Trung Quốc loay hoay t́m cách hồi phục kinh tế - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Business News |Tin Kinh Tế


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Arrow Trung Quốc loay hoay t́m cách hồi phục kinh tế
Trung Quốc nỗ lực phục hồi kinh tế giữa Covid-19. Trung Quốc đang t́m cách phục hồi nền kinh tế mà không dẫn đến đợt lây nhiễm nCoV thứ hai và đây có thể là thử nghiệm nhiều nước đang vật lộn với dịch bệnh dơi theo.

Phục hồi nền kinh tế trong lúc vẫn xuất hiện những ca nhiễm nCoV mới có thể mang lại kinh nghiệm cho những nước đang xem xét thời hạn phong tỏa nhằm kiểm soát Covid-19, động thái quyết liệt có thể dẫn tới suy thoái kinh tế toàn cầu và làm hàng triệu người mất việc làm.

Covid-19 khởi phát tại Trung Quốc, khiến nước này gần như ngừng hoạt động trong tháng 1 khi số người nhiễm nCoV liên tục tăng. Các biện pháp phong tỏa cứng rắn cùng nỗ lực điều trị đă giúp Bắc Kinh kiểm soát t́nh h́nh. Trung Quốc không c̣n phát hiện ca nhiễm mới trong nước, lệnh phong tỏa tâm dịch Hồ Bắc cũng được gỡ bỏ trong tuần này.


Công nhận tại dự án xây cầu ở miền trung tỉnh Hồ Bắc hôm 23/3. Ảnh: AFP.

Dù vậy, những biện pháp trên cũng khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bị đ́nh trệ suốt nhiều tuần. Nước này chứng kiến đà suy giảm lần đầu tiên trong hàng chục năm, trong khi các nhà phân tích của Goldman Sachs cho rằng GDP quư đầu năm 2020 của Trung Quốc có thể sụt giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chính phủ Trung Quốc hiểu rằng nỗ lực kiểm soát virus sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và đang t́m cách bảo đảm những hậu quả tiêu cực sẽ không kéo dài.

"Thiệt hại kinh tế đang trở nên không thể chấp nhận được. Tôi nghĩ không nên chờ tới lúc virus biến mất hoàn toàn mới bắt đầu tái khởi động kinh doanh và sản xuất", Xingdong Chen, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại tập đoàn tài chính BNP Paribas, nêu quan điểm, thêm rằng Bắc Kinh cần cân đối giữa khôi phục kinh tế và cảnh giác với đại dịch.

Các nước phương Tây cũng đang xem xét bài toán đánh đổi kinh tế với ngăn chặn Covid-19. Tổng thống Donald Trump hôm 23/3 cho rằng "nước Mỹ sẽ sớm mở cửa kinh doanh trở lại" dù thừa nhận t́nh h́nh lây nhiễm virus sẽ rất tồi tệ, trong bối cảnh số ca nhiễm tại nước này vẫn tăng nhanh và chưa có dấu hiệu đạt đỉnh.

Trong lúc đó, Bắc Kinh đang phát tín hiệu thuyết phục các doanh nghiệp rằng cuộc sống đang trở lại b́nh thường. Tuy nhiên, nối lại hoạt động của nhà máy và cơ sở kinh doanh buộc Trung Quốc phải cẩn trọng. Các nước châu Á đă vượt qua đỉnh Covid-19 vẫn đối mặt với đợt dịch thứ hai khi người nhiễm nCoV trở về từ nước ngoài, cùng với đó là nguy cơ tái bùng phát nếu virus không bị xóa sổ tại các cộng đồng địa phương.

"Nguy cơ bùng phát đợt dịch thứ hai ở Trung Quốc đang gia tăng", Ting Lu, chuyên gia kinh tế tại tập đoàn Nomura của Nhật, nhận xét.

Kế hoạch giải cứu kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc vào hàng loạt chính sách nhằm hối thúc người lao động trở lại làm việc, khuyến khích ḷng tin vào kinh doanh trong nước và quốc tế, cũng như bảo vệ càng nhiều công ty khỏi phá sản càng tốt.

Ngoài hàng tỷ USD để mua trang thiết bị y tế và điều trị cho bệnh nhân, chính phủ Trung Quốc cũng đầu tư lượng lớn tiền vào các dự án cơ sở hạ tầng để tạo việc làm. Nước này cũng giảm thuế cho các doanh nghiệp nhỏ, đồng thời yêu cầu ngân hàng hoăn nợ cho các gia đ́nh và công ty gặp khó khăn để giúp họ sống sót qua đại dịch.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc phát thông điệp rằng nước này có thể bật dậy mạnh mẽ sau Covid-19, kêu gọi các công ty và nhà đầu tư nước ngoài không nên sợ hăi. Hăng tin Xinhua cuối tháng 2 từng gọi Tesla là "biểu tượng niềm tin của doanh nghiệp nước ngoài với Trung Quốc" sau khi tập đoàn Mỹ tái khởi động nhà máy khổng lồ tại Thượng Hải và công bố kế hoạch mở rộng sản xuất.

Khi số lượng ca nhiễm mới giảm dần, nhiều khu vực tại Trung Quốc đă bắt đầu dỡ lệnh phong tỏa và cho phép người dân đi lại tự do, miễn là họ có giấy tờ chứng minh sức khỏe.

Trung Quốc cũng đưa ra những biện pháp đặc biệt cho giới lao động. Chính quyền Bắc Kinh đă yêu cầu các hăng vận tải thiết lập đường bay và chuyến tàu hỏa đặc biệt để đưa công nhân ngoại tỉnh "từ cửa nhà đến cổng nhà máy". 290 triệu công nhân ngoại tỉnh, những người đảm nhiệm công việc vất vả với mức lương thấp nhưng mang tính chất sống c̣n, được coi là động lực của nền kinh tế.

Chính sách này dường như đang phát huy hiệu quả, khi hơn 90% tập đoàn công nghiệp đă trở lại hoạt động vào ngày 17/3, theo báo cáo của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn gặp khó khăn khi chỉ 60% mở cửa trở lại vào cùng thời điểm.

Bắc Kinh cũng thừa nhận nỗ lực khôi phục kinh tế đang ẩn chứa nhiều nguy cơ. Nước này vẫn phát hiện hàng chục ca nhiễm nCoV mới mỗi ngày, phần lớn là từ những người ở nước ngoài về. Đặc khu Hong Kong cũng chung nỗi lo khi số ca nhiễm mới đang tăng trở lại.

"Nguy hiểm từ các ca nhiễm lẻ tẻ và cụm dịch địa phương vẫn chưa biến mất", thông cáo do Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc công bố tuần này có đoạn viết.

Một số công ty nối lại vận hành quá sớm, gây khó khăn cho nỗ lực hồi phục nền kinh tế. Một nhà sản xuất titan hàng đầu Trung Quốc đă khởi động lại dây chuyền từ tháng 2, nhưng phải sớm ngừng hoạt động sau khi phát hiện công nhân nhiễm nCoV.

Giới phân tích cảnh báo áp lực khôi phục kinh tế cùng lo ngại về đợt dịch thứ hai có thể dẫn tới bức tranh sai lệch về t́nh h́nh thực tế của Trung Quốc. Một số công ty ở phía đông tỉnh Chiết Giang, nơi chính quyền thông báo phần lớn cơ sở công nghiệp đă trở lại vận hành, đang để máy móc chạy không và bật toàn bộ đèn trong nhà máy để tiêu thụ điện, tạo h́nh ảnh rằng họ đang làm việc.

Những doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn trong khởi động lại dây chuyền bởi thiếu thốn nhân lực, trong khi một số địa phương không sẵn sàng cho các công ty hoạt động trở lại v́ lo ngại đại dịch tái bùng phát ở nơi tập trung đông người.

"Chính quyền địa phương và nhà máy biết họ sẽ bị phạt nặng nếu để dịch bệnh lây lan nên đă chọn phương án an toàn là tŕ hoăn hoạt động sản xuất thực sự. Các h́nh thức xử lư nghiêm khắc có tác dụng khi áp đặt lệnh tự cách ly, nhưng sẽ gây ra t́nh trạng ngại mạo hiểm sau khi hết dịch", Victor Shih, phó giáo sư tại Đại học California của Mỹ, nhận định.

Dữ liệu sai lệch về tiêu thụ năng lượng cũng bị nhiều chuyên gia Trung Quốc chỉ trích. Cao Heping, giáo sư kinh tế tại Đại học Bắc Kinh, cảnh báo điều này đe dọa nghiêm trọng đến kế hoạch hồi phục kinh tế. "Nếu họ tiếp tục giả vờ làm việc và không nối lại hoạt động sản xuất thực sự, nền kinh tế quốc gia sẽ không thể đạt tốc độ phát triển nhanh trong năm nay", ông nói.

Hiệu quả từ nỗ lực hồi phục kinh tế Trung Quốc vẫn chưa rơ ràng, nhưng khả năng vượt qua đợt dịch đầu tiên mang lại hy vọng và mô h́nh học tập cho nhiều nước vẫn đang gặp khủng hoảng.

Quan chức nhiều quốc gia đang đau đầu suy tính thời gian duy tŕ phong tỏa để kiềm chế dịch bệnh mà không dẫn tới suy thoái kinh tế. Nhiều nước phương Tây cũng đang áp dụng các biện pháp của Trung Quốc như đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng và chăm sóc y tế, cũng như cắt giảm thuế để kích thích đầu tư.

"Tôi nghĩ phần lớn các nước sẽ áp dụng những chính sách kích thích kinh tế", David Dollar, nhà nghiên cứu tại Viện Brookings của Mỹ, cho hay, đồng thời cảnh báo mô h́nh Trung Quốc khó áp dụng triệt để ở phương Tây.

Trung Quốc sở hữu hàng loạt tập đoàn quốc doanh và có thể huy động công nhân để thực thi lệnh cách ly, trong khi mạng lưới cơ sở hạ tầng nhà nước lớn hơn rất nhiều so với các nước phát triển trên thế giới và có thể trở thành động lực thúc đẩy kinh tế quan trọng.

"Bắc Kinh đang mở lại nhiều dự án lớn dùng ngân sách nhà nước, trong khi kinh tế tư nhân chiếm vai tṛ quan trọng hơn ở phương Tây", Xiaobo Lu, giáo sư khoa học chính trị ở Đại học Columbia, nhận xét.

"Thử thách ở phương Tây sẽ là khuyến khích người dân đến nhà hàng, rạp chiếu phim và các sự kiện thể thao để kích cầu tiêu dùng, thay v́ đưa người lao động trở lại nhà máy. Thử thách này rất khác với Trung Quốc và phụ thuộc hoàn toàn vào người tiêu dùng", phó giáo sư Shih nêu quan điểm.

sunshine1104
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 03-26-2020
Reputation: 24142


Profile:
Join Date: Feb 2015
Posts: 67,978
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	kte.jpg
Views:	0
Size:	116.7 KB
ID:	1552862  
sunshine1104_is_offline
Thanks: 4
Thanked 3,678 Times in 3,223 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 19 Post(s)
Rep Power: 78 sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 11:34.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08593 seconds with 15 queries