Các nguồn khoáng sản quan trọng đă ở trong tâm trí của ông Trump kể từ ít nhất là năm 2017. C̣n dưới thời Tổng thống Joe Biden, Mỹ và Ukraine từng tiến sát một thỏa thuận khoáng sản.

Trung Quốc thống trị các khoáng sản quan trọng và Tổng thống Trump đă chuyển sang các chiến thuật gây áp lực cao để có được chúng. Trong ảnh, các container hàng hóa Trung Quốc tại cảng Long Beach, bang California, Mỹ.
Mối quan tâm mạnh mẽ của Tổng thống Trump đối với các khoáng sản của Ukraine có vẻ xuất phát từ sự bất ngờ. Ông đă cử Bộ trưởng Tài chính của ḿnh đến Kiev trong tháng này để đàm phán với nhà lănh đạo Ukraine, sau đó bắt đầu tăng cường áp lực công khai. "Tôi muốn bảo vệ đất hiếm", ông nói.
Nhưng trên thực tế, các nguồn khoáng sản quan trọng đă ở trong tâm trí của ông Trump kể từ ít nhất là năm 2017, khi ông kư một sắc lệnh hành pháp về chúng trong nhiệm kỳ đầu tiên của ḿnh. Chúng cũng đă thu hút sự chú ư của Tổng thống Joe Biden.
Và những b́nh luận gần đây của ông Trump về tài nguyên của Ukraine không phải là lần đầu tiên trong nhiệm kỳ mới của ḿnh ông đề cập đến việc tiếp quản các mỏ khoáng sản của một quốc gia.
Tổng thống Mỹ đă nói về việc mua lại các khoáng sản ở Greenland và Canada. Việc có được tài sản khoáng sản ở nước ngoài đă trở thành mục tiêu chính sách đối ngoại cốt lơi của ông Trump. Hôm 25/2, sau gần hai tuần đàm phán khó khăn, các quan chức Ukraine và Mỹ cho biết họ đă đạt được thỏa thuận về khuôn khổ chia sẻ doanh thu từ các khoáng sản quan trọng của Ukraine.
Cuộc t́m kiếm khoáng sản gần một thập kỷ
Trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc, việc t́m kiếm các khoáng sản quan trọng đă trở nên quan trọng đối với Mỹ trong gần một thập kỷ qua.
Tổng thống Biden, trong chuyến công du nước ngoài cuối cùng của nhiệm kỳ, đă đến thăm một tuyến đường sắt do Mỹ hỗ trợ ở Angola. Tuyến đường sắt này sẽ giúp vận chuyển các khoáng sản quan trọng từ miền Trung Châu Phi đến bờ biển để xuất khẩu.
Trước đó, các quan chức Bộ Ngoại giao trong chính quyền của ông Biden đă thành lập một nhóm các quốc gia đồng minh để thảo luận về việc tạo ra hoặc củng cố các chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng bên ngoài Trung Quốc. Và họ đă thành lập một diễn đàn liên kết để các quốc gia giàu khoáng sản có thể trao đổi với các quốc gia khách hàng tiềm năng và các công ty nước ngoài về việc phát triển các mỏ và nhà máy chế biến.
Ukraine, Greenland và Canada đều tham gia vào diễn đàn đó. Trên thực tế, Ukraine và Mỹ đă tiến gần đến việc kư một thỏa thuận vào mùa thu năm ngoái, thời Tổng thống Biden, trong đó Ukraine hứa sẽ thông báo trước cho Washington về các dự án tiềm năng, cho phép các công ty Mỹ hoặc các quốc gia đồng minh có đủ thời gian để đấu thầu hợp đồng. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho Ukraine về lập bản đồ và soạn thảo các quy định.
Đó không phải là cách tiếp cận của Tổng thống Trump.
Tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Ukraine, Zelensky đă tŕnh bày một "kế hoạch chiến thắng" trong cuộc xung đột với Nga trước các chính phủ đồng minh cũng như cho ứng cử viên Tổng thống Mỹ Trump, trong đó có đề xuất quan hệ đối tác về các khoáng sản quan trọng.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong một email gửi cho các phóng viên vào thời điểm đó, ông Fernandez đă lên lịch kư một biên bản ghi nhớ vào tháng 10 năm ngoái với phó thủ tướng Ukraine, Yulia Svyrydenko. Nhưng vào ngày 29/10/2024, ngày dự kiến kư kết, bà Svyrydenko đă không xuất hiện ở Washington. Sau đó, bà Svyrydenko được cho là sẽ kư thỏa thuận tại một hội nghị tái thiết Ukraine ở Warsaw (Ba Lan) vào 13/11, nhưng một lần nữa bà lại không xuất hiện.
Ngay sau đó, ông Trump đă thắng cử và các quan chức Ukraine nói với các nhà ngoại giao Mỹ rằng họ muốn đợi để kư một thỏa thuận với chính quyền mới.
Cuối cùng, sau những tuần chính quyền Tổng thống Trump gây áp lực, Kiev đă đồng ư sẽ kư với Mỹ thỏa thuận khoáng sản vào ngày 28/2, cho phép hai nước cùng nhau khai thác các mỏ đất hiếm và khoáng sản quan trọng của Ukraine.
Cuộc chạy đua kiểm soát khoáng sản toàn cầu
"Nhiều quốc gia coi tài nguyên thiên nhiên của họ là trọng tâm đối với chủ quyền quốc gia và tiềm năng phát triển kinh tế", Abigail Hunter, Giám đốc điều hành Trung tâm Chiến lược Khoáng sản quan trọng tại SAFE, một nhóm nghiên cứu an ninh năng lượng, cho biết. "Điều này khiến các cuộc đàm phán về khoáng sản quan trọng trở nên cực kỳ nhạy cảm, với các chính phủ cảnh giác với sự kiểm soát hoặc khai thác của nước ngoài".
Trung Quốc đă nỗ lực trong nhiều năm để phát triển sự thống trị toàn cầu trong việc khai thác và chế biến các khoáng sản quan trọng. Trong khi đó, Mỹ phải nhập khẩu một lượng lớn các khoáng sản quan trọng để sử dụng cho mục đích thương mại và quân sự.
Một báo cáo được công bố trong tháng này từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế lưu ư rằng Mỹ nhập khẩu từ 50 đến 100% mỗi loại trong số 41/50 loại khoáng sản quan trọng được Cục Khảo sát Địa chất Mỹ liệt kê. C̣n Trung Quốc là nước sản xuất hàng đầu đối với 29 loại khoáng sản trong số đó. Ngoài ra, báo cáo cho biết, Trung Quốc hiện tinh chế từ 40 – 90% nguồn cung cấp các nguyên tố đất hiếm, than ch́, lithium, coban và đồng của toàn cầu.
Từ năm 2017, Tổng thống Trump đă kư sắc lệnh hành pháp nhằm mục đích "đảm bảo nguồn cung cấp khoáng sản quan trọng an toàn và đáng tin cậy".
Một số nhà lănh đạo nước ngoài đă cố gắng tận dụng chính sách này của Mỹ. Tổng thống Afghanistan khi đó, Ashraf Ghani, đă quảng bá tài sản khoáng sản của đất nước ḿnh với ông Trump để tổng thống Mỹ duy tŕ quân đội ở lại quốc gia này. Nhưng nỗ lực của ông Ghani đă thất bại.
Tuy vậy, khoáng sản vẫn nằm trong tâm trí của ông Trump.
Vào tháng 9/2020, ông đă kư một sắc lệnh hành pháp thúc đẩy các cơ quan giải quyết t́nh trạng "phụ thuộc quá mức" của đất nước vào "các đối thủ nước ngoài" đối với các khoáng sản quan trọng, cụ thể là Trung Quốc.
Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu trong đại dịch COVID-19 đă làm gia tăng sự lo lắng trong chính phủ Mỹ. Ông Biden đă ban hành một sắc lệnh hành pháp vào đầu năm 2021, trong đó có yêu cầu bộ trưởng quốc pḥng xác định các rủi ro đối với ḍng khoáng sản quan trọng từ nước ngoài. Năm tiếp theo, Bộ Ngoại giao Mỹ thành lập Đối tác An ninh Khoáng sản - một nhóm gồm 15 quốc gia đang t́m cách mở rộng chuỗi cung ứng toàn cầu cho các khoáng sản quan trọng.
Năm ngoái, Bộ Ngoại giao Mỹ đă thành lập một diễn đàn liên kết với 15 quốc gia sản xuất, bao gồm Ukraine và Greenland, t́m kiếm các nhà đầu tư để giúp phát triển ngành công nghiệp của họ. Diễn đàn này đă tổ chức một cuộc họp vào tháng 11/2024 tại Nuuk, Greenland, nơi các công ty đă tŕnh bày 7 dự án tại quốc gia này cho khoảng 100 nhà đầu tư tiềm năng.
Chưa hết, trong chuyến thăm Cộng ḥa Dominicana tháng này, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đă nói về tiềm năng sử dụng khoáng sản đất hiếm của quốc gia này cho các hệ thống vũ khí và các công nghệ tiên tiến khác. "Có một đồng minh có quyền tiếp cận các nguyên tố này ở bán cầu này là rất tốt", ông Rubio nói, "Chúng tôi muốn giúp phát triển nguồn của cải này của Cộng ḥa Dominicana".
VietBF@sưu tập