Châu Âu ngày càng lạnh nhạt với Trung Quốc - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Arrow Châu Âu ngày càng lạnh nhạt với Trung Quốc
Nhiều quốc gia châu Âu đang bắt đầu "tách rời" Trung Quốc khỏi nền kinh tế của họ, khi lo ngại Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng địa chính trị.

Nhiều chính phủ từ Baltic tới biển Adriatic gần đây đă hủy các cuộc gọi thầu công khai mà những công ty Trung Quốc định sẵn phần thắng hoặc thúc đẩy lệnh cấm công ty Trung Quốc đầu tư hay kư hợp đồng làm ăn trên lănh thổ của họ.

Sự thay đổi được thúc đẩy bởi lo ngại về an ninh quốc gia và thất vọng về chất lượng công việc của nhà thầu Trung Quốc, theo các quan chức liên quan tới quyết định. Một số dự án bị hủy nằm trong sáng kiến cơ sở hạ tầng toàn cầu Vành đai và Con đường của Bắc Kinh, dự án khiến một số quốc gia tham gia thất vọng.


Chủ tịch Tập Cận B́nh tại Berlin, Đức tháng 3/2014. Ảnh: AFP.

Sự thay đổi chủ yếu nằm ở các nước châu Âu nhỏ, làm gia tăng căng thẳng trong Liên minh châu Âu (EU), khi các nước lớn vẫn ủng hộ duy tŕ quan hệ làm ăn với Trung Quốc.

Romania và Lithuania đang thực hiện nhiều biện pháp để loại các công ty Trung Quốc khỏi một số chi tiêu công. Họ cũng có nhiều động thái nhắm tới mục tiêu cụ thể hơn. Giới chức Slovenia, Croatia, Cộng ḥa Czech và Romania đă đ́nh chỉ các cuộc gọi thầu công khai liên quan tới công ty Trung Quốc với các dự án nhà máy điện hạt nhân, đường cao tốc, đường sắt, máy quét an ninh và cảng container. Hy Lạp đang tranh luận liệu có cho phép công ty tàu Trung Quốc tăng cổ phần tại cảng lớn nhất của quốc gia này hay không.

Trung Quốc đă đánh giá thấp "yếu tố Nga", theo Andreea Brinza, phó chủ tịch Viện nghiên cứu châu Á - Thái B́nh Dương ở Bucharest, Romania. Các quốc gia châu Âu bị chi phối bởi Moskva suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh từ lâu đă có nhiều lo ngại chiến lược. Khi hầu hết họ phải dựa vào đảm bảo an ninh của Mỹ, họ cũng muốn cho thấy họ đứng về phía nào trong các tranh chấp thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.

"Chúng tôi chỉ đơn giản tôn trọng các lựa chọn chiến lược của ḿnh, gồm mối quan hệ đối tác với Mỹ, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và mối quan hệ thành viên của EU", Phó thủ tướng Romania Dan Barna nói về " thái độ lạnh nhạt" gần đây với Trung Quốc.

Chính phủ Romania hồi đầu tháng này nói rằng sẽ siết chặt quy định mua sắm công và cấm công ty Trung Quốc, sau khi ngăn Bắc Kinh tham gia vào kế hoạch triển khai 5G của nước này và tu sửa một nhà máy điện hạt nhân vào năm ngoái.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Bucharest và Văn pḥng Thương mại Trung Quốc ở Romania chưa trả lời b́nh luận về thông tin này.

Chính phủ Lithuania hôm 17/2 cấm nhà sản xuất máy quét an ninh Trung Quốc Nuctech Co. cung cấp thiết bị cho hai sân bay của quốc gia này, khi cho rằng một thỏa thuận được đề xuất "không phù hợp với lợi ích an ninh quốc gia". Nuctech, công ty bị Washington liệt vào danh sách thực thể Trung Quốc bị cấm giao dịch với công ty Mỹ hồi tháng 12 năm ngoái, đă thắng cuộc gọi thầu một năm trước do Lithuanian Airports thực hiện.

Nuctech cho biết đang cân nhắc phản ứng và có thể bao gồm hành động pháp lư. "Quyết định này không chỉ mang động cơ chính trị mà c̣n bóp méo sự cạnh tranh trên thị trường thiết bị an ninh, gây thiệt hại cho những người nộp thuế của Lithuania", một người phát ngôn của Nuctech nói.

Canada năm ngoái cũng từ bỏ kế hoạch mua máy quét an ninh của Nuctech cho các đại sứ quán, sau những tranh căi về thỏa thuận được thông báo. Na Uy, Croatia và một cơ quan của EU vài tháng gần đây cũng bắt đầu ngừng gọi thầu máy quét an ninh liên quan tới Nuctech, dù không bên nào công khai tuyên bố hủy thỏa thuận do lo ngại về an ninh như Lithuania.

"Chúng tôi đang lựa chọn các thị trường công nghệ phương Tây, thay v́ Trung Quốc", Laurynas Kasciunas, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về an ninh quốc gia và quốc pḥng thuộc nghị viện Lithuanian, cơ quan giám sát đánh giá an ninh quốc gia và khuyến nghị cấm sản phẩm của Nutech, nói.

Tuy nhiên, những thay đổi chính sách này vẫn chiếm thiểu số và hoạt động của doanh nghiệp Trung Quốc vẫn diễn ra khắp EU. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào khối đă giảm sau khi đạt đỉnh năm 2016, do những hạn chế mới của châu Âu và những biện pháp kiểm soát của Bắc Kinh về ḍng chảy tài chính. Tuy nhiên, số lượng công ty Trung Quốc, chủ yếu do nhà nước sở hữu, giành được hợp đồng mua bán với đối tác châu Âu, vẫn tăng mạnh gần đây.

EU năm ngoái đă ban hành hướng dẫn loại trừ nhà thầu bên ngoài khối đưa ra mức giá thấp bất thường và tiến hành nghiên cứu về tác động của trợ cấp nước ngoài ở châu Âu, bao gồm mua sắm công và thua mua công ty. Quy định mới của EU, trong đó các thành viên phải đánh giá đầu tư nước ngoài với rủi ro an ninh quốc gia, chính thức có hiệu lực vào tháng 10 năm ngoái. Nhiều quốc gia EU cũng đưa ra các quy định dựa trên thực tế quốc gia.

Thái độ cảnh giác với công ty Trung Quốc đă gia tăng ở phần lớn các khu vực tại Đông và Nam Âu, ngay cả khi Đức và Pháp, hai nền kinh tế lớn nhất khối, thúc đẩy quan hệ kinh tế với Bắc Kinh. Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi tháng 12 năm ngoái đă thúc giục EU đạt thỏa thuận đầu tư sơ bộ với Trung Quốc mà đă được đàm phán từ năm 2013.

Thỏa thuận đă vấp phản đối từ Ba Lan và khiến Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan kêu gọi tham vấn xuyên Đại Tây Dương về Trung Quốc từ trước khi nhậm chức. Thỏa thuận đầu tư vẫn được yêu cầu phê duyệt chính thức, dù có thể chỉ có hiệu lực vào năm tới và vấp phải sự phản đối ngày càng tăng của các nhà lập pháp EU.

Trung và Đông Âu đă trở thành mục tiêu chính của nhà thầu Trung Quốc mong muốn kiếm lợi từ nhu cầu cơ sở hạ tầng lớn của khu vực. Họ thường đưa ra giá thấp hơn rất nhiều đối thủ châu Âu để thắng thầu. Tuy nhiên, nhiều dự án sau đó đă không được hoàn thành.

"Chúng tôi đang rút ra những bài học cho chính ḿnh", Barna nói về quyết định cấm phần lớn nhà thầu Trung Quốc. "Chúng tôi đă t́m hiểu lư do một số dự án không thể hoàn thành và phát hiện các nhà thầu này không đáp ứng tiêu chuẩn hoặc không có khả năng hoàn thành dự án".

Nỗ lực vận động hành lang được gọi là sáng kiến Mạng lưới Sạch của chính quyền Donald Trump năm ngoái đă khiến một số nước EU tăng cường các tiêu chí về an ninh và soạn thảo luật cấm hoặc hạn chế công ty Trung Quốc, gồm Huawei, tham gia vào công nghệ 5G của họ. Huawei tháng 9 năm ngoái khiếu nại với giới chức EU rằng luật 5G của Romania và Ba Lan, bị chi phối vởi Mỹ, có thể vi phạm luật cạnh tranh của EU.

Trong một động thái khác cho thấy Trung Âu ngày càng tăng cảnh giác với Trung Quốc, 6 lănh đạo châu Âu đă tỏ ra lạnh nhạt với Chủ tịch Tập Cận B́nh khi ông tổ chức hội nghị trực tuyến đầu tháng này. Bắc Kinh đă tổ chức sự kiện trực tuyến này với nhóm gọi là 17+1, trong đó gồm các nước châu Âu và Trung Quốc. Estonia, Latvia, Lithuania, Romania, Bulgaria và Slovenia đă cử các bộ trưởng tham dự, bất chấp Bắc Kinh gia tăng áp lực về việc phải có lănh đạo cấp cao hơn tham gia. Một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng cuộc họp đă "được tổ chức thành công với lănh đạo các nước".

Nỗ lực quảng bá về nhóm này của Bắc Kinh đă khiến nhiều quan chức EU phẫn nộ, khi họ xem Trung Quốc cố t́nh chia rẽ khối và lôi kéo các nước Balkan vào "quỹ đạo" của họ.

sunshine1104
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 02-25-2021
Reputation: 24238


Profile:
Join Date: Feb 2015
Posts: 68,530
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	tq.jpg
Views:	0
Size:	155.1 KB
ID:	1746346  
sunshine1104_is_offline
Thanks: 4
Thanked 3,692 Times in 3,237 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 19 Post(s)
Rep Power: 79 sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 03:16.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07586 seconds with 15 queries