PDA

View Full Version : Leo thang ở biển Đông, Trung Quốc khiến quốc tế lo ngại


vuitoichat
08-07-2012, 10:51
(ĐVO) Các hành động đơn phương ở Biển Đông gần đây của Trung Quốc khiến dư luận quốc tế e ngại.

Mỹ, Nhật cùng chỉ trích Trung Quốc

Gần đây, Trung Quốc liên tiếp có các hành động nhằm phô trương sức mạnh quân sự đối với các nước láng giềng có tranh chấp chủ quyền trên biển. Trước động thái này, trong Sách trắng quốc pḥng 2012 công bố ngày 31/7, Nhật Bản tuyên bố nước này hết sức lo ngại trước hành động gia tăng hiện diện hải quân trên Thái B́nh Dương và tăng cường xây dựng quân đội của Trung Quốc.

“Các hoạt động của hải quân Trung Quốc tiến vào Thái B́nh Dương đang trở thành thường xuyên”, Sách trắng quốc pḥng Nhật Bản 2012 viết. Nhật Bản cũng bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc “tự coi Biển Đông là của ḿnh” khi thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, bầu hội đồng nhân dân và quyết định cho quân đồn trú ở đây.

Đây là lần đầu tiên Nhật Bản dành tới hơn 20 trang trên tổng số 488 trang để nói về “mối lo ngại” Trung Quốc, kể từ khi nước này ra Sách trắng quốc pḥng năm 2008. Trước đó, Tokyo chỉ dùng từ “quan tâm” khi đề cập đến các hoạt động của quân đội Trung Quốc.

Nhật Bản và Trung Quốc cũng đang có những tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông. T́nh h́nh căng thẳng xung quanh tranh chấp giữa hai nước đối với quần đảo này đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Mới đây, các tàu ngư chính của Trung Quốc đă xâm phạm lănh hải Nhật Bản gần quần đảo Senkaku trong hai ngày liên tục.

http://media12.baodatviet.v n/2012/08/06/C137382_tns%20my%204 50.jpg
Nghị quyết mang số hiệu S.Res.524 do thượng nghị sĩ John Kerry và một số thượng nghị sĩ Mỹ giới thiệu, lên án các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: Guardian.

Trong khi đó, sáng 3/8 theo giờ Việt Nam, Thượng viện Mỹ đă chính thức thông qua Nghị quyết mang số hiệu S.Res.524 về t́nh h́nh Biển Đông nhằm thể hiện phản ứng trước những động thái mới đây của Trung Quốc. Nghị quyết này gồm cả 3 điểm với nội dung lên án các hành động đơn phương gần đây của Trung Quốc.

Sau khi liệt kê một loạt các hành động gần đây của Trung Quốc như: nâng cấp quản lư Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng nước phụ cận lên thành phố cấp huyện; bổ nhiệm lănh đạo thành phố để kiểm soát hành chính đối với hơn 200 đảo, băi cát, đá ngầm và vùng nước 2 triệu km2; Quân ủy Trung ương Trung Quốc quyết định triển khai lính đồn trú tới khu vực này, bản Nghị quyết của Thượng viện Mỹ khẳng định những bước đi này trái với những nguyên tắc đă được thỏa thuận liên quan đến việc giải quyết tranh chấp và cản trở biện pháp ḥa b́nh giải quyền tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Thời gian gần đây, nhiều quan chức ngoại giao và quân sự của Mỹ cũng đă lên tiếng chỉ trích các hành động gây leo thang căng thẳng và nguy cơ xung đột quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông.

Cần kiềm chế

Một bài phân tích đăng trên Wall Street Journal của Mỹ viết Trung Quốc đang ngày càng “hung hăng” và Mỹ cần phải có động thái kiềm chế nhằm tạo niềm tin ở khu vực châu Á - Thái B́nh Dương.

“Hành động đồn trú và triển khai lực lượng quân sự vĩnh viễn của Bắc Kinh ở Biển Đông là một thách thức lớn đối với những bên đang t́m kiếm giải pháp ngoại giao… Đây là minh chứng phản bác lại những lập luận cho rằng sự phát triển quân sự của Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây là không mang tính đe dọa và đó chỉ là hành động tự nhiên của một cường quốc đang nổi lên”, bài báo phân tích.

Theo nhận định của bài báo này, bước đi đầu tiên mà Washington cần làm là đe dọa cắt đứt đối thoại quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc cho đến khi có được câu trả lời về quy mô của việc đồn trú này của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc tiếp tục gia tăng quy mô đơn vị đồn trú của ḿnh và tiếp tục hăm dọa các nước láng giềng, trong thời gian tới Mỹ cần cân nhắc hoăn cuộc Đối thoại Kinh tế và An ninh hàng năm. Tiếp đến, Washington cũng cần đưa ra một kế hoạch cụ thể nhằm cung cấp thông tin t́nh báo và viện trợ quân sự cho các quốc gia đang bị đe dọa bởi sự hiện diện quân sự của Trung Quốc.

http://media12.baodatviet.v n/2012/08/06/C137382_tau%20ca%20t q.jpg
Trung Quốc ngang ngược xua tàu cá đánh bắt trái phép ở Biển Đông.

Trong bài viết đăng trên website của Viện Nghiên cứu và phân tích quốc pḥng ở Ấn Độ hôm 30/7, nhà ngoại giao Ấn Độ RS. Kalha đă điểm lại chuỗi những hành động gây hấn gần đây của Trung Quốc, từ việc thành lập thành phố Tam Sa đến việc cử quân đồn trú tại đây, và chỉ ra rằng Trung Quốc sẽ cực kỳ khó khăn để có thể bảo đảm an ninh cho lực lượng đồn trú.

“Vẫn chưa quá muộn để Trung Quốc nhận ra hành động điên rồ của họ và rút khỏi những ḥn đảo không có người ở và t́m kiếm một giải pháp ḥa b́nh theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS)”, ông Kalha cảnh báo.

Trước đó, nhà nghiên cứu Michael Richardson, một học giả có uy tín thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cũng chỉ đích danh chính sách “ngoại giao pháo hạm” của Trung Quốc sau khi điểm lại các hoạt động gây hấn, bao gồm việc mời thầu thăm ḍ dầu khí phi pháp tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cử đội tàu cá có quy mô lớn bất thường đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam và đặt các tàu hải quân trong trạng thái ứng chiến ở biển Đông.

Ông Richardson khẳng định những hành động của Trung Quốc đă đi ngược lại với những cam kết của Bắc Kinh về việc không theo đuổi bá quyền và kêu gọi: “Điều mà biển Đông cần là một giai đoạn hạ nhiệt, trong đó các nước tranh chấp tránh đối đầu và cân nhắc cách giải quyết tranh chấp một cách ḥa b́nh, dựa theo luật pháp quốc tế”.

Duy Minh