25 năm sau khủng hoảng tài chính, châu Á đứng trước phép thử Covid, lạm phát - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default 25 năm sau khủng hoảng tài chính, châu Á đứng trước phép thử Covid, lạm phát
Đúng 25 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, khu vực này đang đối mặt với một loạt thách thức mới...

Ngày 2/7/1997, đồng Baht lao dốc mạnh sau khi Chính phủ Thái Lan từ bỏ việc neo buộc tỷ giá đồng tiền này với USD, do áp lực từ việc giới đầu tư bán tháo Baht. Ngày này đánh dấu sự bắt đầu của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á – sự kiện tàn phá khắp các nền kinh tế trong khu vực từ Indonesia cho tới Hàn Quốc, khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phải vào cuộc giải cứu.

SỨC CHỐNG CHỊU CÓ TỐT HƠN?
Theo Nikkei Asia, đúng 25 năm sau, châu Á đang đối mặt với một loạt thách thức mới. Trong lúc các nền kinh tế trên toàn cầu vẫn đang chật vật phục hồi khi đại dịch Covid-19 lắng dần xuống, chiến tranh Ukraine đă khiến giá cả nhiều mặt hàng từ lương thực tới năng lượng tăng vọt.

Cùng với đó, động thái chuyển sang thắt chặt chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang đe dọa hút ḍng vốn đầu tư ra khỏi châu Á. Nhiều đồng tiền của khu vực này đang giảm giá mạnh so với đồng USD, làm gia tăng chi phí của các khoản nợ bằng USD.

Sau 25 năm, hầu hết các quốc gia châu Á đă có sức chống chịu tốt hơn trước các cuộc khủng hoảng tài chính, một phần nhờ sự công nghiệp hóa. Các nước này giờ đây trở nên giàu có hơn và sở hữu hệ thống tài chính mạnh hơn. Ngày càng nhiều công ty toàn cầu đầu tư vào khu vực này, nhằm tận dụng thị trường lao động giá rẻ và dân số thuộc tầng lớp trung lưu bùng nổ. Nền kinh tế Trung Quốc đă vượt lên dẫn trước và quá tŕnh số hóa đă tiếp thêm động lực cho khu vực châu Á.

Các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á giờ đây không c̣n neo buộc đồng nội tệ của họ vào USD. Nhiều nền kinh tế có thặng dư tài khoản văng lai và có dự trữ ngoại khối lành mạnh, không giống như Thái Lan vào năm 1997 – thời điểm nước này cạn kiệt tiền mặt và không thể hỗ trợ đồng Baht.

Bên cạnh đó, các khuôn khổ hỗ trợ lẫn nhau trong khu vực cũng là một điểm nền tảng vững chắc khác. Các nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đă phát động Sáng kiến Chiang Mai vào năm 2000, một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ cho phép các bên kư kết vay USD của nhau. Bên cạnh nhiều thỏa thuận hoán đổi song phương, 13 quốc gia cũng đă thành lập Văn pḥng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO), một đơn vị giám sát kinh tế vĩ mô khu vực thuộc Sáng kiến Chiang Mai.

Ông Koji Sako, phó giáo sư tại Đại học Quốc tế Josai (Nhật Bản), chỉ ra rằng mặc dù trong 25 năm qua, sự phụ thuộc tổng thể của khu vực vào đồng USD không giảm nhưng khả năng phục hồi của khu vực này đă được cải thiện rất nhiều.

"Các quốc gia như Thái Lan, Malaysia và Việt Nam đă đạt được những tiến bộ đáng kể về mặt công nghiệp hóa trong 25 năm qua, không chỉ nhờ nền kinh tế định hướng xuất khẩu theo hệ thống thương mại tự do. Các nước này được hưởng lợi từ sức mạnh đang trỗi dậy của Trung Quốc”, ông Sako nói.

SÓNG GIÓ BỦA VÂY
Tuy nhiên, t́nh trạng hỗn loạn toàn cầu hiện tại đang thách thức sự ổn định của châu Á hơn bao giờ hết với các dấu hiệu rủi ro ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Theo cơ sở dữ liệu của IMF, gánh nặng nợ công tại nhiều nước châu Á đă gia tăng trong đại dịch Covid-19. Ví dụ, ở Philippines, tỷ lệ nợ công trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đă tăng từ 37% năm 2019 lên 58,5% năm 2021.

Tỷ lệ nợ công của các nền kinh tế nhỏ hơn phụ thuộc vào du lịch có xu hướng cao hơn. Nợ công của Maldives đă tăng từ 78,8% GDP năm 2019 lên ước tính 123,4% vào năm 2021, trong khi tỷ lệ nợ của Sri Lanka tăng từ 86,8% lên ước tính 107,2% cùng kỳ.

Vốn đă thâm hụt tài khoản văng lai trong nhiều năm, Sri Lanka hiện đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị do lạm phát tăng cao. IMF tháng trước đă cử một nhóm công tác tới quốc đảo Nam Á này để thảo luận về một gói giải cứu.Ngoài các khoản nợ liên quan tới Covid-19, nhiều quốc gia châu Á đang cố gắng xoa dịu tác động của lạm phát tới người dân nước ḿnh. Tuy nhiên, việc hỗ trợ này lại là gây áp lực hơn nữa tới t́nh h́nh tài chính vốn đang chịu nhiều áp lực của các chính phủ.

Trong một báo cáo gần đây với tiêu đề “Tổn thương để Chiến thắng: Trỗi dậy từ đống tro tàn của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á”, Văn pḥng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) chỉ ra rằng giải quyết nợ công và nợ tư nhân cao tích tụ trong đại dịch Covid-19 là một trong những vấn đề quan trọng của khu vực châu Á.

“Khi các nền kinh tế thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay, cả nợ công và nợ tư nhân dự kiến sẽ tăng lên đáng kể”, báo cáo của AMRO cảnh báo. "Quản lư kinh tế vĩ mô sẽ rất khó khăn, đặc biệt là nếu áp lực lạm phát xuất hiện trong bối cảnh khu vực công và tư nhân đang nợ nhiều và hệ thống tài chính suy yếu”.

Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tháng trước đă nâng lăi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm - mức tăng mạnh nhất trong 28 năm. Động thái này khiến ḍng vốn rút khỏi các nền kinh tế châu Á và gánh nặng nợ bằng đồng USD tăng lên ở một số quốc gia.

Một số ngân hàng trung ương ở châu Á cũng đă chuyển sang chế độ thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, việc thắt chặt nhanh chóng - bằng cách tăng lăi suất - có nguy cơ bóp nghẹt tăng trưởng của một số công ty phát triển nhanh nhất trong khu vực, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ.

Theo ông Sako, việc thay đổi môi trường kinh doanh cũng có thể là một thách thức. Sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể phá vỡ các liên kết kinh tế trong khu vực Đông Nam Á và ảnh hưởng đến thương mại toàn khu vực. Trong một động thái chiến lược gần đây, Mỹ đă khởi động Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái B́nh Dương (IPEF) với 13 quốc gia. Nhưng ba nước ASEAN - Campuchia, Lào và Myanmar - không được đưa vào.

“Việc thế giới tập trung nhiều hơn vào các vấn đề như nhân quyền cũng có thể ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu ở một số nước châu Á”, ông phân tích. “Cách tiếp cận thông thường nhằm thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh thương mại tự do có thể bị hạn chế nhiều hơn trong tương lai. Hoạt động thương mại ảnh hưởng đến số dư tài khoản văng lai của các chính phủ”.

Theo tiến sĩ Hoe Ee Khor, chuyên gia kinh tế trưởng của AMRO, dù các nền kinh tế châu Á được dự báo sẽ tiếp tục phát triển, khu vực này nên tiếp tục nỗ lực để tăng cường khả năng phục hồi tài khóa của ḿnh.

"Không có ǵ là chuẩn bị quá mức cả. Các nước nên tiếp tục củng cố sức chống chịu của ḿnh. Các cú sốc luôn khác nhau, nhưng nếu bạn mạnh, ít nhất bạn có thể chống chọi được nó”, ông Khor nói.

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 07-04-2022
Reputation: 43341


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 115,750
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	43e4078ae7c80e9657d9.jpg
Views:	0
Size:	12.4 KB
ID:	2077969  
Romano_is_offline
Thanks: 9
Thanked 6,101 Times in 5,089 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 31 Post(s)
Rep Power: 134 Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 21:14.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08775 seconds with 15 queries