Cả nước Mỹ lẫn du học sinh quốc tế đều bị gây hại bởi chỉ thị visa mới này - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2020


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Cả nước Mỹ lẫn du học sinh quốc tế đều bị gây hại bởi chỉ thị visa mới này
Chỉ thị visa mới sẽ gây hại cho cả nước Mỹ lẫn du học sinh quốc tế. Với chính sách thị thưc mới này đem lại cho sinh viên quốc tế đang học tập trên đất Mỹ một tương lai đầy bất ổn, chính nó cũng khiến Mỹ trở thành điểm đến giáo dục kém hấp dẫn hơn.

Trong một thông báo hôm 6/7, Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) cho biết sinh viên quốc tế sẽ không được ở lại Mỹ nếu chỉ tham gia các khoá học trực tuyến vào kỳ học mùa thu năm nay. Những sinh viên này có nguy cơ bị trục xuất nếu không chuyển sang h́nh thức học trực tiếp.

Theo lời b́nh của The New York Times, chính sách mới là một động thái chính trị, buộc hệ thống giáo dục phải mở cửa trở lại trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Đối với cộng đồng sinh viên quốc tế, quyết định của ICE sẽ phá vỡ cuộc sống hiện tại và mang đến một tương lai đầy bất ổn.

Đánh mất sự đa dạng
Viện Chính sách Di cư cho biết chính sách thị thực mới của Mỹ có thể sẽ gây ảnh hưởng tới 1,2 triệu sinh viên quốc tế thuộc 8.700 cơ sở đào tạo trên toàn quốc. Hơn một nửa trong số đó, tương đương với khoảng 600.000 sinh viên, đến từ Trung Quốc và Ấn Độ.



Chính sách mới buộc hệ thống giáo dục phải mở cửa trở lại trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Ảnh: Bloomberg.
Hàng trăm ngh́n người đă kư thỉnh nguyện thư để yêu cầu chính phủ cân nhắc quyết định trên, đồng thời kêu gọi các trường đại học đứng ra bảo vệ sinh viên quốc tế. Một số tổ chức giáo dục cũng phải điều chỉnh chương tŕnh giảng dạy để mở lớp trong kỳ học mùa thu năm nay.

Với mục tiêu ngăn chặn chính sách mới, Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts đă kiện chính quyền Trump lên toà án liên bang, cáo buộc động thái chính trị này gây tổn hại cho lĩnh vực giáo dục. Nhiều trường đại học và cao đẳng khác cũng cố gắng trấn an sinh viên song nỗi lo sợ vẫn c̣n đó.

Macarena Gonzalez đang hoàn thành chương tŕnh tiến sĩ ngành sinh lư học ứng dụng tại Đại học Delaware. “Người Mỹ không muốn chúng tôi ở đây và chính quyền Trump đang làm rơ điều này theo nhiều cách. Đáng lẽ tôi không nên đến đây”, Gonzalez chia sẻ.

Cũng theo nghiên cứu sinh người Tây Ban Nha, chính sách thị thực mới khiến Mỹ đánh mất bản sắc đa dạng, vốn là điểm nổi bật trong lĩnh vực giáo dục của nước này.

Tiến thoái lưỡng nan
Đối với nhiều sinh viên quốc tế, Mỹ là “thiên đường của sự tự do”. Ifat Gazia sinh ra và lớn lên tại vùng Kashmir của Ấn Độ. Cô đi du học Mỹ từ tháng 8/2019, cũng là thời điểm chính phủ Ấn Độ phong toả quyền truy cập Internet của Kashmir với mục đích ḱm kẹp lănh thổ đang bị tranh chấp này.

Dịch vụ Internet 2G đă được nối lại từ hồi đầu năm song người dân vẫn không thể gọi điện qua Skype. Ở Mỹ, Ifat Gazia không liên lạc được với cha mẹ trong suốt nhiều tháng. “Tôi từng cảm thấy may mắn khi đến Mỹ. Giờ đây, chính sách mới làm tôi vỡ mộng”.

Trong thời gian học thạc sĩ hay tiến sĩ, nhiều sinh viên quốc tế c̣n lập gia đ́nh và sinh con tại Mỹ. Khi chính sách thị thực có hiệu lực, những gia đ́nh đa sắc tộc này sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải.

Đến từ Cộng hoà Trinidad và Tobago, nghiên cứu sinh Naette Lee đang theo học chương tŕnh tiến sĩ tại Đại học Maryland. Cô đă lấy chồng người Bỉ và có một đứa con mang quốc tịch Mỹ.

Chính sách mới có thể khiến Lee bị trục xuất khỏi Mỹ song gia đ́nh nhỏ của cô chưa t́m ra điểm đến nào khả thi. Hiện các nước châu Âu, bao gồm Bỉ, đang cấm du khách mang quốc tịch Mỹ c̣n Cộng hoà Trinidad và Tobago không cho người nước ngoài nhập cảnh.

Mỹ không c̣n là lựa chọn hàng đầu
Một nghiên cứu sinh khác tại Mỹ, Kanal Singh, cũng lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Singh không thể bay về quê hương Ấn Độ v́ nước này đă đóng cửa biên giới từ tháng 3 để chống dịch.

Với Singh, việc lấy bằng tốt nghiệp cũng trở nên khó khăn hơn khi Mỹ áp dụng chính sách thị thực mới: “Nếu biết trước điều này, tôi đă không đăng kư học tại Mỹ. Tôi sẽ đi học ở Australia hoặc Anh”.

Lo ngại về tương lai bất ổn, nhiều gia đ́nh quyết định gạt bỏ Mỹ ra khỏi kế hoạch học tập của con cái. Ông Andres Jaime, 48 tuổi, cho con trai nghỉ học tại Học viện Âm nhạc Berklee ở Boston để quay về Colombia.

“Khi có dịch, chương tŕnh giảng dạy chuyển sang h́nh thức trực tuyến th́ học phí nên được giảm”, yêu cầu này của ông Jaime từng bị nhà trường từ chối. Đến khi ICE công bố chính sách thị thực mới, ông Jaime quả quyết cho con trở về nhà.

Không được chào đón ở Mỹ, sinh viên quốc tế sẽ cân nhắc các lựa chọn giáo dục khác. Andy Mao, một sinh viên người Trung của Đại học New York, cho biết: “Tôi sẽ tham khảo việc học thạc sĩ ở các trường tại Canada và Singapore. Tôi vẫn thích Mỹ song mọi chuyện đang trở nên khó khăn hơn”.

Đa số các trường cao đẳng và đại học ở Mỹ đều chưa công bố kế hoạch cho học kỳ mùa thu. Song một vài trường, bao gồm Đại học Hawaii, đă thông báo giảng dạy toàn bộ chương tŕnh học trên nền tảng trực tuyến.

Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) cho biết hơn 1 triệu du học sinh tại Mỹ chiếm 5,5% tổng số sinh viên bậc đại học trong năm học 2018-2019. Năm 2018, du học sinh đóng góp 44,7 tỉ USD cho nền kinh tế Mỹ, tiếp tục là nguồn thu chính của nhiều cơ sở giáo dục sau đại dịch Covid-19.

VietBF@ sưu tầm.

PinaColada
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 07-10-2020
Reputation: 35303


Profile:
Join Date: Oct 2013
Posts: 101,044
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	241.jpg
Views:	0
Size:	169.6 KB
ID:	1615845  
PinaColada is_online_now
Thanks: 9
Thanked 7,203 Times in 6,381 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 16 Post(s)
Rep Power: 113 PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
 
User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 08:25.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07810 seconds with 12 queries