Bán vũ khí giỏi như ông Putin: Mỹ rời đi ở đâu, Nga "vợt khách" ở đó? - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Bán vũ khí giỏi như ông Putin: Mỹ rời đi ở đâu, Nga "vợt khách" ở đó?
Không giống như Mỹ, sở hữu thị trường khổng lồ nhưng chẳng để tâm nhiều đến xuất khẩu, Nga cần khách hàng mua vũ khí.

5 năm kể từ khi trở lại Trung Đông với căn cứ quân sự ở Syria, Nga đang lấp đầy thị trường vũ khí Mỹ để lại, đồng thời tăng cường giao thương với các khách hàng truyền thống.

Mở rộng thị trường vũ khí mang lại cho Moscow tiền bạc và ảnh hưởng địa chính trị trong giai đoạn nước này t́m cách thách thức quyền bá chủ của Mỹ, theo Al Jazeera.

Len lỏi

Ngày 25/2, Nga chính thức thông báo Ai Cập đă nhận đợt giao hàng 5 chiến đấu cơ đa Sukhoi Su-35 đầu tiên trong tổng đơn đặt hàng 24 chiếc.

Bất chấp lời đe dọa trừng phạt của Mỹ, Ai Cập đă đặt mua máy bay Nga sau khi chính Washington từ chối bán cho Cairo chiến đấu cơ thế hệ thứ năm F-35.

Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh của NATO, cũng đang đàm phán với Nga để mua Su-35 và có thể tiến tới máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 tối tân Su-57, sau khi Mỹ loại khỏi chương tŕnh F-35.

Ngày 12/3, Nga tuyên bố sẵn sàng mở các cuộc đàm phán chính thức và giúp Thổ Nhĩ Kỳ phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 TF-X của nước này.

Algeria, khách hàng lớn nhất của Nga trong khối Trung Đông-Bắc Phi (MENA) – quốc gia sẽ nhận 14 máy bay ném bom hạng nhẹ Sukhoi-34 nâng cấp trong năm nay - cũng được cho là đang quan tâm đến Su-57.

Iran, một khách hàng truyền thống khác của Nga cũng đang chọn lựa vũ khí từ đối tác kể từ khi lệnh cấm vận kéo dài một thập kỷ của Liên Hợp Quốc với nước này hết hiệu lực vào tháng 10.

Theo giới phân tích, Nga tiếp thị vũ khí rầm rộ v́ chúng là nguồn cung cấp ngoại tệ lớn.

“Xuất khẩu vũ khí rất quan trọng đối với nền kinh tế Nga, không giống như Mỹ, sở hữu thị trường khổng lồ nhưng chẳng mặn mà đến xuất khẩu”, Kostas Grivas, giáo sư về hệ thống vũ khí tại Học viện Quân sự Hellenic cho biết.

Tỷ trọng xuất khẩu vũ khí toàn cầu của Nga là 21% trong giai đoạn 2015-2019, trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, theo số liệu của Viện Nghiên cứu Ḥa b́nh Quốc tế Stockholm (SIPRI).

Khách hàng tiềm năng



Hiệp định Trại David năm 1979, lần đầu tiên trao cho Israel sự công nhận ngoại giao từ một quốc gia Ả Rập, đă nâng tầm vị thế Ai Cập trở thành một đồng minh quan trọng của Mỹ.

Kể từ đó, Mỹ đă viện trợ quân sự và kinh tế hơn 80 tỷ USD cho Ai Cập.

Nhưng ḍng chảy đă thay đổi vào năm 2011, khi chính quyền tổng thống Hosni Mubarak sụp đổ, chứng kiến sự lănh đạo mới của chính quyền ​​Mohamed Morsi.

Mỹ từ chối giao các hệ thống vũ khí cho Cairo v́ lo ngại gây ra mối đe dọa đối với Israel.

Việc ông Morsi bị phế truất sau một năm tại vị cũng không làm giảm bớt lo ngại của Mỹ về bất ổn chính trị tiềm ẩn. Với cáo buộc vi phạm nhân quyền, Mỹ đă đ́nh chỉ viện trợ quân sự cho Ai Cập trong hai năm, trị giá ước tính 1,3 tỷ USD/năm.

Sự suy thoái trong quan hệ với Ai Cập lại đối lập với mối quan hệ thăng hoa Mỹ-Israel.

Vào tháng 3/2011, khi các cuộc cách mạng quét qua Bắc Phi và Syria, Israel tuyên bố sẽ mua 19 chiếc F-35. Israel hiện có hai phi đội sẵn sàng chiến đấu, với mỗi phi đội gồm 24 máy bay.

Trong khi đó, Ai Cập cho biết cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đă cam kết bán 20 máy bay F-35 cho Cairo vào năm 2019 nhưng sau đó lại từ chối.

“Nguy cơ đảo chính có thể tạo ra một nhà lănh đạo đe dọa Israel. Đó là lư do tại sao người Mỹ đang tiến hành một cách chậm chạp”, Aref Alobeid, giáo sư địa chiến lược Trung Đông tại Học viện Quân sự Hy Lạp, cho biết.

Washington dường như đă thay thế Ai Cập trở thành người bạn kiểu mẫu của Israel trong thế giới Ả Rập.

Ngay lập tức, Nga đă nắm bắt cơ hội ngoại giao để trở thành người đối thoại mới của Ai Cập.

Năm 2014, khi quá tŕnh mua sắm vũ khí với Mỹ ngưng trệ, Ai Cập và Nga đă đồng ư về một thỏa thuận trị giá 3,5 tỷ USD cung cấp cho Ai Cập 46 máy bay trực thăng tấn công Ka-52 và 46 máy bay chiến đấu MiG-29.

Vào năm 2019, sau khi ông Trump không giữ lời hứa bán F-35, Ai Cập đă kư một thỏa thuận trị giá 2 tỷ USD để mua máy bay chiến đấu Su-35.

Bên cạnh những cái tên nói trên, giới quan sát c̣n chú ư đến cái tên mới nổi Algeria. Từ năm 2010 đến năm 2014, ngân sách quốc pḥng của Algeria đă tăng gần gấp đôi lên 10 tỷ USD.

Quốc gia Bắc Phi hiện chiếm một nửa tổng chi tiêu quốc pḥng trên lục địa châu Phi. Sự đầu tư của Algeria để đảm bảo cho ổn định chính trị, chống lại các nhóm nổi dậy vũ trang.

Trong chuyến thăm đến Algiers năm 2006, Tổng thống Nga Vladimir Putin đă xóa khoản nợ 4,7 tỷ USD của đất nước để đổi lấy các hợp đồng vũ khí trị giá 7,5 tỷ USD.

Algeria, quốc gia dành 15,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc pḥng, dường như có tham vọng địa chính trị của riêng ḿnh ở Địa Trung Hải. Trong kho vũ khí nước này chỉ được trang bị toàn các mặt hàng của Nga.

S-400 hay F-35?

Thổ Nhĩ Kỳ đang chuyển ḿnh trở thành thế lực khu vực thông qua xuất khẩu vũ khí giống như Nga.

Máy bay không người lái của Ankara đă lật ngược t́nh thế trong cuộc chiến ở Libya và cuộc xung đột Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan vào năm ngoái.

Vào tháng 12/2019, Quốc hội Mỹ đă trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ v́ mua hệ thống tên lửa đất đối không S-400 do Nga sản xuất, trả giá bằng việc không được mua 100 máy bay F-35, cũng như bị loại khỏi chương tŕnh phát triển mẫu máy bay tân tiến mang về khoảng 10 tỷ USD cho các hợp đồng sản xuất bộ phận linh kiện.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ lại đang có xung đột công khai với Hy Lạp về các tranh chấp ở Đông Địa Trung Hải và Aegean.

Athens đang tái vũ trang rầm rộ. Đến tháng 6/2022, Hy Lạp sẽ nhận thêm 18 máy bay chiến đấu Rafale thế hệ thứ tư từ Pháp.

Nước này cũng bắt đầu nâng cấp 85 máy bay chiến đấu F-16 Block 52 lên cấp độ Block-72 Viper, về cơ bản biến chúng thành máy bay thế hệ thứ tư.

Cả Rafale và Viper sẽ vượt xa đội bay thường trực của Thổ Nhĩ Kỳ với ước tính có khoảng 236 chiếc F-16 cũ kỹ.

“Khi Rafale đi vào hoạt động trong vài tháng tới, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng trong cán cân quyền lực so với Hy Lạp. Và nếu người Mỹ cấm vận phụ tùng thay thế cho những chiếc F-16 hiện có, th́ vấn đề sẽ trở nên cực kỳ nghiêm trọng, ít nhất là trong trung hạn”, giáo sư Grivas nói.

“Bởi vậy, mua Sukhoi đáng lẽ là một quyết định đúng đắn hơn nhiều so với mua S-400”.

VietBF @ Sưu tầm

Cupcake01
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 05-11-2021
Reputation: 7471


Profile:
Join Date: May 2019
Posts: 43,473
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	a.png
Views:	0
Size:	313.3 KB
ID:	1788428  
Cupcake01_is_offline
Thanks: 39
Thanked 3,294 Times in 2,854 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 9 Post(s)
Rep Power: 48 Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 5
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 09:06.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07503 seconds with 13 queries