đằng, một cán bộ Cộng Sản hoạt động nằm vùng, trong “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…”, kể lại:

“Nhắc đến đây tôi có một kỷ niệm khó quên: ba tôi và mẹ Lư Thiện Sanh nóng ḷng v́ đă đến ḱ thi Tú tài II nhưng chúng tôi vẫn bị nhốt trong tù. V́ vậy ông bà làm đơn hú họa xin hai chúng tôi ra thi. Thế mà chính quyền Thừa Thiên-Huế lúc đó lại giải quyết cho ra thi. Tôi theo ban C Triết học nên chỉ c̣n vài ngày nữa là thi, ba tôi gửi một số sách vào cho tôi. May mắn lúc đó tôi đă đọc nhiều sách triết học của các Giáo sư Nguyễn Văn Trung, Trần Văn Toàn và các tạp chí Sáng tạo, Hiện đại của nhà văn Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, nhà thơ Nguyên Sa, Tô Thuỳ Yên, v.v., kể cả quyển sách viết về Nietzsche của Nguyễn Đ́nh Thi trước năm 1975. Gặp đề thi triết khá hay tôi tán đủ điều, đậu hạng thứ dễ dàng. C̣n Lư Thiện Sanh học ban B vốn rất giỏi nên đậu hạng b́nh thứ. (…) Tôi không biết với chế độ gọi là “ưu việt” hiện nay có người tù nào đă được cho ra đi thi như chúng tôi hay không?”

Những chi tiết Lê Hiếu Đằng tŕnh bày ở trên là hoàn toàn chính xác, theo tôi. Lê Hiếu Đằng học Đệ Nhất C, Lư Thiện Sanh và tôi Đệ Nhất B, dù không ngồi cùng lớp, nhưng thường hay đi cà phê cà pháo, bàn luận chuyện văn chương thế sự với nhau. Các bạn nào đă từng học Quốc Học vào thời điểm đó (1964) đều ít nhiều biết rơ vụ Lê Hiếu Đằng và Lư Thiện Sanh bị bắt giam v́ bị nghi là hoạt động cho Cộng Sản, nhưng được chính quyền địa phương cho mang sách vở vào lao Thừa Phủ học thi, được ra đi thi như những học sinh b́nh thường khác và rồi đậu tú tài II.

Được phóng thích sau gần nửa năm bị cầm tù, Lê Hiếu Đằng tiếp tục tham gia hoạt động cho Cộng Sản ở các trường đại học Sài G̣n, c̣n Lư Thiện Sanh theo học Y Khoa, tốt nghiệp bác sĩ, làm việc tại bệnh viện Nguyễn Văn Học, Gia Định. Thành thật mà nói, trong nhiều bài viết có tính cách phản tỉnh một cách triệt để vào lúc cuối đời của Đằng, th́ những ḍng này khiến tôi cảm động, v́ anh nêu ra một chi tiết rất nhỏ nhưng lại nói được một điều khá lớn và đầy ư nghĩa. Những cái “ưu việt” của Cộng Sản mà Đằng đă từng v́ chúng mà theo suốt cuộc đời, hóa ra không thể so sánh được với cái “nghĩa cử” đầy t́nh người của chính quyền Thừa Thiên-Huế hồi đó. Nghĩa cử này chắc chắn không xuất phát từ ḷng xót thương của một cá nhân, hay từ lỗ hổng của luật pháp mà từ cái cơ chế b́nh thường của nó, của VNCH. Biết đâu chính cái chi tiết nho nhỏ này đă ám ảnh Đằng và là động lực khiến anh chọn lựa ra khỏi đảng Cộng Sản vào lúc cuối đời!

Nhân chi tiết khá lư thú đó, tôi thấy cần phải giới thiệu lại một bài viết, đúng hơn là một phần trong tập hồi kư của một trong những khuôn mặt trí thức tả khuynh nổi tiếng hàng đầu ở miền Nam trước năm 1975, giáo sư Nguyễn Văn Trung:

“Tưởng niệm Việt Nam Cộng Ḥa” (In memoriam Việt Nam Cộng Ḥa); hồi kư này đượcviết từ năm 1993 và được công bố lần đầu tiên trong tạp chí Văn Học (Cali) năm 2000. Giới thiệu phần hồi kư đặc biệt này, tạp chí Văn Học viết, “Chúng tôi xem bài viết của giáo sư Trung là một biểu hiện của sự liêm khiết và can đảm của người trí thức, v́ cho đến nay, trên toàn cầu, giới trí thức khuynh tả vẫn chưa có can đảm ‘tự phán’ một cách ṣng phẳng, rốt ráo. Họ không dám nhận rằng chỗ đứng an toàn của họ không đâu khác hơn là xă hội cho phép họ được công khai bày tỏ lập trường khuynh tả, và khi chế độ bị họ khinh miệt tiêu vong, để thay thế bằng một chế độ toàn trị, th́ số phận của họ cũng bị tiêu vong theo. Hay nói như Giáo sư Nguyễn Văn Trung, ‘tham gia cách mạng là tham gia vào một quá tŕnh tự tiêu diệt sau này’.” (Thư ṭa soạn)

Qua hồi kư, Nguyễn Văn Trung đă phác họa lại h́nh ảnh chân xác của VNCH bằng cách hướng cái nh́n vào một số nét cụ thể khá đa dạng và phong phú không lệ thuộc vào các chính phủ, thường bị bỏ quên hay bị che mờ bởi thiên kiến hay bởi một nhăn quan lệch lạc, thậm chí có tính cách thù nghịch. Một trong những nền tảng của VNCH là cơ chế công chức. Theo ông,“Khi người Pháp ra đi, một trong những điều tích cực của họ để lại là một số thể chế nhà nước, cụ thể là một nền hành chánh và một giới công chức được đào tạo theo tinh thần phân biệt tôn giáo và nhà nước.”

Trong ṿng 20 năm (1955-1975), dù có nhiều thay đổi trong chính phủ, cái hệ thống hành chánh, guồng máy đó vẫn như thế, vẫn chạy đều như không có ǵ xảy ra. Công chức cấp dưới có tŕnh độ văn hóa tương đối, c̣n công chức cao cấp tối thiểu cũng có bằng tú tài hay tốt nghiệp đại học. Và dù ở cấp nào, giới công chức vẫn giữ phong cách của những người làm việc công: mực thước, tôn trọng của công, tôn trọng luật pháp và phục vụ công chúng.

Một đặc điểm khác của VNCH là “xă hội dân sự”. “Những ‘chính quyền’ hay [những] thay đổi ở miền Nam cần phân biệt với ‘chế độ xă hội’ miền Nam ít nhiều vẫn duy tŕ và phát huy những sinh hoạt của điều mà ta gọi là xă hội dân sự (société civile).”(…)

“Nếu phân biệt ‘xă hội công’ (le social public) với ‘xă hội tư’(le social privé) th́ ‘xă hội dân sự’ là một loại h́nh xă hội trong đó nhà nước không can thiệp vào xă hội tư về các quan hệ nghề nghiệp, giáo dục, tư tưởng, văn hóa, cứu tế, liên đới xă hội và các quan hệ về mặt t́nh cảm (gia đ́nh, họ hàng, bè bạn, thầy tṛ…). Xă hội dân sự miền Nam, do đó, là một xă hội đa dạng với vô số tổ chức, hội đoàn tư nhân lớn, nhỏ hoạt động độc lập và hợp pháp, được chính quyền tôn trọng và giúp đỡ từ tôn giáo, nghề nghiệp, cho đến kinh doanh, văn nghệ, vân vân. Lợi dụng điều này, người Cộng Sản đă đứng ra thành lập nhiều hội đoàn, tổ chức hợp pháp để ngụy trang cho các hoạt động của ḿnh. Có thể đây chính là lư do khiến nhà cầm quyền Cộng Sản hiện nay rất sợ h́nh thức “xă hội dân sự”.

Đề cập đến pháp lư và đạo lư, Nguyễn Văn Trung viết, “Một trường hợp cũng khá phổ biến trước đây ở miền Nam: Trong cái thế đối lập giữa hai trật tự: trật tự pháp lư chính trị và trật tự đạo lư t́nh người, có những lựa chọn trật tự cao hơn (đạo lư t́nh người), chẳng hạn anh em, con cháu, bạn bè theo Việt Cộng trà trộn trong cơ quan, trong dân chúng, biết mà không tố cáo, thậm chí c̣n cho tá túc trong nhà v́ coi t́nh nghĩa ruột thịt, bạn bè cao hơn quyền lợi chính trị, pháp luật…”.

Mặt khác, một người có người thân hay họ hàng đi theo Cộng Sản, con cái họ chẳng gặp khó khăn ǵ trong việc học hành, thi cử và những quyền lợi hợp pháp khác và khi lớn lên, nếu không trực tiếp tham gia hoạt động cho Cộng Sản th́ vẫn được đi làm việc b́nh thường, không bị phân biệt đối xử. Có người c̣n được cấp học bổng đi du học nước ngoài, và về sau lại hoạt động chống đối kịch liệt VNCH. Chính v́ thế, “Dù người dân có khinh ghét chính quyền Sài G̣n thế nào đi nữa, có lẽ ít ai nghĩ rằng ḿnh đang sống trong vùng Mỹ-ngụy, vùng tạm chiếm mà chỉ nh́n nhận: Việt Nam là một dân tộc, nhưng hiện đang bị chia cắt, có hai thể chế chính trị: Việt Nam Cộng Hoà và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, và mong muốn một ngày nào đó có thống nhất trong hoà b́nh,” theo ông.

Nói về quân đội, Nguyễn Văn Trung nhận định, “Trong quân đội ngay từ những khóa hạ sĩ quan Nam Định hồi 1951-1952 đến các khóa học của trường Vơ Bị Đà lạt, Nha Trang, Thủ Đức hồi đầu thời Đệ Nhất Cộng Ḥa cũng dần dà tạo được một giới sĩ quan có tŕnh độ tú tài hay đại học không hề mặc cảm là lính đánh thuê của quân đội viễn chinh, trái lại họ có được một điều mà nền Đệ Nhất Cộng Ḥa đă tạo cho họ đó là một bản sắc, một căn cước quốc gia (identité nationale).”

Một trong những mặt xuất sắc nhất của VNCH là văn học nghệ thuật. Nó thoát thai từ sự kiện: VNCH là một xă hội mở, xă hội tự do. Theo Nguyễn Văn Trung, trong kinh nghiệm rất riêng của ḿnh, những nhà văn, nhà trí thức miền Nam viết bất cứ cái ǵ mà không bận tâm mấy về an ninh bản thân. Họ chỉ bận tâm về “viết cái ǵ” và “viết thế nào”, chứ không phải về “có thể viết được hay không.” Có được như thế là nhờ phong cách làm việc trí thức của giới công chức trong các bộ liên hệ: bộ Văn Hóa, bộ Thông Tin và bộ Nội Vụ.

Về điểm này, cũng theo Nguyễn Văn Trung, trong một bài viết khác, “Hướng về Miền Nam Việt Nam”,th́ dưới chế độ VNCH, “Báo th́ không phải kiểm duyệt nhưng có thể bị tịch thu đưa ra ṭa. Trong khuôn khổ chính sách hạn chế tự do chính trị như vậy, nếu không xuất bản công khai, hợp pháp, vẫn có thể in ronéo, phổ biến, bày bán ngay cả trên các sạp báo và có thể bị tịch thu… Người cầm bút viết những điều cấm kỵ, phê phán chính sách này, chính sách kia của nhà nước, thậm chí họp nhau viết kháng thư phản đối, đăng trên báo mà không lo ngại về an ninh chính trị của bản thân gia đ́nh bạn bè. Nói cách khác, viết phê phán mà không sợ nhà nước.” Trong bài thuyết tŕnh “Tính ‘văn học’ trong Văn Học Miền Nam” đọc trong buổi hội thảo về Văn Học Miền Nam tổ chức tại ṭa soạn nhật báo Người Việt vào ngày 6/12/2014, tôi đă phân tích kỹ về tính chất đa dạng, tự do, hiện đại, kế tục, nhân bản… của Văn Học Miền Nam, những tính chất khiến cho tự bản thân, nền văn học đó đă mang một giá trị bất khả bàn căi và cao hơn hẳn một nền văn học được chỉ đạo bằng các nghị quyết chính trị.

Xin cụ thể hóa nhận định trên của Nguyễn Văn Trung bằng một trích đoạn đề cập đến việc tiếp quản trường Đại Học Vạn Hạnh sau ngày 30/4/1975 trong một bài viết ngắn của một người miền Bắc có tham gia vào công việc này:

“Nhưng miền Bắc không chỉ giải phóng miền Nam khỏi những văn bản cổ của văn minh nhân loại hay những trước tác nóng hổi nhất trên thế giới nửa thế kỉ trước, miền Bắc chúng ta đă giải phóng họ khỏi một nền đại học được xây dựng trên ư niệm tự do. Trong số sách Thư viện Vạn Hạnh c̣n sót lại, có một loại sách đặc biệt, do trường xuất bản, in những bài phát biểu của các diễn giả được mời đến nói chuyện và tranh luận với giảng viên, sinh viên của trường. Đọc những cuốn sách đó, bạn sẽ nhận ra Đại Học Vạn Hạnh đương thời giống như một diễn đàn khổng lồ của xă hội dân sự, nơi tất cả các xu hướng tư tưởng khác nhau đều được cất lên tiếng nói của ḿnh, từ chống Cộng Sản đến chống Hoa Kỳ, ủng hộ miền Bắc đến ủng hộ VNCH… Tất cả đều có một không gian b́nh đẳng để giải thích v́ sao họ suy nghĩ và hành động như vậy. Lúc đó tôi đă tự hỏi, giữa Sài G̣n thời đó th́ có những tiếng nói chống lại hệ thống Cộng Sản là đương nhiên, nhưng tại sao chế độ Việt Nam Cộng hoà lại để cho Đại Học Vạn Hạnh (và đương nhiên không chỉ Vạn Hạnh) trở thành nơi những người chống lại ḿnh có thể phát biểu tư tưởng? Câu trả lời nằm ở Hiến pháp 1967 miền Nam Việt Nam: Đại học là tự trị. (…) Những trải nghiệm như thế làm cho mọi chàng ‘miền Bắc có lư luận’ cảm thấy ḿnh thuộc về ‘miền Nam’.”

Quy chế “đại học tự trị” quả là một ưu điểm đáng kể của VNCH, góp phần tạo nên một môi trường tri thức thực sự, không thua bất cứ một đại học của một nước tiên tiến nào trên thế giới. Chính v́ thế mà dù sống trong thời chiến, các giáo sư và sinh viên vẫn được hưởng một không khí thoải mái trong nghiên cứu và học tập, thậm chí trong các cuộc đấu tranh đ̣i dân chủ, ḥa b́nh và chống chính quyền. Tác giả bài viết trên tỏ ra ngạc nhiên về tính cách “tự do tư tưởng” khi tiếp quản trường Đại Học Vạn Hạnh, một trường mới được thành lập sau khi chế độ Ngô Đ́nh Diệm sụp đổ. Thực ra, sự cởi mở của VNCH về phương diện tư tưởng đă hiện hữu từ thời Đệ Nhất Cộng Ḥa. Hồi đó, hầu hết các tác phẩm được viết trước năm 1945 của những tác giả đang sống và phục vụ dưới chế độ Cộng Sản miền Bắc (trừ một số tác phẩm nặng tính chất tuyên truyền của Tố Hữu, Nguyễn Đ́nh Thi…) từ Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tô Hoài, Anh Thơ cho đến Thế Lữ, Nguyễn Tuân…đều được tái bản, không những thế, c̣n được đưa vào chương tŕnh dạy văn của học sinh từ tiểu học đến trung và đại học, được đánh giá xứng đáng với giá trị nghệ thuật và vai tṛ của chúng trong lịch sử văn học. Các tác phẩm đó được nghiên cứu y như chúng hoàn toàn độc lập đối với lập trường và hành vi chính trị hiện đương của các tác giả. Nhờ thế mà thế hệ chúng tôi lớn lên ở miền Nam biết khá rơ giá trị văn chương của từng tác giả, để làm cơ sở đối chiếu với những sáng tác đầy tính chất tuyên truyền, phi-văn chương sau này của họ.

Cũng cần ghi nhận ngay bản “Quốc ca” VNCH (đă đổi lời một phần) được sử dụng tại miền Nam hồi đó và tại hải ngoại hiện nay cũng được ghi tên tác giả là Lưu Hữu Phước vốn là một người Cộng Sản. Nhà thơ Nguyễn Đăng Thường đă từng đưa lên trang mạng “Talawas” một Phụ Lục “Thay lời phi lộ” là lời của nhà xuất bản Hoa Tiên khi cho tái bản tại miền Nam các tác phẩm Lửa thiêng của Huy Cận năm 1967, Tiếng thu của Lưu Trọng Lư năm 1968, Quê ngoại của Hồ Dzếnh năm 1969… Lời phi lộ cho thấy nhà xuất bản đă tách rời văn bản ra khỏi con người tác giả.

Sau 1975, nhà nước Cộng Sản t́m mọi cách hủy diệt nền văn học nghệ thuật VNCH qua một chiến dịch rất bài bản, liên tục và quyết liệt bằng cách đốt sách báo và bắt bỏ tù nhà văn, nhà báo và cả những người giữ sách báo, nhưng rốt cuộc, chỉ là công dă tràng. Họ chỉ có thể đốt phá cái hữu h́nh nhưng không thể đốt phá được cái vô h́nh: tư tưởng và tấm ḷng. Rốt cuộc, không những nền văn học đó không biến mất mà tồn tại, dai dẳng tồn tại và được trân trọng bảo tồn cả ở trong Nam lẫn ngoài Bắc.

Càng về sau, văn học miền Nam càng được đánh giá một cách tích cực, từ những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp cho đến ngay cả từ chính nhà cầm quyền Cộng Sản. Trong bài nghiên cứu khá kỹ và ít thiên kiến, “Chiến tranh, xă hội tiêu thụ và thị trường văn học miền Nam 1954 – 1975”, đăng trên tập san “Nghiên cứu văn học”, một trong những cơ quan nghiên cứu văn học hàng đầu của nhà nước Cộng Sản, có đoạn viết:

“Thật vậy, những cơ sở báo chí và xuất bản trung thực đă giúp người đọc miền Nam nh́n rơ hơn xă hội ở chung quanh ḿnh, đă liên kết những người thiện chí trong một nỗ lực vận động cho ḥa b́nh, tự do, độc lập dân tộc và một nền văn hóa văn nghệ tiến bộ, cho thấy mặc dù trong hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt, sinh hoạt văn hóa miền Nam không có tính chất một chiều mà c̣n có những mầm mống của dân chủ, thông qua tiếng nói phản biện và phản kháng.

Trong đời sống văn học miền Nam, những sáng tác và công tŕnh nghiên cứu chứa đựng những yếu tố dân tộc, nhân đạo, dân chủ và cách tân, xuất hiện trên cái nền của hoạt động báo chí và xuất bản rất đa dạng và phức tạp của nhiều khuynh hướng khác nhau về tư tưởng cũng như về nghệ thuật. Giữa các khuynh hướng đó không có ranh giới tuyệt đối, mà có sự giao thoa, tương tác và chuyển hóa lẫn nhau. Sách báo thân chính quyền cũng có lúc ấn hành những tác phẩm đả kích quan chức của chế độ, thậm chí bị tịch thu. Sự chuyển biến của sách báo khuynh tả cũng là một quá tŕnh từ tự phát đến tự giác. Trên một tờ báo hay một nhà xuất bản có thể xuất hiện những cộng tác viên đối lập nhau về lập trường chính trị và quan điểm văn học.”

Một nhận định văn học khá lạ, nhất là dưới cái nh́n của kẻ thắng cuộc nh́n về kẻ thua cuộc. Nếu không trích dẫn nguồn, có thể chúng ta sẽ cho đó là bài viết của một cây bút VNCH nào đó tự đánh giá văn học miền Nam. C̣n lạ hơn nữa, mới đây, “Nhân Dân”, tờ báo chính thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam, cho đi một bài của Hạnh Nguyên, Ứng xử với văn học miền nam trước 1975, trong đó có đoạn:

“Từ chỗ bị phê phán gay gắt, bị loại bỏ, cấm phổ biến, văn học miền Nam dần dần đă được coi là một bộ phận không thể tách rời của văn học Việt Nam, được xuất bản và nghiên cứu nghiêm túc. Nhiều tác giả (nhà văn, nhà phê b́nh) miền Nam
xuất hiện trở lại trong đời sống văn học đương đại, nhiều tác phẩm (sáng tác, nghiên cứu, phê b́nh, văn học sử) được in lại và được bạn đọc ghi nhận. Báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam đều từng mở chuyên mục giới thiệu văn học miền Nam trước 1975; nhiều tạp chí chuyên ngành ở trung ương và địa phương cũng đăng tải những nghiên cứu về các tác giả, tác phẩm, hiện tượng văn học, phê b́nh văn học Sài G̣n trước 1975; không ít luận án, luận văn cao học và không ít đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, cấp Bộ, cấp Nhà nước đă lấy văn học, học thuật miền Nam 1954-1975 làm đối tượng khảo sát, phân tích, đánh giá; một số nhà xuất bản, công ty văn hóa truyền thông đă chọn lọc giới thiệu những “người lạ mặt quen thuộc”…

Nói cách khác, sự thay đổi trong thái độ đối với văn học miền Nam diễn ra ở cả khu vực nghiên cứu, xuất bản, lẫn giảng dạy, sưu tầm, giới thiệu, phổ biến đến công chúng. Hoạt động được khuyến khích là vượt qua định kiến, thiên kiến, tỉnh táo chọn lọc những tác phẩm có yếu tố dân tộc, tinh thần nhân đạo, dân chủ, yêu nước và tiến bộ, có giá trị cách tân.

Có thể nói, nếu không có không khí cởi mở, chắc chắn những sáng tác của Du Tử Lê, Trần Thị NgH, Đinh Hùng, Nguyên Sa, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện…; những nghiên cứu của Nguyễn Văn Trung, Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, Thanh Lăng, Toan Ánh… không có điều kiện tái xuất hiện trong đời sống văn học. Nhờ sự thay đổi trong cách ứng xử, mới có những nghiên cứu về các trường hợp như Lê Tuyên, Thanh Tâm Tuyền… về tư tưởng triết học và các khuynh hướng lư luận – phê b́nh văn học ở đô thị miền Nam 1954 – 1975. Theo GS Huỳnh Như Phương:

“Từ 1975 đến nay, khoảng 160 tác giả và dịch giả ở các đô thị miền Nam có tác phẩm được tái bản chính thức trong nước, trong đó có người c̣n sống, người đă mất và một số ít đang định cư ở nước ngoài. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, việc làm đó chưa thật hệ thống và đầy đủ. Trong thời điểm hiện nay, xúc tiến việc tập hợp, tuyển chọn những tác phẩm, công tŕnh có giá trị là việc làm đúng lúc và cần thiết, không chỉ để cung cấp tài liệu cho các nhà nghiên cứu mà c̣n góp phần làm phong phú và đa dạng đời sống tinh thần của đất nước.”

Từ chỗ “ngăn chặn, chống, phê phán, đấu tranh, quét sạch văn hóa nô dịch, đồi trụy, lai căng; xóa bỏ những xuất bản phẩm phản động, khiêu dâm; trừng trị nghiêm khắc những ai cố ư vi phạm các quy định của Nhà nước…” ...đến chỗ thừa nhận văn học miền Nam là “một bộ phận không thể tách rời của văn học Việt Nam”, “không chỉ để cung cấp tài liệu cho các nhà nghiên cứu mà c̣n góp phần làm phong phú và đa dạng đời sống tinh thần của đất nước” ...quả là một thay đổi 180 độ. Đâu là động lực của thái độ tích cực đó? Có nhiều lư do, nhưng một trong những lư do chính theo tôi, đó là giá trị thuyết phục của tự bản thân Văn Học Miền Nam. Nhận định về ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật miền Nam đối với miền Bắc, nhà thơ Hoàng Hưng, một trong những thành viên ṇng cốt của trang mạng Văn Việt ở trong nước, nhận xét:

"Sự tiếp xúc với Văn học Miền Nam trước 1975 đă tạo bước ngoặt quyết định về khuynh hướng tư tưởng cho không ít tác giả của nền văn học “chính thống” miền Bắc. Tinh thần tự do, nhân bản và cách tân của nó đă dần dần “tẩy rửa” thói quen “tự kiểm duyệt” và “phục vụ chính trị”, giáo điều “hiện thực xă hội chủ nghĩa”… vốn ngấm sâu vào tâm trí của thế hệ cầm bút “chống Pháp chống Mỹ”. Chắc chắn nó đă khởi hứng cho những ư tưởng thay đổi mạnh mẽ của vài nhà lănh đạo văn nghệ cuối thập niên 1970 như Trần Độ, Nguyên Ngọc… và của nhiều cây bút thành công từ sau khi có chính sách “Đổi mới”cuối thập niên 1980. Hầu hết những cây bút trẻ hiện nay ở Việt Nam đang đi theo tinh thần ấy".

4. Trong lúc các tác phẩm văn học VNCH vẫn c̣n được xuất bản hạn chế, th́ một h́nh thái nghệ thuật khác của VNCH, ca nhạc, hay nói theo cách nói phổ biến hiện nay là nhạc vàng, gần như “thống trị” sinh hoạt ca nhạc trong nước. Ca nhạc miền Nam đă có ảnh hưởng từ đầu, ngay sau ngày 30 tháng Tư.


florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 08-12-2020
Reputation: 200957


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,188
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.gif
Views:	0
Size:	1.40 MB
ID:	1634852  
florida80_is_offline
Thanks: 7,284
Thanked 45,871 Times in 12,761 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139 florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
The Following 4 Users Say Thank You to florida80 For This Useful Post:
Majestic (09-10-2020), mumble (09-11-2020), phitien (08-13-2020), QQQ_Cake (08-12-2020)
Old 08-12-2020   #2
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,188
Thanks: 7,284
Thanked 45,871 Times in 12,761 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

“Sau khi Quân đội miền Bắc tiếp quản miền Nam, dường như nhạc miền Nam lại đổ bộ ra Bắc,” theo Jason Gibbs trong một bài nghiên cứu công phu về loại nhạc này, Nhạc vàng “hóa vàng”. Gibbs viết:

“Sau năm 1975, với sự sụp đổ của Sài G̣n, trước sự ra đi của người Mỹ và sự tan ră của Việt Nam Cộng Hoà, những quan toà văn hoá Việt Nam đối diện với t́nh huống khó xử mới. Họ tiếp quản một địa bàn có đến hàng triệu tờ, đĩa và băng – gần hết là nhạc vàng – đă được mua bán trao đổi phân phối. (…) Từng bị tiêm nhiễm một thứ văn hoá, không dễ dàng để một người từ bỏ nó chỉ một sớm một chiều. Mặc dù không có khả năng nghe một bài hát cũ nữa, một người có thể nhớ nó, hát hoặc nhảy với nó trong một thời gian dài trong tương lai. Một bài hát cũ chỉ có thể chắc chắn đă chết khi nó không thể c̣n được nhớ đến, nhảy múa hay hát ḥ ǵ nữa. Tuy nhiên, ngoài vấn đề làm hồi tỉnh những ai đă nuốt phải thuốc độc của chủ nghĩa thực dân mới, họ phải đối phó với sự lan truyền của những người lính Quân đội miền Bắc khi họ mang theo loại nhạc này khi trở về nhà hay làng quê họ. Một nhà nghiên cứu giải thích rằng sự quảng bá của loại nhạc này đối với người miền Bắc thành ra một vấn đề cấp thiết hơn là cố ngăn dừng chúng lại ở miền Nam bởi v́ người Bắc nghe nhạc ấy như một món mới lạ và chưa được “miễn dịch” chống lại trước đó.” (…)

“Lần đầu đến Việt Nam năm 1993 tôi đă rất kinh ngạc là thứ nhạc phổ biến ở Việt Nam cộng sản lại giống với nhạc mà người Mỹ gốc Việt vẫn nghe, dĩ nhiên là chúng không được phát thanh, và trong mọi trường hợp là bất hợp pháp. Tuy là sản phẩm buôn lậu, những băng cassette và video vẫn được trao đổi tự do, và nhạc này có ở trong gần như mọi nhà tôi đến. Mặc dù nhạc vàng vẫn phải mang tội danh phản động, ít người nghe b́nh thường để ư đến điều đó.”

Rốt cuộc, nhạc vàng, thay v́ hiểu là thứ nhạc vàng vọt, ủy mị th́ lại trở thành thứ nhạc với ư nghĩa tích cực: vàng là kim loại quư, như được hiểu trước năm 1975 ở Sài G̣n, cũng theo Gibbs.

Nói về sự “thống trị” của ca nhạc VNCH trong sinh hoạt giải trí hiện nay ở trong nước, nhà thơ Hoàng Hưng, cho biết, “Nhu cầu ca hát, một trong những nhu cầu tự nhiên nhất của con người, sau nhiều năm bị “nhạc đỏ” độc quyền thống trị, đă bùng lên với “nhạc vàng” khắp phố phường ngơ xóm (…) Đến mức bây giờ, nhạc “bolero” một thời vốn không được đánh giá cao lắm bởi giới có học ở Sài G̣n, nay đang “tràn ngập lănh thổ”, chiếm lĩnh không gian âm nhạc cả chính thống lẫn tự phát!”

Tại sao có sự chiếm lĩnh đó? Theo nhận xét của Hoàng Hưng, một trong những điểm đáng nói là phong cách hát.

“Các ca sĩ miền Bắc nh́n chung được học bài bản hơn, nhưng sau khi nghe ca sĩ miền Nam, số đông người nghe bỗng nhận ra cái ǵ đó không thú lắm ở lối hát miền Bắc. Th́ ra kỹ thuật thanh nhạc không thay thế được t́nh cảm tự nhiên, càng không lại được cái hồn gửi vào tiếng hát, và ‘bel canto’ của ‘opera’ không thể cuốn hút bằng cái sự tṛn vành rơ chữ tiếng Việt!”

Nói chung là như thế, nhưng nếu đi sâu hơn, ta sẽ nhận ra rằng chuyện nhạc vàng-nhạc đỏ không chỉ thuần túy là vấn đề ca nhạc, mà hàm chứa trong đó một cuộc “đấu tranh chính trị” dai dẳng và quyết liệt. Cứ theo dơi chuyện tranh căi về việc “cho cho cấm cấm” rồi lại “cấm cấm cho cho” một số các bản nhạc miền Nam như “Con đường xưa em đi”, “Tôi đưa em sang sông”, hay “Ly rượu mừng” chẳng hạn, chúng ta sẽ thấy trước sau, nhà nước Cộng Sản đứng trước một sự chọn lựa “chẳng đặng đừng”, một chọn lựa đau đớn khi cho phép ḍng nhạc miền Nam tiếp tục chiếm lĩnh thị trường giải trí cả nước. Phải nói là “không ngăn chặn được” chứ không phải là “cho phép”. Dù trực tiếp hay gián tiếp, dù bóng gió xa xôi hay êm đềm gần gũi, nhạc miền Nam nói chung chứa đựng trong đó tất cả cái không khí đa dạng, thấm đẫm t́nh người, t́nh nước của Việt Nam Cộng Ḥa. Nói như Đỗ Trung Quân, sự thắng thế của nhạc miền Nam là cuộc “phục thù ngọt ngào” của bên thua cuộc.

“Khán giả chọn lựa nó, thứ âm nhạc chôn mà không chết. Muốn nó chết, dễ thôi! Các anh hăy làm nhạc hay hơn nó, có tài năng hơn nó để vĩnh cửu như nó …Dèm pha, mai mỉa, xúc phạm nó vô nghĩa! Nó càng bất tử! Chỉ vậy thôi!”

Quả thật là phục thù ngọt ngào! Trong “Trận chiến nhạc vàng”, tác giả Kiva đánh thẳng vào mục tiêu, không ỡm ỡm ờ ờ ǵ cả khi cho rằng:

“Sự hồi sinh mạnh mẽ của ḍng nhạc vàng cho thấy âm nhạc VNCH lúc xưa chưa có thua. Sau 40 năm chiến đấu cam go, bằng một sức mạnh mềm, nhạc vàng đă lật ngược được thế cờ, giành chiến thắng trên cả nước. Đầu thế kỷ 21, tôi đă thấy được một cuộc chiến tranh nhân dân ôn ḥa, lăng mạn, thú vị mà không do những người Cộng Sản điều khiển. Một cuộc chiến tranh không có bom đạn, sắt máu, mà chỉ có lời ca tiếng nhạc du dương, êm đềm, thơ mộng. Nhạc xưa đă trở lại, nhưng không phải là sự thụt lùi mà là sự đáp ứng nhu cầu, phản ảnh tâm thức của người dân muốn hướng đến một xă hội tràn đầy yêu thương, nhân bản, thấm đượm t́nh quê hương dân tộc.”

Ngay cả trên một trong những tờ báo mạng hàng đầu ở trong nước hiện nay (*********.net), ta cũng t́m thấy những lời ca ngợi âm nhạc miền Nam và thẳng thắng phê phán chính sách cấm đoán của nhà cầm quyền Cộng Sản đối với loại nhạc này:

“Những thân phận lạc loài v́ chiến tranh, kêu đ̣i ḥa b́nh, kêu gọi chấm dứt chiến tranh là điểm nhấn của cả một thời kỳ người đô thị miền Nam hát v́ yêu nước, đến nay cũng vẫn không được phổ biến một cách oan uổng; như ca khúc Da vàng của Trịnh Công Sơn, dù nhạc sĩ sau ngày Thống nhất cho đến tận khi mất vẫn cống hiến rất nhiều cho âm nhạc nước nhà. Nếu nghe thật kỹ ca từ “Một mai giă từ vũ khí” của Trịnh Lâm Ngân, chỉ thấy khắc khoải mơ ước ḥa b́nh để xây dựng lại một xă hội người người thương yêu nhau, vậy mà nó luôn nằm đầu bảng danh sách các ca khúc bị cấm biểu diễn. (…) Quan trọng hơn, một thực tế không thể chối căi, đó là rất nhiều trong những bài hát bị cấm phổ biến vẫn được mọi người yêu mến. Dù được viết đă rất lâu, bằng cách nào đó, chúng đang và c̣n nói được tiếng ḷng đại chúng ở hiện thời. Việc cấm sử dụng các ca khúc được nhiều người yêu mến là đi ngược quy luật xă hội, vô ích trong quản lư và tốn thêm các chi phí khác cho việc giám sát.”

Nhạc miền Nam trở lại không chỉ bằng nhạc mà bằng cả chính các ca nhạc sĩ một thời xây dựng nên không khí VNCH. Dân miền Nam muốn sống lại những tháng năm xưa êm đềm với các thần tượng của ḿnh, c̣n dân miền Bắc th́ lại muốn được trực tiếp chia xẻ cái không khí chứa chan t́nh người mà họ không có cơ hội được hưởng v́ sự biến mất đau đớn của VNCH. Những chương tŕnh ca nhạc như thế, nhất là ở Hà Nội, là những “biến cố” xưa nay hiếm, đánh động vào một thế giới hoài niệm rưng rưng, xa xót!

Văn học nghệ thuật quả đă mang VNCH lừng lững đi vào, đi sâu trong ḷng đất nước. Đây không phải là một diễn biến ḥa b́nh. Cũng không phải một vận động thay ngôi đổi chủ. Đơn thuần chỉ là một hiện tượng phục hồi. Sự phục hồi của một giá trị, một giá trị vô cùng lớn lao mà nếu biết vận dụng, nó có thể đưa đến sự thay đổi ngoạn mục của ḍng sinh mệnh dân tộc.

5. Ngoài yếu tố tự thân, sự phục hồi này c̣n được hỗ trợ bởi những yếu tố khách quan khác.

Trước hết là sự phát triển của mạng xă hội, đặc biệt là facebook. Qua mạng xă hội, lần đầu tiên người dân cảm thấy ḿnh được tự do, được thoát ra khỏi sự kềm chế của nhà nước, được nói, được viết, được trao đổi đủ thứ thông tin đa dạng, đa chiều mà không phải thông qua một hệ thống kiểm soát nghiêm ngặt của bộ máy công an. Cũng qua mạng xă hội, họ xây dựng được một xă hội khác với thứ xă hội bị kềm kẹp bên ngoài: xă hội dân sự. Tất cả tạo thành một sức mạnh, làm đối trọng với nhà cầm quyền. Các tư tưởng dân chủ, tự do được đề cao. Và đặc biệt, các trang mạng xă hội cũng là nơi chứa đựng h́nh ảnh và thông tin đáng quư và hữu ích về một VNCH ngày cũ, từ âm nhạc, văn chương, nghệ thuật cho đến quân đội, giáo dục, kinh tế…
Mặt khác, do sự biến mất các yếu tố hấp dẫn của các chiêu bài lư tưởng (độc lập, giai cấp, chủ nghĩa…) cũng như v́ sự mâu thuẫn về quyền lợi phát sinh do một đảng cầm quyền quá lâu, “Nền chính trị Việt Nam đă chính thức bước vào chế độ tài phiệt (plutocracy),” theo Đoan Trang và Nguyễn Hữu Long. Phân tích về điểm này, hai tác giả nhận định:

“Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhân vật trung tâm của chính trị Việt Nam thập kỷ qua, đă phơi bày một phần cuộc đấu đá quyền lực trong đảng ra trước mặt báo và pháp đ́nh, thông qua chiến dịch chống tham nhũng vô tiền khoáng hậu trong lịch sử đảng. Chiến dịch này đă làm thay đổi hẳn cách nh́n về quan chức nhà nước và cơ quan nhà nước trong công chúng nước ta. Trước đây, người ta coi làm quan, làm nhà nước là một công việc ổn định, vừa màu mỡ vừa an toàn, “đến hẹn lại lên”. Nay, ấn tượng đó đă sụp đổ cùng với những Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, v.v. (…) Hai cái chết bí ẩn của Nguyễn Bá Thanh và Trần Đại Quang, cùng với vụ mất tích kỳ lạ của Đinh Thế Huynh, tiếp tục phủ bóng chính trường với nhiều màu sắc ma quái, tạo ra ấn tượng mạnh mẽ trong công chúng về những phương pháp thanh trừng nội bộ cổ xưa. Pháp luật, suy cho cùng, vẫn chỉ là công cụ thanh trừng chứ không phải là nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước. Không có thứ công lư nào đạt được với một thứ pháp luật như vậy.”

Trong t́nh huống này, phủ nhận cơ chế nhà nước Cộng Sản hiện nay tất yếu phải dẫn đến chỗ thừa nhận những giá trị mà VNCH đă từng thể hiện trong thời gian 20 năm trước đây. Nh́n chiến hạm Mỹ Theodore Roosevelt ghé thăm Đà Nẵng vào tháng 3/2020 vừa qua, nh́n cách nhà nước Cộng Sản đang loay hoay đ̣i biển đ̣i đảo, loay hoay trườn ra khỏi ảnh hưởng của chế độ bá quyền xảo quyệt phương Bắc, tôi nhận ra một điều vừa khôi hài lại vừa chua chát: Chính quyền Cộng Sản đă mất công chiến đấu, phỉnh gạt và hy sinh bao nhiêu thế hệ để cũng đi đến cái mục tiêu mà VNCH đă từng theo đuổi: thân Mỹ, chống Tàu, biến Việt Nam thành một đất nước pháp trị với tam quyền phân lập, đa nguyên trong sinh hoạt chính trị, tự do trong kinh tế thị trường, cởi mở trong văn học nghệ thuật, đất đai thuộc sở hữu tư nhân, tự trị đại học…Bị giam giữ trong nhà tù ư thức hệ, bị nhốt kín trong nỗi đam mê thành tích quá khứ, đảng Cộng Sản tiếp tục dẫn dắt dân tộc đi vào một con đường “dead-end”, không lối thoát.

Bốn mươi lăm năm bát nháo, ỡm ờ! Bốn mươi lăm năm loay hoay. Bốn mươi lăm năm sinh sát. Rốt cuộc, chính quyền Cộng Sản hiện h́nh là một cơ chế nửa nạc nửa mỡ, tiến thối lưỡng nan. Hơn thế nữa, cái chính quyền đó tự biến thành một khối u ác tính của chính ḿnh. Nó tự đối đầu với chính nó, tự bào ṃn chính nó, tự cắt xé chính nó. Thế lực phản động không c̣n đến từ bên ngoài, mà mưng mủ từ bên trong. Biến cố Đồng Tâm chẳng hạn là biểu hiện sinh động, là đỉnh cao của cái ung nhọt tự phát trong ḷng chế độ. Chính những người đă từng hy sinh xương máu của họ để phục vụ chế độ càng ngày càng đứng lên chống lại nó, rạch ṛi, dứt khoát và đầy chính nghĩa.

Trong một bối cảnh như vậy, nếu người ta hướng về VNCH cũng là điều rất hiển nhiên. Và hợp lư. Một trong những nhà nghiên cứu văn học tiếng tăm trong nước, Vương Trí Nhàn, đă can đảm nhận định về Tô Thùy Yên và qua đó, về những con người VNCH như sau:

“Qua nhiều tài liệu về các trại tù cải tạo được thiết lập sau 75, tôi biết có một nguyên tắc chi phối các trại tù này là làm cho những người bị giam trong đó mất hết cảm giác và suy nghĩ của một con người b́nh thường, không c̣n đớn đau mà cũng không c̣n hy vọng, tóm lại là chỉ biết sống qua ngày như một thứ súc vật bị làm nhục. Trường hợp con người trong Tô Thùy Yên sau khi ra tù bộc lộ qua bài thơ “Ta về” chứng tỏ mọi ư đồ loại đó đă phá sản, đây không phải trường hợp cá biệt ở một hai người mà phổ biến ở rất nhiều người. Sau khi bị tù đầy trở về họ vẫn giữ được ḷng khao khát yêu đời và có đủ khả năng gia nhập vào cuộc sống hiện đại khi ra sống ở hải ngoại. Chính họ là niềm hy vọng của dân tộc chúng ta. Mà điều đó không phải là ngẫu nhiên v́ nó đă được chuẩn bị từ trong cuộc sống hai mươi năm 1955-1975” (Tôi nhấn mạnh).

Đây là một nhận định chính xác, can đảm của một nhà phê b́nh văn học, người ở bên phe thắng cuộc. Những người hiện đứng lên tranh đấu cho một nước Việt Nam giàu mạnh, tự do, dân chủ ở trong nước đang đ̣i hỏi cái mà chúng tôi đă từng tranh đấu để có và đă từng có vào những năm tháng VNCH. Giá trị VNCH, do đó, không có ǵ cao xa, cũng chẳng cần phải dựa trên một lư thuyết nào, trái lại, rất đơn giản. Đơn giản như lao Thừa Phủ ngày nào đă cho phép hai tù nhân học sinh Lê Hiếu Đằng và Lư Thiện Sanh được đi thi Tú Tài để khỏi đánh mất tương lai. Đơn giản như những bài hát bolero VNCH, dân dă, thắm t́nh.

Không cần kinh qua những cuộc đấu tố cải cách long trời lở đất và những năm tháng chiến tranh hao người tốn của. Cũng không cần những bà mẹ anh hùng, những tượng đài, những địa đạo, những thi đua, những sùng bái cá nhân và lăng tẩm, vân vân.

Xin được nhắc lại, nhất định là không thừa: Rốt cuộc, đổi mới là ǵ, cải cách là ǵ nếu không muốn nói là con đường dẫn đến những giá trị VNCH. Chả thế mà, giáo sư Nguyễn Văn Trung nhận định, “Cái gọi là “đổi mới” thực chất là “đổi mới chẳng qua là trở về những cái cũ đă bị phủ nhận”.

Hiểu như thế, VNCH không phải là quá khứ, mà chính là tương lai. Là mô h́nh của một Việt Nam đổi mới, dân chủ, tự do.
Khi thừa nhận tính cách hợp pháp của chế độ VNCH, nhà cầm quyền Cộng Sản chắc không muốn nghĩ tới điều đơn giản đó.

Không sao!

Lịch sử có những lối đi riêng bất ngờ của nó.

Trần Doăn Nho
florida80_is_offline   Reply With Quote
The Following 4 Users Say Thank You to florida80 For This Useful Post:
Majestic (09-10-2020), mumble (09-11-2020), phitien (08-13-2020), QQQ_Cake (08-12-2020)
Old 08-12-2020   #3
QQQ_Cake
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
QQQ_Cake's Avatar
 
Join Date: Oct 2009
Posts: 2,542
Thanks: 2,332
Thanked 1,870 Times in 1,440 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 194 Post(s)
Rep Power: 24
QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9
QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9
Default

Thank you
QQQ_Cake_is_offline   Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to QQQ_Cake For This Useful Post:
florida80 (08-12-2020), Majestic (09-10-2020)
Old 08-12-2020   #4
quangtrung2000
R2 Kiếm Khách
 
Join Date: Feb 2016
Posts: 163
Thanks: 66
Thanked 176 Times in 75 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 38 Post(s)
Rep Power: 9
quangtrung2000 Reputation Uy Tín Level 3quangtrung2000 Reputation Uy Tín Level 3quangtrung2000 Reputation Uy Tín Level 3quangtrung2000 Reputation Uy Tín Level 3quangtrung2000 Reputation Uy Tín Level 3quangtrung2000 Reputation Uy Tín Level 3quangtrung2000 Reputation Uy Tín Level 3quangtrung2000 Reputation Uy Tín Level 3quangtrung2000 Reputation Uy Tín Level 3quangtrung2000 Reputation Uy Tín Level 3quangtrung2000 Reputation Uy Tín Level 3quangtrung2000 Reputation Uy Tín Level 3
Default

Nhạc vàng đă đi vào ḷng người dân Việt. Thế nên các ca sĩ cũng biết thức thời lựa chọn những bài hát mà người người muốn nghe. Nếu có ca sĩ nào đó lên sân khấu hát bài "Cô gái Sài g̣n đi tải đạn " , chắc là rạp hát đó sẽ phải đóng cửa.
quangtrung2000_is_offline   Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to quangtrung2000 For This Useful Post:
Majestic (09-10-2020), phitien (08-13-2020)
Old 08-13-2020   #5
lethiminh
R3 Hảo Kiếm Khách
 
Join Date: Nov 2010
Posts: 255
Thanks: 2,968
Thanked 20 Times in 16 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 6 Post(s)
Rep Power: 14
lethiminh Reputation Uy Tín Level 1lethiminh Reputation Uy Tín Level 1lethiminh Reputation Uy Tín Level 1
Default

Thân Chào...Quư Vị nói QUÁ HAY...QUÁ ĐÚNG...Đó là giá trị của thất !!!
lethiminh_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 07:34.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.19087 seconds with 15 queries