Một nhà văn gốc Việt từ trần - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Viet Oversea|Tin Hải Ngoại


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Một nhà văn gốc Việt từ trần
Đó là Nhà văn Nguyễn Thị Vinh. Bà đă từ trần tại Na Uy. Bà hưởng thọ 97 tuổi.

Vừa nhận được tin từ bà Kim Anh con gái nhà văn Nguyễn Thị Vinh, nhân vật cuối cùng của Tự Lực Văn Đoàn vừa qua đời ngày 8/1/2020 tại Na Uy, xin thành thật chia buồn cùng bà Kim Anh và gia đ́nh.

Dưới đây là bài phỏng vấn nhà văn Nguyễn Thị Vinh do Mặc Lâm thực hiện năm 2017, xin chia sẽ cùng các bạn tham khảo.



Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Vinh, 1 trong ba thành viên cuối cùng của Tự Lực Văn Đoàn

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA

Từ năm 1932 đến năm 1945, Tự Lực Văn Đoàn chiếm một vị trí ưu thế tuyệt đối trên văn đàn Việt Nam và đă ảnh hưởng sâu sắc đến giới thanh niên và trí thức Việt lúc bấy giờ.

Năm 1933 Tự Lực Văn Đ̣an chính thức thành lập gồm có: Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khái Hưng (Trần Khánh Giư), Hoàng Đạo ( Nguyễn Tường Long), Thạch Lam ( Nguyễn Tường Lân), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ), về sau thêm Xuân Diệu, Trần Tiêu, và c̣n một số nhà văn cộng tác chặt chẽ với văn đoàn này là: Trọng Lang, Huy Cận, Thanh Tịnh, Đoàn Phú Tứ…

Bà Nguyễn Thị Vinh là một trong ba thành viên cuối cùng của Tự Lực Văn Đ̣an. Bà Nguyễn Thị Vinh sinh năm 1924 tại Hà Nội. Quê nội: làng Thịnh Đức thượng Hà Đông. Quê ngoại: làng Vân Hoàng, Hà Đông. Đă xuất bản nhiều tác phẩm tiêu biểu, gồm truyện ngắn, truyện dài, thơ và tùy bút…

Trước năm 1975 bà giữ chức Chủ bút và Chủ nhiệm hai tạp chí văn nghệ: Tân Phong và Đông Phương. Bà cũng là thành viên của Hội đồng Giám khảo Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc VNCH. Hiện đang tỵ nạn chính trị tại Na Uy, Bà tiếp tục hoạt động văn học trong vai tṛ Chủ nhiệm tạp chí văn nghệ Hương Xa. Và là thành viên trong nhóm chủ biên nhà xuất bản Anh Em.

Sau đây là phần nói chuyện của chúng tôi với bà:

Mặc Lâm: Thưa bà, xin bà cho biết cơ duyên nào đưa tới việc bà gia nhập Tự Lực Văn Đoàn?

Bà Nguyễn Thị Vinh: Ba thành viên lớp sau (hay đúng hơn, phải gọi là ba thành viên dự bị) của Tự lực Văn đoàn, gồm nhà văn Duy Lam, nhà văn Tường Hùng và tôi đều do nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam lựa chọn, tại Sài G̣n vào khoảng đầu thập niên 1950.

Ba thành viên lớp sau (hay đúng hơn, phải gọi là ba thành viên dự bị) của Tự lực Văn đoàn, gồm nhà văn Duy Lam, nhà văn Tường Hùng và tôi đều do nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam lựa chọn, tại Sài G̣n vào khoảng đầu thập niên 1950.

Văn bản với bút tích của nhà văn Nhất Linh hiện do tác giả Nguyễn Tường Thiết, con trai út của nhà văn Nhất Linh lưu giữ. Trước đó, trong một bài thơ mang tên Tự Lực, Nhất Linh viết vào lúc 2 giờ sáng Mùng Một Tết năm Quư Tỵ, nhằm ngày 14 tháng 2 năm 1953, ông đă ghi:

Tự Lực vườn văn mới trội tên Bỗng dưng thời thế đảo huyên thiên Thương dăm lá cũ vừa rơi xuống Mừng mấy mầm tươi vụt nhú lên Mạch cũ, nhựa non rồn rập chảy Vườn xưa, hoa mới điểm tô thêm Người qua, sách mọt, đời thay đổi Tự Lực, danh chung, tiếng vẫn truyền.

Mặc Lâm: Xin cho biết về tác phẩm đầu tay của bà cũng như tác phẩm mới đây nhất.

Bà Nguyễn Thị Vinh: Hai Chị Em, Truyện ngắn, NXB Phượng Giang, Việt Nam Sài G̣n 1953. Cỏ Bồng Ĺa Gốc, Tuỳ bút /Tâm cảm, NXB Anh Em, Hoa Kỳ San José 2005.



Mặc Lâm: Tự Lực Văn Đoàn đă được lịch sử xác nhận là một tổ chức có ảnh hưởng rất lớn đối với thanh niên và trí thức trong một khoảng thời gian dài. Xin bà cho biết chi tiết hơn về vấn đề này.



Bà Nguyễn Thị Vinh: Tự lực Văn đoàn gây ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài đối với đa số thanh niên nam, nữ thị dân theo Tây học và Chữ Quốc Ngữ, từ Bắc tới Nam, về các mặt tư tưởng, văn hóa, xă hội..

a/ Trước hết phải kể tới Tinh thần Tự lực từ cá nhân, gia đ́nh cho tới xă hội. Không có Tinh thần Tự lực th́ quốc gia không thể giành được nền độc lập toàn vẹn, đúng nghĩa.

Tự lực Văn đoàn gây ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài đối với đa số thanh niên nam, nữ thị dân theo Tây học và Chữ Quốc Ngữ, từ Bắc tới Nam, về các mặt tư tưởng, văn hóa, xă hội..

b/ Giữ ǵn truyền thống mỹ tục. Đả phá mọi hủ tục.

c/ Nêu cao tinh thần Khoa học Thực nghiệm. Bài trừ thói mê tín dị đoan.

d/ Chống nạn mù chữ. Phổ biến và nghệ thuật hóa việc dùng Chữ Quốc Ngữ.

e/ Hướng đến một cuộc cách mạng, tạm gọi là “Cách mạng Tư sản”, trên nền tảng Chủ nghĩa Tam Dân: “Dân tộc Độc lập, Dân quyền Tự do, Dân sinh Hạnh Phúc.”

Cho nên từ “ngôi nhà ánh sáng”, tới chiếc “áo dài LeMur”, “thơ Mới”, “tiểu thuyết luận đề”, “đảng Hưng Việt”, đến báo chí “Phong Hóa”, “Ngày Nay” và “Văn Hóa Ngày Nay”… Tranh khôi hài “Lư Toét, Xă Xệ”… đă làm nên tính cách Tự lực Văn đoàn, một văn đoàn v́ Quốc gia Dân tộc.



Mặc Lâm: Những thành viên cuối cùng hiện c̣n sống ngày nay gồm những ai, có ai trong số họ vẫn c̣n theo đuổi văn chương nghệ thuật không?

Bà Nguyễn Thị Vinh: Hai nhà văn Duy Lam và Tường Hùng vẫn sáng tác, sinh hoạt văn nghệ. Phần tôi, hoạt động văn nghệ không nhân danh Tự lực Văn đoàn. V́ tự nghĩ: Tự lực Văn đoàn đă làm xong nhiệm vụ lịch sử kể từ sau sự tuẫn tiết của nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam.

Tôi biết ơn Tự lực Văn đoàn. Nhưng mọi vấn đề của nhà văn ngày hôm nay, đầu thế kỷ 21, đă khác với đầu thế kỷ 20. Chỉ c̣n Tinh thần Tự lực là măi măi nguyên vẹn cho cả nhà văn lẫn người đọc Việt Nam.

Mặc Lâm: Theo bà thành tựu lớn nhất của Tự Lực Văn Đoàn là ǵ? Điều ǵ c̣n đọng lại đến ngày nay rơ rệt nhất?

Bà Nguyễn Thị Vinh: Văn học Nghệ thuật chuyên chở t́nh Yêu Nước, Thương Dân, với phương châm: “Muốn Cánh sinh phải Tự lực từ cá nhân, gia đ́nh và xă hội, đặc biệt là nâng cao tŕnh độ dân trí.”

Văn học Nghệ thuật chuyên chở t́nh Yêu Nước, Thương Dân, với phương châm: “Muốn Cánh sinh phải Tự lực từ cá nhân, gia đ́nh và xă hội, đặc biệt là nâng cao tŕnh độ dân trí.”

Quốc thể muốn tự lực, dân trí phải nâng cao. Muốn dân trí nâng cao phải có Tự do Tư tưởng, Tự do Ngôn luận. Làm giàu và làm đẹp thêm cho Tiếng Việt.

Mặc Lâm: Bà nghĩ thế nào khi trong nước cho in lại hầu như toàn bộ những tác phẩm của Tự Lực Văn Đ̣an? Có phải đây là một dấu hiệu tích cực của nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực đổi mới?

Bà Nguyễn Thị Vinh: Tôi xin phép được thêm vào hai chữ “cộng sản” trong cụm từ “nhà nước Việt Nam”, để cho rơ là “nhà nước cộng sản Việt Nam”. Để thấy rơ ràng, rằng “đổi mới của họ chính là trở về với cái cũ”. Tôi chỉ thấy dấu hiệu tích cực khi nào họ trở về với Tinh thần Tự lực.

Nâng cao Dân trí bằng cách Tự do Tư tưởng. Thời thực dân Pháp kiểm duyệt báo chí, văn hóa phẩm rất khắc nghiệt mà nhà xuất bản Đời Nay, báo Phong Hóa và Ngày Nay của Tự lực Văn đoàn vẫn thuộc quyền tư nhân. Vẫn được nói xa, nói gần tới Tự do, Dân chủ.

Ở Hoa Kỳ, người dân không có cái lối mừng v́ đảng Cộng Ḥa đổi mới, thí dụ thế, mà hễ đảng Cộng Ḥa không làm lợi cho dân, cho nước, hoặc không phù hợp với đa số ư dân, người ta sẽ bàu cho đảng Dân Chủ, như tin thời sự hiện nay. Tŕnh độ dân trí phải thật sự cao mới làm được điều hết sức giản dị như thế. Đó là văn minh. Đó là dân quyền. Đó là nhân bản.

Mặc Lâm: Với kinh nghiệm của một người cầm bút hơn nửa thế kỷ, bà nhận thấy nền văn học Việt Nam hiện nay cần nhất điều ǵ để có thể theo kịp nền văn học thế giới?

Bà Nguyễn Thị Vinh: Ít nhất chúng ta cũng phải nh́n nhận một số nét căn bản của nền văn học ở nhiều quốc gia tiến bộ mà chúng ta gọi là “Văn học Thế giới”. Thí dụ: Không kiểm duyệt. Nhà văn được tự do sáng tác, ấn hành, xuất bản và phát hành… Văn học có thể tương quan với chính trị, nhưng tuyệt đối không bị bó buộc phải phục vụ chính trị, giáo điều.

Văn học Việt Nam, trong nước, c̣n bị kiểm duyệt, kiểm soát tư tưởng một cách thô bạo. Tự điều này đă là một câu trả lời rồi!

Mặc Lâm: Bà có nhận định ǵ về đóng góp của những ng̣i viết hải ngoại? liệu có đủ lực lượng để h́nh thành một ḍng văn học khác song song với ḍng văn học trong nước?

Hiện nay, nhiều bản thảo của một số nhà văn ở trong nước, không được phép in ở trong nước, hiện đang được xuất bản ở Hải Ngoại, cũng góp phần quan trọng, làm nên một “ḍng văn học khác, song song với ḍng văn học trong nước”.

Bà Nguyễn Thị Vinh: Theo thiển ư, Việt Nam chỉ có một ḍng văn học, dù nhà văn Việt Nam sống ở trong hay ngoài đất nước. Vấn đề là tác giả nào, tác phẩm ra làm sao. Thí dụ, bản thảo truyện dài Xóm Cầu Mới của nhà văn Nhất Linh, viết tại Hồng-kông năm 1949; xuất bản tại Sài G̣n trước năm 1975; mới đây tái bản tại Hoa Kỳ… Vậy, Xóm Cầu Mới thuộc ḍng văn học nào?

C̣n những người viết ở Hải ngoại? Chắc chắn đa số đă viết khác với phần đông những người ở trong nước, bởi nhân sinh quan và bối cảnh tinh thần cũng như vật chất không giống nhau. Nên, bạn Mặc Lâm cũng có lư, họ đă h́nh thành một “ḍng văn học khác với trong nước”.

Hiện nay, nhiều bản thảo của một số nhà văn ở trong nước, không được phép in ở trong nước, hiện đang được xuất bản ở Hải Ngoại, cũng góp phần quan trọng, làm nên một “ḍng văn học khác, song song với ḍng văn học trong nước”.

Mặc Lâm: Bà đă áp dụng “Tinh thần Tự lực” như thế nào trong sinh hoạt văn nghệ tại Na Uy, nơi có quá ít người Việt?

Bà Nguyễn Thị Vinh: Độc giả ít. Ấn phí ở châu Âu, nhất là ở Bắc Âu rất cao. Cước phí bưu điện cũng nặng nề không thua ǵ tiền in. Giá tiền gửi một cuốn sách từ Oslo, Na Uy tới Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản thường cao hơn cả giá in.

Ở đây chỉ sách viết bằng chữ Na Uy mới có thể được cơ quan văn hóa tài trợ. Việt ngữ th́ không. Vậy mà nhà xuất bản Anh Em của chúng tôi, 20 năm qua, vẫn sinh hoạt khá đều đặn, nếu không nhờ “Tinh thần Tự lực” của nhiều độc giả, văn nghệ sĩ, quư cơ quan truyền thông và của chúng tôi th́ biết trông cậy vào đâu?

Mặc Lâm: Xin cám ơn thời giờ quư báu của bà.

VietBF@ sưu tầm.

PinaColada
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 01-15-2020
Reputation: 35341


Profile:
Join Date: Oct 2013
Posts: 101,104
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	341.jpg
Views:	0
Size:	88.0 KB
ID:	1514815   Click image for larger version

Name:	342.jpg
Views:	0
Size:	67.3 KB
ID:	1514816  
PinaColada_is_offline
Thanks: 9
Thanked 7,205 Times in 6,383 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 16 Post(s)
Rep Power: 113 PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
The Following User Says Thank You to PinaColada For This Useful Post:
trungthu (01-15-2020)
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 05:23.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09314 seconds with 12 queries