Washington muốn mở rộng lệnh cấm các thiết bị điện tử lớn trong hành lư xách tay trên các chuyến bay đến từ châu Âu. Tuy nhiên tại cuộc họp tại Brussels (Bỉ), giới chức Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) quyết định gác lại lệnh cấm thiết bị điện tử lớn trên các chuyến bay từ châu Âu và sẽ t́m biện pháp khác thực tế hơn.

Kiểm tra hành lư hành khách tại sân bay Quốc tế JFK ởNew York, Mỹ, ngày 17-5 - Ảnh: Reuters
Lệnh cấm đă được áp dụng tại các sân bay lớn của 8 nước, hầu hết là nước Hồi giáo, do lo ngại khủng bố có thể gài bom vào các thiết bị điện tử.
Hăng tin AP dẫn lời một quan chức tham gia cuộc họp cho biết lệnh cấm tạm thời bị gác lại. Tuy nhiên hai bên cùng chia sẻ chi tiết về các tiêu chuẩn an ninh.
Họ cũng nhất trí sẽ tiếp tục gặp vào tuần sau “để đánh giá kỹ hơn các rủi ro và các giải pháp để bảo vệ hành khách hàng không trong khi vẫn đảm bảo sự vận hành của Du lịch hàng không toàn cầu”.
Hăng tin Reuters cho biết bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ John Kelly đang cân nhắc các biện pháp tiếp theo.
Trước đó, thông tin cấm thiết bị điện tử lớn trên các chuyến bay từ châu Âu đến Mỹ khiến ngành hàng không một phen hốt hoảng.
Ngoài tổn thất nặng nề cho các hăng hàng không, Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) mới đây ước tính hành khác cũng sẽ tổn thất hơn một tỉ USD do giảm năng suất làm việc, tốn nhiều thời gian hơn và tốn phí thuê thiết bị trên máy bay…
Hiện có khoảng 400 chuyến bay mỗi ngày từ châu Âu đến bắc Mỹ và ngược lại, chở hơn 65 triệu hành khách mỗi năm, trong đó nhiều doanh nhân phải tranh thủ làm việc trên các chuyến bay.
Theo IATA, thay v́ cấm các thiết bị, các chính phủ có thể áp dụng biện pháp tăng cường an ninh, kiểm tra hành lư xách tay.
Trong khi đó, ông Steve Landells - chuyên gia về an toàn hàng không thuộc Hiệp hội phi công Anh - cảnh báo việc đưa các thiết bị điện tử vào hành lư kư gửi c̣n nguy hiểm hơn so với việc đem theo lên máy bay.
“Trong trường hợp những thiết bị này phát hoả do bị hỏng hay đoản mạch, nếu sự việc xảy ra trong cabin th́ sẽ được phát hiện sớm hơn và cho phép phi hành đoàn phản ứng nhanh hơn” - ông Landells giải thích.
Therealtz © VietBF