
Một đơn vị quân đội VN diễn hành nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long ngày 10 tháng 10, 2010 ở Hà Nội. (H́nh: AFP/Getty Ima
'Không thể chấp nhận quan điểm “quốc gia hóa quân đội” mà “lại càng phải coi trọng, giữ vững và tăng cường sự lănh đạo của Đảng đối với quân đội.”
Đây là lời hô hào của ông Trung Tướng PGS-TS Nguyễn Tiến B́nh, giám đốc Học Viện Quân Y thuộc Bộ Quốc Pḥng VN trên tờ Quân Đội Nhân Dân ngày 23 tháng 12, 2012 vừa qua.
Nội dung bài viết nhằm đả kích lại những kêu gọi tách quân đội ra khỏi đảng CSVN v́ trái với cách tổ chức của chế độ độc tài tại Hà Nội, quân đội là lực lượng vơ trang bảo vệ đất nước, không phải công cụ cho một phe nhóm đảng phái dùng làm tay sai thao túng độc quyền thống trị.
Đây là một bài trong những bài thường xuyên xuất hiện trên tờ Quân Đội Nhân Dân trong chủ đề “Làm thất bại chiến lược diễn biến ḥa b́nh,” không ngoài mục đích kềm giữ tinh thần của cán binh các cấp trước các phong trào dân chủ hóa đang diễn ra ở Tây Phi, Trung Đông, một thời gian dài sau khi để quốc đỏ Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.
Nhiều bài viết kêu gọi chiến binh cộng sản không tiếp tay cho công an đàn áp nhân dân nếu phong trào vận động dân chủ hóa đất nước h́nh thành.
Ngày 5 tháng 1, 2012 huyện đội huyện Tiên Lăng đă được điều động đến cưỡng chế khu đầm của gia đ́nh anh em ông Đoàn Văn Vươn ở Cống Rộc, xă Vinh Quang, bị một số cựu tướng lănh đả kích kịch liệt.
Để tránh tinh thần cán binh dao động, ông Nguyễn Tiến B́nh dọa “tách quân đội ra khỏi sự lănh đạo của Đảng Cộng Sản, làm cho quân đội mất định hướng chính trị, cơ chế lănh đạo, chỉ huy bị suy yếu, bị tha hóa biến chất và mất sức chiến đấu; đồng thời làm cho Đảng không nắm được quân đội, dẫn đến mất vai tṛ đảng cầm quyền, đưa đất nước lâm vào t́nh trạng mất ổn định và suy thoái.”
Quân đội ở 5 nước cộng sản c̣n sót lại trên thế giới sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 được kềm giữ chặt chẽ trong hệ thống đảng. Chính ủy là người quyền hành hơn cả tư lệnh hay chỉ huy trưởng.
Ông Nguyễn Tiến B́nh đă lấy cái gương tan ră của Liên Xô ra làm bài học để kêu gọi chống lại “diễn biến ḥa b́nh” khi dẫn lại cho thấy “Ngày 29 tháng 8, 1991, M. Goóc-ba-chốp ra lệnh giải tán các cơ quan chính trị và từ 1 tháng 9, 1991 chấm dứt mọi hoạt động của Đảng trong quân đội Liên Xô. Đó là nguyên nhân rất quan trọng dẫn tới sự sụp đổ và tan ră của Liên Bang Xô Viết vào cuối năm 1991. Mặc dù lúc đó quân đội Liên Xô c̣n 3.9 triệu quân thường trực, được trang bị rất hiện đại, vượt xa các nước cả về lực lượng chiến đấu thông thường và lực lượng hạt nhân chiến lược, nhưng do bị biến chất về chính trị nên mất sức chiến đấu, không thể bảo vệ được Tổ quốc XHCN.”
Ông này gọi những lời kêu gọi “quốc gia hóa quân đội” là quan điểm “rất hiểm độc” của “các thế lực thù địch, tập trung công kích thẳng vào một đặc trưng bản chất có ư nghĩa sống c̣n của quân đội kiểu mới.”
Ngày 16 tháng 12, 2012, trong loạt bài “làm thất bại chiến lược Diễn Biến Ḥa B́nh,” một ông tên PGS-TS Hà Nguyên Cát ở Học Viện Quốc Pḥng VN, đả kích những lời kêu gọi chế độ Hà Nội bỏ điều 4 Hiến Pháp.
Điều 4 Hiến Pháp VN dành độc quyền cai trị cho đảng CSVN nên tất cả những ai ở Việt Nam kêu gọi đa nguyên đa đảng, tự do dân chủ đều bị tù tội, khủng bố.
Thỉnh thoảng, người ta vẫn thấy giới lănh Hà Nội đả kích những thành phần đảng viên dao động, “suy thoái chính trị.”
Một bài viết khác của tờ Quân Đội Nhân Dân ngày 3 tháng 10, 2012 nh́n nhận “Sự suy thoái về tư tưởng chính trị diễn ra hằng ngày, hằng giờ trong từng nơi, từng lúc, với mức độ khác nhau. Một bộ phận nhỏ hay không nhỏ những đảng viên rất thiếu ư thức khi học tập, nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng.”
Rất có thể, tinh thần cán binh VN các cấp được cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn tin tức trong và ngoài nước đă buộc chế độ Hà Nội phải lên tiếng cảnh cáo thường xuyên.
Nguồn: Nguoiviet