Theo như Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ muốn đàm phán riêng với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin về chấm dứt chiến tranh Ukraina khi cảnh báo về nguy cơ Châu Âu không chỉ bị loại khỏi cuộc đàm phán chấm dứt chiến sự ở Ukraina, mà c̣n cảnh báo về nguy cơ sâu xa hơn, khi Donald Trump và Vladimir Putin sẽ sớm họp ở Ả Rập Xê Út trong những ngày tới để bàn về Ukraina mà không có các đồng minh NATO tại Châu Âu tham dự.

Ảnh tư liệu : Tổng thống Mỹ Donald Trump và đồng nhiệm Nga Vladimir Putin tại hội nghị G20 ở Hamburg, Đức ngày 07/07/2017. AP - Evan Vucci
Hội nghị An ninh Munich kết thúc vào hôm nay 16/02/2025 với mối lo ngại ở khắp Châu Âu, do Hoa Kỳ chỉ muốn đàm phán với Nga về Ukraina mà không có các đồng minh NATO tại Châu Âu tham dự.
Các báo Anh và Ba Lan nhắc lại Hội nghị Yalta cũng vào tháng 2 nhưng của năm 1945, khi các đại cường thắng trận Mỹ và Anh đồng ư để Liên Xô của Stalin giữ trọn phần Đông Âu sau Thế Chiến II.
Viết trên báo Anh, đại tướng lục quân đă nghỉ hưu của Anh, Sir Richard Shirreff cảnh báo về nguy cơ Châu Âu không chỉ bị loại khỏi cuộc đàm phán chấm dứt chiến sự ở Ukraina, mà c̣n cảnh báo về nguy cơ sâu xa hơn, khi tổng thống Mỹ Donald Trump và đồng nhiệm Nga Vladimir Putin sẽ sớm họp ở Ả Rập Xê Út trong những ngày tới để bàn về Ukraina. Theo ông, sau Ukraina, chiến lược của Nga sẽ là tiếp tục “leo thang đe dọa an ninh châu Âu” và đáng tiếc là Châu Âu không kịp chuẩn bị cho những bước đi đó.
Báo chí Ba Lan không chỉ nhắc lại sự kiện ở Munich tuần này, mà họ gọi là Yalta lần 2, khi Nga có quyền quyết định về tương lai châu Âu không có mặt Nato và EU, mà c̣n nhắc tới nhu cầu khởi động điều 85 Hiến pháp Ba Lan về tổng động viên.
Tướng Ba Lan Tomasz Piotrowski nói với một kênh thảo luận (Uklad Otwarty) rằng bài học Ukraina bị Nga tấn công 3 năm trước cho thấy Ba Lan cần khoảng 400 ngh́n quân sẵn sàng trực chiến, điều mà nước này hiện chưa có. Tuy ông cho rằng trong 1 năm nữa Nga có thể chưa đánh Ba Lan bằng quân sự, mà chỉ tấn công mạng, gây sức ép chính trị, kinh tế, nhưng không ai dám chắc t́nh h́nh sẽ ra sao 2-3 năm nữa.
Xin nhắc lại một số vấn đề khiến các nước chủ chốt trong NATO ở Châu Âu gồm Anh, Pháp, Đức và Ba Lan lo ngại. Thứ nhất, các phát biểu của phó tổng thống Mỹ JD Vance chỉ trích Châu Âu về tự do ngôn luận, và công khai ủng hộ xu thế cực hữu ở Đức và Anh, khiến các lănh đạo Liên Hiệp Châu Âu và Anh bị choáng. Ông Vance thậm chí không nói ǵ về Ukraina trong bài diễn văn ở Hội nghị An ninh Munich. Trước đó, bộ trưởng Quốc Pḥng Mỹ Pete Hegseth thẳng thừng nói Ukraina sẽ không được vào khối NATO, không được đ̣i lại lănh thổ đă để mất vào tay Nga, trong khi đây lại là hai chính sách các nước Châu Âu theo đuổi.
Nhưng gây chấn động nhất phải kể đến tuyên bố của cựu tướng Mỹ Keith Kellogg, nhà đàm phán về Ukraina của tổng thống Trump, cho rằng Châu Âu sẽ không có chỗ bên bàn đàm phán về Ukraina, mà đúng ra là về sự định h́nh an ninh Châu Âu.
Trước nguy cơ không chỉ Ukraina bị mất thế chủ động trong ḥa đàm, mà các đồng minh Châu Âu của Hoa Kỳ trong NATO cũng bị loại ra ngoài, Pháp nhanh chóng mời lănh đạo Anh, Ba Lan và Đức tới họp gấp ngày 17/02 để bàn cách ứng phó.
Dù chưa rơ Châu Âu có đạt được ǵ không, viễn cảnh châu lục này đang bị loại ra khỏi cuộc chơi địa chính trị quan trọng, bất chấp đóng góp trên 60% của họ cho số viện trợ Ukraina nhận được để chống cự lại Nga 3 năm qua, đang gây thất vọng và lo ngại sâu sắc, từ Luân Đôn qua Paris, Berlin tới thủ đô của Ba Lan.