HOME

24h

Shows

GOP

Phim Bộ

Phim-Online

News-Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 05-06-2012   #1
johnnydan9
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
johnnydan9's Avatar
 
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
Default Khi ‘‘Thần chết” ở ngay bên cạnh

Mặc dù các vụ án liên tiếp xảy ra, hung thủ là những người tâm thần không phải chịu trách nhiệm h́nh sự, nhưng vấn đề quản lư những “thần chết” này vẫn loay hoay như “gà mắc tóc”…


Người tâm thần gây án, đă và đang trở thành nỗi kinh hoàng, bức xúc và ám ảnh trong dư luận xă hội. Gần 50 % số người bệnh tâm thần của cả nước vẫn sống chung với cộng đồng, đe dọa đến sự an toàn xă hội.

Ảnh: Internet
54 % số người bệnh được quản lư
Chỉ một cú nhấp chuột, lập tức trong 0,34 giây, Google đă cho 19 triệu kết quả cho cụm từ “người tâm thần gây án”. Thực trạng cho thấy, có quá nhiều các vụ giết người do người tâm thần gây án. Người ta không c̣n thấy xa lạ với những câu chuyện cha con giết hại nhau, vợ giết chồng, hay anh em lấy mạng nhau do những người tâm thần gây ra. Đây là loại án không mới nhưng cho đến nay vẫn không giải quyết được, thậm chí không thể đề pḥng được. Không ai, kể cả các thầy thuốc có thể biết được bao giờ nhười bệnh tâm thần lên cơn hung dữ, bao giờ cái con người lúc nào cũng cười mủm mỉm hiền lành như cục đất kia lại đùng đùng cầm dao chém loạn xà ngầu, giết người không ghê tay. Vậy mà họ đang chung sống cùng chúng ta, chúng ta có thể gặp họ bất kỳ đâu trong xă hội, có thể dưới h́nh thức một người lang thang, đầu bù tóc rối bẩn thỉu, lại cũng có thể là một người ăn mặc lịch sự, nói năng nhỏ nhẹ… Phiền một nỗi có thể họ có tiền sử tâm thần, mà tiền sử này cũng chỉ gia đ́nh họ biết, nhưng cũng có thể họ chưa bao giờ đi khám bệnh tâm thần, và lần đầu tiên phát bệnh, có khi là đột ngột, họ đă cầm hung khí gây án.


Này 14-4 vừa qua, cả gia đ́nh chị Nguyễn Thị H (SN 1980, ở thôn Hoàng Dương, xă Mai Đ́nh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội), và hàng xóm chết lặng khi chồng chị H, là Nguyễn Văn Hưởng (SN 1970), có tiền sử bệnh tâm thần, từng được gia đ́nh đưa đi điều trị 9 tháng tại bệnh viện tâm thần Hà Nội vào năm 1997, đă ra tay bóp cổ hại chết con gái mới 12 ngày tuổi của chính anh ta.
Mới đây, dư luận cũng đă xôn xao về vụ chị Đặng Thị Ngát cùng hai con là Nguyễn Mạnh Dũng (SN 2007) và Nguyễn Phú Minh (SN 2009) ở Miêng Hạ, Ứng Ḥa bị giết chết trên giường ngủ ngày 21-9-2011. Kẻ đang tâm giết hại 3 mẹ con họ được nhanh chóng làm rơ, không phải ai khác chính là người chồng, người cha của các nạn nhân, Nguyễn Văn Mạnh, bệnh nhân tâm thần đang điều trị ngoại trú, đêm hôm đó trong một cơn hoang tưởng bị hại đă xuống tay giết hại vợ con.


Đó chỉ là một, hai trong vô số những vụ án đau ḷng do người tâm thần gây ra. Tuy nhiên, hiện nay cả nước mới chỉ có khoảng 54 % số người bệnh tâm thần được quản lư, điều trị. Số c̣n lại vẫn chưa được cách ly, tiềm ẩn những tai họa hết sức nguy hiểm cho cộng đồng.
Hiện nay, ở nước ta có khoảng 12 triệu người mắc và có dấu hiệu liên quan đến bệnh tâm thần. Khảo sát cho thấy khoảng 14,9 % dân số hay mắc phải 10 bệnh tâm thần thường gặp. Theo Bác sĩ La Đức Cương, giám đốc Bệnh viện tâm thần Trung ương, cả nước có khoảng 8.000 xă có thể quản lư điều trị người bệnh tại cộng đồng, c̣n 4.000 xă chưa quản lư được. Cụ thể, số bệnh nhân tâm thần cả nước khoảng 329.910 bệnh nhân, trong đó được quản lư là 177.357 bệnh nhân tức là mới chỉ có khoảng 54 % số bệnh nhân được quản lư, c̣n lại gần 150.000 người bệnh vẫn sống chung, tiềm ẩn nguy hiểm cho cộng đồng. Gọi là quản lư, nhưng người bệnh vẫn sống chung với gia đ́nh, cộng đồng, đến kỳ khám bệnh th́ lên trạm xá xă khám, lấy thuốc. Các gia đ́nh cũng không được huấn luyện, hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân và hoàn toàn không được hướng dẫn về các biện pháp đề pḥng bệnh nhân gây án. Nguy hiểm hơn là có một số không nhỏ bệnh nhân tâm thần hoặc trốn nhà hoặc gia đ́nh từ bỏ hiện sống lang thang, có thể gây án không chỉ v́ cơn bệnh mà cả nhu cầu sống như do đói khát, thèm muốn…


Quản lư bệnh nhân tâm thần kém, do đâu?
PGS. TS Trần Hữu B́nh, nguyên Viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần Quốc gia cho rằng: Một trong số những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc quản lư, điều trị người bệnh tâm thần thiếu hiệu quả đó là t́nh trạng thiếu cán bộ chuyên khoa. GS B́nh cho hay: Hầu hết các cơ sở xă, phường đều không có bác sĩ chuyên khoa tâm thần, các y bác sĩ khác th́ không có kiến thức chuyên môn. Năm 2011, cán bộ chuyên khoa trong cả nước là 4000 người, chỉ có 800 bác sĩ, tỷ lệ 1/100.000 dân. So với tỷ lệ trên thế giới (1 bác sĩ/30.000 dân) th́ rơ ràng Việt Nam cần có thêm 1.500 bác sĩ tâm thần. Và cũng chỉ mới có 15 cán sự tâm lư và chưa có cán sự xă hội. V́ thế, việc điều trị, chẩn đoán, chăm sóc tại cơ sở cũng rất hạn chế.
C̣n theo Bộ Y tế, một nguyên nhân nhức nhối khác là thiếu Bệnh viện và giường bệnh trầm trọng. Hiện cả nước mới chỉ có 33 bệnh viện tâm thần tại 30 tỉnh, thành phố. Tính riêng Hà Nội có 3 bệnh viện mà vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh thực tế. C̣n lại các tỉnh thành khác cũng có chuyên khoa tâm thần trong các bệnh viện đa khoa nhưng ở t́nh trạng thiếu cán bộ chuyên khoa. B́nh quân toàn quốc có 12 giường bệnh/100.000 dân cho bệnh nhân tâm thần. Nếu tính cả số giường bệnh dành cho bệnh nhân tâm thần đă được điều trị ổn định, cần duy tŕ quản lư tại các trung tâm của ngành lao động - thương binh và xă hội th́ tổng số có trên 19 giường/100.000 dân, trong khi yêu cầu tối thiểu phải có 30 giường bệnh/100.000 dân cho bệnh nhân tâm thần.


Mặt khác, ông La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương th́ cho rằng chính sách thu hút đối với cán bộ chuyên khoa tâm thần c̣n thấp. Thu nhập vài ba triệu đồng một tháng, lại phải làm việc vất vả, cường độ và áp lực công việc cao do thường xuyên tiếp xúc với những bệnh nhân tâm thần “nguy hiểm”, nên việc tuyển dụng bác sĩ vào các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tâm thần hàng năm là rất khó khăn, đặc biệt là ở tuyến tỉnh. Thực trạng “khát” bác sĩ tâm thần đang diễn ra phổ biến. Ông Cương nhận định, muốn nâng tỷ lệ bác sĩ tâm thần lên 2/100.000 dân với điều kiện hiện tại, đang thiếu khoảng 700 – 800 bác sĩ và nếu bù đắp th́ cần phải ít nhất 14 năm nữa mới đạt được chỉ tiêu này, v́ hiện tại mỗi năm mới đào tạo được khoảng 100 bác sĩ chuyên khoa, và như thế phải cần tới 8 năm, cộng với 6 năm đào tạo trong trường.
Cũng theo ông Cương, tâm thần là bệnh măn tính kéo dài, v́ thế hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân chưa thể nh́n thấy ngay. Những hiểu biết của cộng đồng xă hội về bệnh tâm thần đă được cải thiện nhưng c̣n nhiều hạn chế. Nhắc đến tâm thần, nhiều người c̣n hiểu sai, đồng nghĩa tâm thần với điên, tỏ thái độ kỳ thị, xa lánh. Ngay cả người nhà bệnh nhân cũng không có kiến thức về người bệnh và nhiều lúc c̣n sợ không dám đến gần, chưa quan tâm đúng mức đến người bệnh.


Điển h́nh là trường hợp của Hà Văn Pẩu. Cuối năm 2011, cả xă Đồng Giáp, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn đều ăn ngủ không yên trong nỗi hoang mang bởi kẻ tâm thần từng giết hại và ăn thịt trẻ con năm 2008 là Hà Văn Pẩu được khỏi bệnh trả về “tái nhập cộng đồng”. Mặc dù sau 3 năm điều trị cho Hà Văn Pẩu, Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương cho rằng bệnh t́nh của Pẩu đă ổn định. Nhưng khi đề nghị người nhà tiếp nhận, cả hai người anh em của Pẩu lại chối đây đẩy v́ lư do họ lam lũ cả ngày ngoài đồng ruộng, không thể trông giữ anh.
Gia đ́nh từ chối, dân làng hoang mang, lo sợ “thần chết” trở về, cuối cùng giải pháp tạm thời là chính quyền phối hợp với gia đ́nh đưa Pẩu... trả lại bệnh viện. Tuy nhiên, Bệnh viện Tâm thần lại gặp vấn đề không biết lấy kinh phí ở đâu để nuôi và tiếp tục điều trị bệnh cho anh Pẩu. Phải bàn măi, cuối cùng UBND tỉnh can thiệp, anh Pẩu mới được đưa trở lại bênh viện. Sự lo lắng của nhân dân trước các bệnh nhân tâm thần là dễ hiểu. Không có bác sĩ tâm thần nào dám khẳng định bệnh nhân tâm thần đă khỏi bệnh hẳn. Trên thực tế bệnh nhân tâm thần thường chỉ khỏi bệnh một thời gian và sau đó lại tái phát, vấn đề ở chỗ không ai biết bao giờ bệnh tái phát và mức độ bệnh, hoặc t́nh trạng bệnh như thế nào. Và nếu bệnh nhân tâm thần phát bệnh cũng chưa thể đưa bệnh nhân vào các cơ sở chữa bệnh bắt buộc được bởi những vấn đề về pháp lư.


Nh́n nhận vấn đề này dưới góc độ pháp luật, một luật sư của Văn pḥng luật sư Phạm Hồng Hải và cộng sự bày tỏ quan điểm: “Tháng 7-2011, Chính phủ đă ban hành Nghị định 64/2011/NĐ-CP về việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần. Tuy nhiên, việc chữa bệnh bắt buộc này chỉ được áp dụng từ giai đoạn điều tra theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tức là khi đă có hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật h́nh sự. Mà người tâm thần th́ có tới 99% là không phải chịu trách nhiệm h́nh sự. Ngoài ra, không thấy văn bản pháp luật nào khác quy định người nào, cơ quan nào... có trách nhiệm đưa người mắc bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh điều trị, cơ sở khám chữa bệnh phải tiếp nhận người mắc bệnh hay cơ quan có thẩm quyền bắt buộc người mắc bệnh tâm thần phải điều trị để ngăn ngừa người mắc bệnh tâm thần có hành vi gây nguy hiểm cho xă hội. Nói một cách khác là vấn đề trách nhiệm xă hội ở đây c̣n hời hợt, chưa sâu sát, hiệu quả”. Nghĩa là chỉ khi nào người tâm thần gây án, các cơ quan bảo vệ pháp luật mới có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Như vậy bệnh nhân tâm thần mặc dù nguy cơ gây án cao nhưng cũng chưa có các biện pháp pḥng ngừa cụ thể và hiệu quả. Rơ ràng cần sớm có công cụ pháp lư để điều chỉnh các hoạt động đối với bệnh nhân tâm thần nhằm ngăn ngừa các thảm họa do họ gây ra.


Ngoài các nhóm nguyên nhân trên, vấn đề quản lư người tâm thần nói chung, người tâm thần gây án nói riêng c̣n gặp không ít khó khăn trong việc sàng lọc, xét duyệt diện đối tượng bệnh nhân tâm thần theo các quy định của Chương tŕnh mục tiêu quốc gia pḥng chống bệnh tâm thần. Nguyên nhân chính v́ có nhiều gia đ́nh hám lợi trước mức trợ cấp hàng tháng của Nhà nước, t́m mọi cách biến con em ḿnh chưa rơ có bị tâm thần hay không trở thành “con bệnh trên giấy tờ”. Ông Trần Quốc Quảng - cán bộ xă Nông Trường, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) cho biết: “Hiện nay, toàn xă Nông Trường có 158 người bị bệnh tâm thần xin xác nhận để hưởng trợ cấp tiền hàng tháng theo NĐ 67/CP và NĐ 13/CP. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 83 hồ sơ được UBND huyện duyệt để hưởng trợ cấp. Số hồ sơ chưa được xét duyệt đang chờ cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu do có nghi ngờ tính xác thực của hồ sơ bệnh nhân tâm thần mới phát sinh.”


Những giải pháp cần thiết
Để giải quyết được vấn đề về người tâm thần, theo PGS.TS Trần Văn Cường, phó chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam cho rằng, cần phải hiểu đúng đắn về bệnh tâm thần.
Theo đó, có hơn 300 loại rối loạn tâm thần với những mức độ khác nhau. Có loại rối loạn đến mức không kiểm soát được hành vi trong tất cả thời gian sống, có loại chỉ rối loạn nhân cách ở một vài mặt trong đời sống. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, tác giả cuốn “Bệnh tâm thần” đă kể một chuyện có thật ở một trường trung học tỉnh Phú Thọ về một trường hợp mắc bệnh tâm thần dạng thái đa nhân cách. Có một thầy giáo dạy Toán rất giỏi. Học sinh của thầy thường được đi thi học sinh giỏi các cấp. Bỗng nhiên một hôm đang dạy hoc, thầy xin lỗi học sinh, ra đứng ở ngay hàng hiên lớp học, vạch quần tiểu tiện ngay trước mắt học sinh trong lớp. Tiểu tiện xong thầy vào dạy b́nh thường, thao thao bất tuyệt, không có dấu hiệu rối loạn tư duy. Ba tháng sau thầy phải đi bệnh viện tâm thần v́ thầy thích cả... đại tiện trên giường. Lại có một chuyện, một ông họa sĩ tờ báo nọ ở Hà Nội nuôi một mẹ già 80 tuổi. Không hiểu tại sao bà cụ già suốt ngày ra ṿi nước rửa tay, rửa suốt ngày. Bực ḿnh ông cấm bà cụ ra ṿi nước. Không ngờ có một đêm nghe bà cụ hét lên, ông chạy bổ xuống bếp thấy bà già đang cầm dao cố chặt tay ḿnh. Th́ ra bà cụ mắc một dạng tâm thần phân liệt, dạng hoang tưởng bị bẩn.


Có hai nguyên nhân gây ra các rối loạn tâm thần. Một là do tổn thương năo và các tổ chức thần kinh Trung ương do tai nạn, nhiễm trùng thần kinh (viêm năo, giang mai thần kinh...), nhiễm độc thần kinh: nghiện rượu, ma tuư, nhiễm độc thực phẩm, nhiễm độc hóa chất công nghiệp, nông nghiệp… Nguyên nhân thứ hai khiến bệnh phát sinh do các nguyên nhân tâm lư: áp lực công việc, trầm cảm, môi trường càng ô nhiễm, tiếng ồn càng nhiều, cuộc sống càng căng thẳng th́ bệnh càng tăng. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến trạng thái tâm thần sa sút, người bệnh trở thành mối nguy hiểm, gánh nặng cho gia đ́nh và xă hội. V́ thế, theo ông Cường, Nhà nước cần xây dựng thêm các bệnh viện tâm thần, đầu tư đào tạo, thu hút thêm đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Đồng thời phía các gia đ́nh bệnh nhân cũng cần có sự hiểu biết đúng đắn về căn bệnh này, không kỳ thị, xa lánh bệnh nhân mà quan tâm, theo dơi sát sao hơn, phối hợp cùng các cơ sở y tế để tránh các hậu quả đáng tiếc.


Bác sĩ La Đức Cương cho rằng: Nên xây dựng Luật sức khỏe tâm thần. Và cần phải thay đổi môi trường sống cải thiện theo hướng tích cực. V́ cứ đà áp lực cuộc sống tăng lên chóng mặt, nhất là stress đang là thảm họa đối với đời sống hiện đại, dự đoán năm 2020, có tới 20% dân số nước ta mắc các bệnh lư về tâm thần là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo ư kiến của vị luật sư nọ, việc cần làm ngay là lấp đầy kẽ hở pháp lư. Cần có công cụ để giám sát, chăm sóc bệnh nhân tâm thần, pḥng ngừa bệnh nhân tâm thần gây án. Theo vị này, tuy người tâm thần không phải chịu trách nhiệm h́nh sự, nhưng cần phải xem xét đến trách nhiệm của gia đ́nh và xă hội. Đồng thời phải quy trách nhiệm liên đới nếu các cơ sở y tế khám chữa bệnh tâm thần, không đáp ứng quy định phải có số giường bệnh tối thiểu và từ chối tiếp nhận người bệnh, cơ sở khám chữa bệnh đó phải có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại do người mắc bệnh gây ra.


Thêm một kiến nghị nữa, cần sớm tăng cường công tác truyền thông trong chương tŕnh pḥng chống bệnh tâm thần. Không chỉ tuyên truyền về các biện pháp chăm sóc bệnh nhân, hạn chế nguy hiểm do bệnh nhân gây ra, mà c̣n phải tuyên truyền để mỗi người tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của ḿnh.
Xin nhắc lại định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức y tế thế giới: Sức khỏe là trạng thái tốt nhất về thể chất và tâm thần của con người.
johnnydan9_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	310667442_tamthan_3ef45.jpg
Views:	9
Size:	117.6 KB
ID:	378907  
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

VN News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 19:53.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10625 seconds with 12 queries